Thực tế đã cho thấy khá nhiều người Việt Nam sau khi hoàn tất thời gian tu nghiệp 3 năm lại muốn tìm đường quay lại Nhật. Lý do thì có lẽ cũng có nhiều. Người thì muốn quay lại để làm việc, kẻ khác lại vì muốn gần người yêu, cũng có trường hợp muốn qua Nhật du học v.v…. Và để qua lại Nhật được thì tất nhiên không thể đi tu nghiệp lần thứ hai. Con đường còn lại là du học, kết hôn, kỹ sư và du lịch (sau đó bỏ trốn).
Ở đây xin bàn đến hai cách là du học và kỹ sư(phiên dịch… nếu bạn có bằng cấp).
+Du học nên hay không?
Thấy khá nhiều bạn tu nghiệp sinh chọn con đường này. Nhìn bề ngòai thì du là con đường dễ nhất. Tuy thế xét kỹ ra cũng không phải là cách “dễ nuốt”. Lý do vì sao?
Nếu so sánh với tu nghiệp sinh thì du học sinh có những nỗi khổ riêng. Đó là nếu như tu nghiệp sinh được công ty hay nghiệp đòan lo chỗ ở, bảo đảm công việc và lo chăm lo khi có bệnh tật thì lưu học sinh lại phải tự bản thân lo tất cả những vấn đề này. Ví dụ đơn giản là nếu như tu nghiệp sinh có gặp khó khăn nào đó thì có thể báo công ty hay gọi điện cho phiên dịch của nghiệp đòan và đề nghi giúp giải quyết. Nhưng với trường hợp tương tự thì lưu học sinh dù có báo nhà trường thì cũng không được giúp đỡ nhiều vì nhà trường không có nhiều trách nhiệm như công ty đối với tu nghiệp sinh.
Ngòai ra, nếu như tu nghiệp sinh được đảm bảo công việc làm và có một nguồn thu nhập ổn định thì lưu học sinh lại phải lo canh cánh không biết khi nào sẽ bị mất việc làm thêm(Nếu như tu nghiệp sinh khó bị đuổi việc (hay mất việc) thì lưu học sinh với thân phận làm thêm sẽ dễ dàng mất việc bất cứ lúc nào).
Có nhiều tu nghiệp sinh vẫn so sánh 1 cách phiến diện rằng lưu học sinh sướng vì được tự do. Tuy thế thực tế thì hoàn tòan khác. Lưu học sinh cũng phải hòan thành mốt số lượng tín chỉ và phải lên lớp với số giờ nhất định. Nếu không đạt được yêu cầu này sẽ gặp khó khăn cho việc gia hạn visa tiếp theo.
Bản thân tôi thì vẫn có suy nghĩ liệu một số tu nghiệp sinh đã quen với việc được nghiệp đòan và công ty nâng đỡ, quen với công việc tay chân ở xưởng không mấy khi sử dụng đến tiếng Nhật(đặc biệt là văn viết) có khả năng thích nghi ngay với môi trường du học- khi mà bản thân sẽ phải tự túc tất cả, yêu cầu viết lách sử dụng tiếng Nhật cũng khá cao? Tất nhiên ở đây bàn đến những đối tượng muốn đi du học thực sự. Còn chỉ lấy cớ du học để qua lại Nhật thì xin miễn bàn.
Cũng xin nói ngòai lề là hiện nay trên mạng đã xuất hiện một số bài viết quảng cáo của các công ty du học. Ở những bài viết này cuộc sống du học được tô vẽ lên nhằm thu hút những đối tượng đã từng đi tu nghiệp. Tôi nghĩ những tu nghiệp sinh đã về nước và muốn đi du học thực sự nên tỉnh táo với các thông tin mang tính 1 chiều(như bảo đảm làm thêm thu nhập cao, công việc ổn định .v.v… Không bị gò bó như TNS. Thủ tục đảm bảo đạt 100%..)
(Còn tiếp)
Ở đây xin bàn đến hai cách là du học và kỹ sư(phiên dịch… nếu bạn có bằng cấp).
+Du học nên hay không?
Thấy khá nhiều bạn tu nghiệp sinh chọn con đường này. Nhìn bề ngòai thì du là con đường dễ nhất. Tuy thế xét kỹ ra cũng không phải là cách “dễ nuốt”. Lý do vì sao?
Nếu so sánh với tu nghiệp sinh thì du học sinh có những nỗi khổ riêng. Đó là nếu như tu nghiệp sinh được công ty hay nghiệp đòan lo chỗ ở, bảo đảm công việc và lo chăm lo khi có bệnh tật thì lưu học sinh lại phải tự bản thân lo tất cả những vấn đề này. Ví dụ đơn giản là nếu như tu nghiệp sinh có gặp khó khăn nào đó thì có thể báo công ty hay gọi điện cho phiên dịch của nghiệp đòan và đề nghi giúp giải quyết. Nhưng với trường hợp tương tự thì lưu học sinh dù có báo nhà trường thì cũng không được giúp đỡ nhiều vì nhà trường không có nhiều trách nhiệm như công ty đối với tu nghiệp sinh.
Ngòai ra, nếu như tu nghiệp sinh được đảm bảo công việc làm và có một nguồn thu nhập ổn định thì lưu học sinh lại phải lo canh cánh không biết khi nào sẽ bị mất việc làm thêm(Nếu như tu nghiệp sinh khó bị đuổi việc (hay mất việc) thì lưu học sinh với thân phận làm thêm sẽ dễ dàng mất việc bất cứ lúc nào).
Có nhiều tu nghiệp sinh vẫn so sánh 1 cách phiến diện rằng lưu học sinh sướng vì được tự do. Tuy thế thực tế thì hoàn tòan khác. Lưu học sinh cũng phải hòan thành mốt số lượng tín chỉ và phải lên lớp với số giờ nhất định. Nếu không đạt được yêu cầu này sẽ gặp khó khăn cho việc gia hạn visa tiếp theo.
Bản thân tôi thì vẫn có suy nghĩ liệu một số tu nghiệp sinh đã quen với việc được nghiệp đòan và công ty nâng đỡ, quen với công việc tay chân ở xưởng không mấy khi sử dụng đến tiếng Nhật(đặc biệt là văn viết) có khả năng thích nghi ngay với môi trường du học- khi mà bản thân sẽ phải tự túc tất cả, yêu cầu viết lách sử dụng tiếng Nhật cũng khá cao? Tất nhiên ở đây bàn đến những đối tượng muốn đi du học thực sự. Còn chỉ lấy cớ du học để qua lại Nhật thì xin miễn bàn.
Cũng xin nói ngòai lề là hiện nay trên mạng đã xuất hiện một số bài viết quảng cáo của các công ty du học. Ở những bài viết này cuộc sống du học được tô vẽ lên nhằm thu hút những đối tượng đã từng đi tu nghiệp. Tôi nghĩ những tu nghiệp sinh đã về nước và muốn đi du học thực sự nên tỉnh táo với các thông tin mang tính 1 chiều(như bảo đảm làm thêm thu nhập cao, công việc ổn định .v.v… Không bị gò bó như TNS. Thủ tục đảm bảo đạt 100%..)
(Còn tiếp)
Có thể bạn sẽ thích