Chuyến đi thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sắp tới có một số điểm đáng chú ý. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Đây cũng là chuyến thăm của một nguyên thủ nước ngoài đến Nhật Bản đầu tiên kể từ khi ông Abe lên làm Thủ tướng vào cuối tháng trước. Đây cũng là những chuyến thăm rất có ý nghĩa đối với Việt Nam trước thềm gia nhập WTO - một trang mới trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập. Những đặc điểm của chuyến thăm này vì thế có ý nghĩa lớn trong việc phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam và Nhật Bản.
Quan hệ Nhật Bản và Việt Nam có một số điểm đáng lưu ý.
Thứ nhất, quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam có từ rất sớm. Ngay từ khi Việt Nam còn đang bị bao vây, cấm vận, Nhật Bản đã là một trong những nước đầu tiên có quan hệ với Việt Nam trong các lĩnh vực đầu tư trực tiếp (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thương mại, du lịch... Chính sự "mở đường" này đã góp phần "lôi kéo" nhiều nước khác quan hệ với Việt Nam, góp phần thúc đẩy Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, rồi trực tiếp quan hệ với Việt Nam, mở đường cho Việt Nam xuất khẩu tới 195 nước, vùng lãnh thổ cũng như nhập khẩu từ 206 nước và vùng lãnh thổ tính đến nay.
Thứ hai, Nhật Bản là đối tác lớn, toàn diện của Việt Nam. Là một đối tác lớn theo hai nghĩa. Trước hết, Nhật Bản là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn, có GDP lớn thứ hai thế giới (năm 2004 đạt 4.623,4 tỉ USD, lớn gấp trên 100 lần Việt Nam; GDP bình quân đầu người cao gấp 65,5 lần Việt Nam (36.234 USD so với 553 USD). Dự trữ quốc tế của Nhật Bản lớn nhất thế giới (năm 2004 không kể vàng đạt gần 834 tỉ USD). Trong nhiều năm, Nhật Bản có tốc độ tăng giá mang dấu âm và lãi suất gần như bằng 0. Nhờ có quy mô kinh tế lớn, nên Nhật Bản có quy mô xuất khẩu cao (năm 2004 đạt 565,7 tỉ USD, đứng thứ 2 châu Á và thứ 4 thế giới) và luôn luôn ở vị thế xuất siêu do xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (mức xuất siêu lớn thứ hai thế giới). Do có GDP bình quân đầu người, có tuổi thọ bình quân và các chỉ số phát triển giáo dục cao, nên chỉ số phát triển con người (HDI) của Nhật Bản lên đến 0,943, đứng thứ 11 thế giới. Nhật Bản là nước phát triển hàng đầu thế giới, nên quan hệ với Nhật Bản, Việt Nam có điều kiện quan hệ với công nghệ nguồn, với một thị trường có dung lượng lớn...
Là một đối tác lớn còn có nghĩa là Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Việt Nam về các mặt đầu tư, buôn bán, du lịch.
Tính từ năm 1988 đến hết tháng 9/2006, Nhật Bản có 786 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 7.389,8 triệu USD, đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ. Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không những lớn về số vốn đăng ký mới mà còn khá lớn về vốn bổ sung, chứng tỏ hiệu quả đầu tư cao; về trình độ kỹ thuật của thiết bị thuộc công nghệ nguồn; về tỷ lệ thực hiện so với đăng ký thuộc loại cao.
Nhật Bản cũng là nước có số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam; nhiều công trình hạ tầng cơ sở đã được xây dựng và nâng cấp từ nguồn vốn này.
Nhật Bản cũng là nước nhập khẩu hàng hóa thuộc loại lớn nhất của Việt Nam (năm 2005 đạt 4.411,2 triệu USD, đứng thứ 2 sau Mỹ). Nhật Bản cũng xuất khẩu lớn vào Việt Nam (năm 2005 là 4.093 triệu USD, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Singapore, Đài Loan). Tính chung, trong quan hệ buôn bán với Nhật Bản, Việt Nam ở vị thế xuất siêu (năm 2005 Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản 318,2 triệu USD).
