Phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

Phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới.

Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.

Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa “ohanami” (flower viewing party). Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào như phủ khắp đất nước Nhật Bản. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào.

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.

Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

+ Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

+ Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

+ Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.

Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.

+ Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.

Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp.

Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.

Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp.

Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.

Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.

Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu, trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.

Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.

Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.

Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Việt Báo
 
Bình luận (7)

khánh Linh

New Member
Ðề: Phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

người Nhật đung là rắc rối ha,mình nhớ hết các quy định ấy là xỉu mất,người Nhật lễ nghĩa lịch sự ghê,nước mình dc một phần thi tốt biết mấy bạn hen.
bạn mình coi phim thấy người ta chào buổi sáng là konnichiwa ko à,vậy có dc ko bạn?
 

hana_tửng

New Member
Ðề: Phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

Một số câu thông thường này:

Good morning: おはようございます。
Good day. こんにちは。
Good evening. こんばんは。
How do you do./Pleased to meet you. (lit. we've started) はじめまして。
Welcome. ようこそ。
Nice to meet you (lit. "Please be good (to me)") よろしくおねがいします。
Likewise (lit. "This side for sure (who should say so)") こちらこそ。
Thank you. ありがとうございます。
Thank you very much. どうも ありがとうございます。
You're welcome./Don't mention it./No problem. どういたしまして。
 

hana_tửng

New Member
Ðề: Phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

@khanhlinh: bạn đọc cái bên trên đó chắc cũng biết là có dùng đc ko rồi đúng ko nào:biggrin:
 

khánh Linh

New Member
Ðề: Phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

hana ơi nêu bạn viết tiếng Nhật bạn viết chữ romaji giúp Linh nha.máy tính của Linh chưa có font chữ Nhật,Mình cũng dốc máy tính nên cũng ko biết cài sao,cám ơn bạn nha.mình chưa học câu good đó ,bạn viết lại dùm mình nha.
 

kamikaze

Administrator
Ðề: Phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

Nên tách học tiếng và bài viết riêng ra nhé.
 

kiokio

New Member
Ðề: Phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới.

Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.

Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa “ohanami” (flower viewing party). Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào như phủ khắp đất nước Nhật Bản. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào.

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:


Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.


Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.


Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.

Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.

Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.

Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp.

Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.

Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp.

Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.

Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.

Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu, trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.

Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.

Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.

Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Những tỉnh nào có tỷ lệ đóng bảo hiểm hưu trí quốc gia cao nhất và thấp nhất ? Năm 2025, mức đóng hàng tháng sẽ là 17.510 yên...
Nhật Bản : Những tỉnh nào có tỷ lệ đóng bảo hiểm hưu trí quốc gia cao nhất và thấp nhất ? Năm 2025, mức đóng hàng tháng sẽ là 17.510 yên...
Mức đóng bảo hiểm hưu trí quốc gia năm 2025 sẽ là 17.510 yên/tháng. Mức tăng 530 yên so với năm trước. Đối với các cặp vợ chồng, mức đóng hàng tháng sẽ là 35.020 yên cho hai người. Có lẽ có nhiều...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cân nhắc bổ sung thêm ba lĩnh vực mới cho Hệ thống Kỹ năng Đặc định , đáp ứng tình trạng thiếu hụt lao động.
Nhật Bản : Cân nhắc bổ sung thêm ba lĩnh vực mới cho Hệ thống Kỹ năng Đặc định , đáp ứng tình trạng thiếu hụt lao động.
Liên quan đến Hệ thống Kỹ năng Đặc định, chấp nhận người nước ngoài được công nhận là có kỹ năng chuyên môn, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch cân nhắc bổ sung thêm ba lĩnh vực mới, bao gồm ngành hậu...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Mở rộng phạm vi bảo hiểm hưu trí của người lao động , "Rào cản 1,06 triệu yên" sẽ bị xóa bỏ ?
Nhật Bản : Mở rộng phạm vi bảo hiểm hưu trí của người lao động , "Rào cản 1,06 triệu yên" sẽ bị xóa bỏ ?
Vào ngày 16, chính phủ Nhật Bản đã quyết định tại một cuộc họp nội các thông qua dự luật cải cách hệ thống lương hưu với mục tiêu mở rộng phạm vi ghi danh người lao động bán thời gian vào Bảo hiểm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản và EU mở rộng sự công nhận đối với thực phẩm hữu cơ, dự kiến tăng xuất khẩu đồ uống có cồn và sản phẩm chăn nuôi.
Nhật Bản và EU mở rộng sự công nhận đối với thực phẩm hữu cơ, dự kiến tăng xuất khẩu đồ uống có cồn và sản phẩm chăn nuôi.
Phạm vi công nhận đối với hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm hữu cơ giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) sẽ được mở rộng. Nếu được chứng nhận tại quốc gia xuất khẩu, phạm vi sản phẩm có thể...
Thumbnail bài viết: Japan Post ghi nhận khoản lỗ 4,2 tỷ yên đầu tiên trong 8 năm , chi phí quầy bưu điện gần 1 nghìn tỷ yên đè nặng lên công ty.
Japan Post ghi nhận khoản lỗ 4,2 tỷ yên đầu tiên trong 8 năm , chi phí quầy bưu điện gần 1 nghìn tỷ yên đè nặng lên công ty.
Japan Post đã công bố vào ngày 15 rằng kết quả tài chính của năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2025 cho thấy khoản lỗ ròng là 4,2 tỷ yên. Đây là lần đầu tiên công ty báo lỗ trong tám năm kể...
Thumbnail bài viết: Xếp hạng hộ chiếu "mạnh nhất thế giới", cân nhắc các tiêu chí khác ngoài việc đi lại miễn thị thực theo truyền thống.
Xếp hạng hộ chiếu "mạnh nhất thế giới", cân nhắc các tiêu chí khác ngoài việc đi lại miễn thị thực theo truyền thống.
Xếp hạng thường mang tính chủ quan, nhưng khi nói đến hộ chiếu, cần tránh việc chỉ dựa vào một nguồn duy nhất. Nomad Capitalist, một công ty tư vấn di cư, tính toán "Chỉ số hộ chiếu Nomad (NPI)"...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc của trẻ em , Tại sao Nhật Bản lại thấp như vậy ? Các chuyên gia cho biết "Vấn đề lớn nhất là tỷ lệ tự tử".
Bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc của trẻ em , Tại sao Nhật Bản lại thấp như vậy ? Các chuyên gia cho biết "Vấn đề lớn nhất là tỷ lệ tự tử".
Kết quả khảo sát "Bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc của trẻ em" của UNICEF đã được công bố vào ngày 14. Bảng xếp hạng "sức khỏe thể chất" và "sức khỏe tinh thần" của Nhật Bản có sự khác biệt đáng kể...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chi phí sinh nở miễn phí sẽ được cung cấp vào năm tài chính 2026, với phạm vi bảo hiểm cũng đang được xem xét.
Nhật Bản : Chi phí sinh nở miễn phí sẽ được cung cấp vào năm tài chính 2026, với phạm vi bảo hiểm cũng đang được xem xét.
Vào ngày 14 tháng 5 năm 2025, nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi về các biện pháp hỗ trợ cho phụ nữ mang thai trong thời kỳ mang thai, sinh nở và thời kỳ hậu sản đã biên soạn bản...
Thumbnail bài viết: "Nhân viên giao hàng thậm chí không cần phải nói tiếng Nhật..." Người nước ngoài giả danh người Nhật ?
"Nhân viên giao hàng thậm chí không cần phải nói tiếng Nhật..." Người nước ngoài giả danh người Nhật ?
Bốn người Uzbekistan bị bắt vì tình nghi giao hàng cho "Demae-can" trong khi giả danh người Nhật Các cuộc phỏng vấn với các điều tra viên đã tiết lộ rằng Phòng Tội phạm Quốc tế của Sở Cảnh sát...
Thumbnail bài viết: Đề xuất đảo ngược lệnh nhập khẩu "xe hơi Nhật Bản sản xuất tại Mỹ " xuất hiện , nhằm mục đích nới lỏng lệnh xóa bỏ thuế quan của Mỹ .
Đề xuất đảo ngược lệnh nhập khẩu "xe hơi Nhật Bản sản xuất tại Mỹ " xuất hiện , nhằm mục đích nới lỏng lệnh xóa bỏ thuế quan của Mỹ .
Một đề xuất đã xuất hiện trong chính phủ Nhật Bản nhằm đảo ngược lệnh nhập khẩu xe hơi do các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản sản xuất tại Mỹ vào Nhật Bản để đáp trả các biện pháp thuế quan của chính...
Your content here
Top