Lang thang lại thấy tin quảng cáo này:
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/du-hoc/50791/du-hoc-nhat-ban-van-kiem-hon-20-trieu-dong-thang.html
trên tờ báo uy tín là Vietnam.net.
Với những người đã biết thì sẽ thành “Nói mãi! Khổ lắm!”. Tuy thế cũng xin có đôi dòng bổ sung cho quảng cáo trên đây.
Bài viết đã sử dụng nhiều kỹ xảo quảng cáo. Chỉ cho người đọc thấy cái lợi mà che đi tất cả những thứ bất lợi hay có khả năng gây ra những điều bất lợi. Xin đơn cử vài ý:
-Số tiền làm thêm được quy đổi ra tiền Việt để gây ra chú ý. Trong khi đó số tiền mà học viên phải đóng trong năm đầu thì ghi tiền Yên .
-Nhà trường chỉ nêu rằng “chỉ phải đóng học phí một năm đầu “ v.v… nhưng các khỏan như nhà cửa, bảo hiểm v.v.. không được đề cập đến.
-Chi tiết sau khi học xong học viên sẽ được “chọn” (chứ không phải là “thi”) cũng cần chú ý. “Chọn” nghe rất dễ dàng. Trong khi thực tế là phải thi. Và đã thi thì có đậu có rớt.
Ngoài ra có một số thực tế đáng suy nghĩ như sau:
-Thử so sánh số tiền sẽ phải đóng cho trường trong năm đầu và số tiền lương mà trường hứa (1000 yên/giờ) thì có lẽ gần bằng nhau. Như vậy vấn đề đặt ra là chi phí sinh họat lấy đâu ra? Học phí cho năm sau ai chịu?
-Mức lương tối thiểu của nhật
(http://www2.mhlw.go.jp/topics/seido/kijunkyoku/minimum/minimum-02.htm)
cũng chỉ giao động từ 650 đến 840 Yên/ giờ. Và nên nhớ đây là dành cho người Nhật. Vậy vấn đề đặt ra là công ty nào sẽ “ngây ngô" mà trả cho cho lưu học sinh (đa số chưa biết tiếng chưa có kinh nghiệm) lương 1000 yên/ giờ? Thực tế thì rất nhiều công ty tìm cách trả cho người nước ngòai mức lương thấp hơn mức tối thiểu đã nêu trên kia.
Cũng cần đề cập đến rằng quảng cáo trên kia cố tình lờ đi khả năng không kiếm được việc hay khả năng mất việc giữa chừng. (Có lẽ đối với nhà trường sau khi họ thu được học phí năm đầu là “hết trách nhiệm” chăng?). Trường hợp nay lưu học sinh sẽ phải bấu víu vào đâu?
Ngòai ra tại Nhật cũng không có cái gọi là “xuất khẩu lao động theo visa du học”. Về mặt luật pháp Nhật không chấp nhận lao động người nước ngòai cho các công việc thuần túy. Chỉ có chương trình tu nghiệp sinh và kỹ sư người nước ngòai.
Không biết tòa sọan báo đã đăng lên do không rành thông tin hay do muốn thu phí quảng cáo. Nhưng có lẽ những thông tin một chiều nhưng lại được các tờ báo chính thống đăng như thế này đã góp phần gây ra tình trạng nhiều người “bị lừa”.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/du-hoc/50791/du-hoc-nhat-ban-van-kiem-hon-20-trieu-dong-thang.html
trên tờ báo uy tín là Vietnam.net.
Với những người đã biết thì sẽ thành “Nói mãi! Khổ lắm!”. Tuy thế cũng xin có đôi dòng bổ sung cho quảng cáo trên đây.
Bài viết đã sử dụng nhiều kỹ xảo quảng cáo. Chỉ cho người đọc thấy cái lợi mà che đi tất cả những thứ bất lợi hay có khả năng gây ra những điều bất lợi. Xin đơn cử vài ý:
-Số tiền làm thêm được quy đổi ra tiền Việt để gây ra chú ý. Trong khi đó số tiền mà học viên phải đóng trong năm đầu thì ghi tiền Yên .
-Nhà trường chỉ nêu rằng “chỉ phải đóng học phí một năm đầu “ v.v… nhưng các khỏan như nhà cửa, bảo hiểm v.v.. không được đề cập đến.
-Chi tiết sau khi học xong học viên sẽ được “chọn” (chứ không phải là “thi”) cũng cần chú ý. “Chọn” nghe rất dễ dàng. Trong khi thực tế là phải thi. Và đã thi thì có đậu có rớt.
Ngoài ra có một số thực tế đáng suy nghĩ như sau:
-Thử so sánh số tiền sẽ phải đóng cho trường trong năm đầu và số tiền lương mà trường hứa (1000 yên/giờ) thì có lẽ gần bằng nhau. Như vậy vấn đề đặt ra là chi phí sinh họat lấy đâu ra? Học phí cho năm sau ai chịu?
-Mức lương tối thiểu của nhật
(http://www2.mhlw.go.jp/topics/seido/kijunkyoku/minimum/minimum-02.htm)
cũng chỉ giao động từ 650 đến 840 Yên/ giờ. Và nên nhớ đây là dành cho người Nhật. Vậy vấn đề đặt ra là công ty nào sẽ “ngây ngô" mà trả cho cho lưu học sinh (đa số chưa biết tiếng chưa có kinh nghiệm) lương 1000 yên/ giờ? Thực tế thì rất nhiều công ty tìm cách trả cho người nước ngòai mức lương thấp hơn mức tối thiểu đã nêu trên kia.
Cũng cần đề cập đến rằng quảng cáo trên kia cố tình lờ đi khả năng không kiếm được việc hay khả năng mất việc giữa chừng. (Có lẽ đối với nhà trường sau khi họ thu được học phí năm đầu là “hết trách nhiệm” chăng?). Trường hợp nay lưu học sinh sẽ phải bấu víu vào đâu?
Ngòai ra tại Nhật cũng không có cái gọi là “xuất khẩu lao động theo visa du học”. Về mặt luật pháp Nhật không chấp nhận lao động người nước ngòai cho các công việc thuần túy. Chỉ có chương trình tu nghiệp sinh và kỹ sư người nước ngòai.
Không biết tòa sọan báo đã đăng lên do không rành thông tin hay do muốn thu phí quảng cáo. Nhưng có lẽ những thông tin một chiều nhưng lại được các tờ báo chính thống đăng như thế này đã góp phần gây ra tình trạng nhiều người “bị lừa”.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có thể bạn sẽ thích