Khách Nhật Bản đến Việt Nam khá đông, đứng thứ hai, thứ ba trong các nước và vùng lãnh thổ; chi tiêu của khách Nhật tại Việt Nam năm 2005 lên đến gần 430 triệu USD.
Chuyến đi thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì thế hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao quan hệ Việt Nam và Nhật Bản.
(tuổi trẻ online)
Quan hệ Nhật Bản và Việt Nam có một số điểm đáng lưu ý.
Thứ nhất, quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam có từ rất sớm. Ngay từ khi Việt Nam còn đang bị bao vây, cấm vận, Nhật Bản đã là một trong những nước đầu tiên có quan hệ với Việt Nam trong các lĩnh vực đầu tư trực tiếp (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thương mại, du lịch... Chính sự "mở đường" này đã góp phần "lôi kéo" nhiều nước khác quan hệ với Việt Nam, góp phần thúc đẩy Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, rồi trực tiếp quan hệ với Việt Nam, mở đường cho Việt Nam xuất khẩu tới 195 nước, vùng lãnh thổ cũng như nhập khẩu từ 206 nước và vùng lãnh thổ tính đến nay.
Thứ hai, Nhật Bản là đối tác lớn, toàn diện của Việt Nam. Là một đối tác lớn theo hai nghĩa. Trước hết, Nhật Bản là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn, có GDP lớn thứ hai thế giới (năm 2004 đạt 4.623,4 tỉ USD, lớn gấp trên 100 lần Việt Nam; GDP bình quân đầu người cao gấp 65,5 lần Việt Nam (36.234 USD so với 553 USD). Dự trữ quốc tế của Nhật Bản lớn nhất thế giới (năm 2004 không kể vàng đạt gần 834 tỉ USD). Trong nhiều năm, Nhật Bản có tốc độ tăng giá mang dấu âm và lãi suất gần như bằng 0. Nhờ có quy mô kinh tế lớn, nên Nhật Bản có quy mô xuất khẩu cao (năm 2004 đạt 565,7 tỉ USD, đứng thứ 2 châu Á và thứ 4 thế giới) và luôn luôn ở vị thế xuất siêu do xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (mức xuất siêu lớn thứ hai thế giới). Do có GDP bình quân đầu người, có tuổi thọ bình quân và các chỉ số phát triển giáo dục cao, nên chỉ số phát triển con người (HDI) của Nhật Bản lên đến 0,943, đứng thứ 11 thế giới. Nhật Bản là nước phát triển hàng đầu thế giới, nên quan hệ với Nhật Bản, Việt Nam có điều kiện quan hệ với công nghệ nguồn, với một thị trường có dung lượng lớn...
Là một đối tác lớn còn có nghĩa là Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Việt Nam về các mặt đầu tư, buôn bán, du lịch.
Tính từ năm 1988 đến hết tháng 9/2006, Nhật Bản có 786 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 7.389,8 triệu USD, đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ. Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không những lớn về số vốn đăng ký mới mà còn khá lớn về vốn bổ sung, chứng tỏ hiệu quả đầu tư cao; về trình độ kỹ thuật của thiết bị thuộc công nghệ nguồn; về tỷ lệ thực hiện so với đăng ký thuộc loại cao.
Nhật Bản cũng là nước có số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam; nhiều công trình hạ tầng cơ sở đã được xây dựng và nâng cấp từ nguồn vốn này.
Nhật Bản cũng là nước nhập khẩu hàng hóa thuộc loại lớn nhất của Việt Nam (năm 2005 đạt 4.411,2 triệu USD, đứng thứ 2 sau Mỹ). Nhật Bản cũng xuất khẩu lớn vào Việt Nam (năm 2005 là 4.093 triệu USD, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Singapore, Đài Loan). Tính chung, trong quan hệ buôn bán với Nhật Bản, Việt Nam ở vị thế xuất siêu (năm 2005 Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản 318,2 triệu USD).
Khách Nhật Bản đến Việt Nam khá đông, đứng thứ hai, thứ ba trong các nước và vùng lãnh thổ; chi tiêu của khách Nhật tại Việt Nam năm 2005 lên đến gần 430 triệu USD.
Chuyến đi thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì thế hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao quan hệ Việt Nam và Nhật Bản.
(tuổi trẻ online)
Có thể bạn sẽ thích