Một câu hỏi: Bản vẽ Autocad Việt và Nhật sai khác nhau thế nào? Là một người đi theo chương trình Kĩ Thuật Viên Cơ Khí trước khi qua Nhật tôi và rất nhiều người bạn của mình đều thắc mắc. Lang thang trên rất nhiều diễn đàn và west side để tìm câu trả lời nhưng mãi giờ vẫn là một câu hỏi khó. Và khi đã sang đến đây làm việc thực tế về bản vẽ autocad với chút kiến thức nông cạn của mình tôi thật sự rất muốn giúp nhiều bạn khác khi chuẩn bị sang Nhật làm việc có chút định hình về bản vẽ và Autocad của Nhật. Đặc biệt rất muốn xin các bậc tiền bối và đàn anh có hiểu biết về bản vẽ cho ý kiến nhằm giúp cho người đi sau được vững bước đi lên.
Đã rất nhiều lần muốn viết bài nhưng cứ mãi e ngại Tài sơ - hiểu hẹp, kinh nghiệm còn thiếu nhưng nếu cứ mãi e ngại thì chắc sẽ không làm được. Thôi thì hôm nay đây xin phép được bàn về chủ đề này rất mong nhận được sự giúp đở của mọi người.
Mình là nhân viên trực tiếp dựa theo bản vẽ để thi công sản phẩm (có người Nhật theo kèm làm việc). Trên bản vẽ có đầy đủ các thông số như Tên Sản Phẩm, Các loại vật liệu, Kích thước và đầy đủ các tiêu chuẩn thông số, các ghi chú, lưu ý cần thận trọng .... và đương nhiên là nó toàn là tiếng Nhật. Nhưng đừng vì thế mà sợ hải nhé vì theo nguyên tắc bản vẽ thì ít sử dụng ngôn từ nên ko có nhiều câu tiếng Nhật dài lòng ngòng trong đó đâu các bạn.
Nếu ở Việt Nam các bạn đã học và đọc được bản vẽ rồi thì theo mình nghĩ, ko có vấn đề gì sai khác lắm đâu. Nhưng đừng áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam sang đây nha bạn. hjhj. Vì Có chút sai khác đó là Quy tắc hình chiếu của Nhật theo tiêu chuẩn góc chiếu thứ ba. Và về góc nhìn bản vẽ thì theo Hệ Âu _Mĩ (Giống của Việt Nam mình) đó là front – top – left theo kiểu ngoài nhìn vào. Theo góc nhìn bản vẽ của Nhật thì mình thấy đó là do cách đặt góc nhìn từ bên trong, sẽ có các hình chiếu front – down – right (hoặc back – top – right.) Cách mình hay sử dụng thì cứ lấy 1 hình làm cơ bản và các hình còn lại lấy đối xứng vẫn được các bạn à. Theo ý kiến của mình thôi nhé. Và hơn nữa trong bản vẽ họ ít sử dụng các nét gạch mảnh và nét vẽ thường không theo “Quy Định”: đường bao chi tiết không nhất thiết phải đậm, sự phân biệt nét đậm - mảnh cũng rất ít, thậm chí không phân biệt => điều này đối với Việt Nam mình là phạm quy. Nhưng bản vẽ nhìn rất thoáng.
Còn về tiếng Nhật hay các kí hiệu của nó chắc chắn các bạn sẽ ngở ngàng vì lần đầu các bạn nhìn thấy hoặc Kanji rất nhiều nhưng người Nhật họ sẽ chỉ bảo các bạn sẽ rất tận tình và chắc là khi nào bạn hiểu thì mới thôi. Nên hảy yên tâm nhé.
Hôm nay là mở đầu nên chưa thể đi sâu hơn vào trong làm việc thực tế làm việc và các bước tiến hành thi công. Hẹn lần sau sẽ nói sâu hơn về vấn đề này và rất mong nhận được sự giúp đở của những người hiểu biết hơn. Vì mình chỉ nhìn được một góc nhỏ của riêng bản vẽ thi công còn biết bao bản vẽ khác như bản vẽ chế tạo, bản vẽ Thiết kế, bản vẽ lắp gép ......nên mong nhận được sự giúp đở của tất cả các bạn.
Đã rất nhiều lần muốn viết bài nhưng cứ mãi e ngại Tài sơ - hiểu hẹp, kinh nghiệm còn thiếu nhưng nếu cứ mãi e ngại thì chắc sẽ không làm được. Thôi thì hôm nay đây xin phép được bàn về chủ đề này rất mong nhận được sự giúp đở của mọi người.
Mình là nhân viên trực tiếp dựa theo bản vẽ để thi công sản phẩm (có người Nhật theo kèm làm việc). Trên bản vẽ có đầy đủ các thông số như Tên Sản Phẩm, Các loại vật liệu, Kích thước và đầy đủ các tiêu chuẩn thông số, các ghi chú, lưu ý cần thận trọng .... và đương nhiên là nó toàn là tiếng Nhật. Nhưng đừng vì thế mà sợ hải nhé vì theo nguyên tắc bản vẽ thì ít sử dụng ngôn từ nên ko có nhiều câu tiếng Nhật dài lòng ngòng trong đó đâu các bạn.
Nếu ở Việt Nam các bạn đã học và đọc được bản vẽ rồi thì theo mình nghĩ, ko có vấn đề gì sai khác lắm đâu. Nhưng đừng áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam sang đây nha bạn. hjhj. Vì Có chút sai khác đó là Quy tắc hình chiếu của Nhật theo tiêu chuẩn góc chiếu thứ ba. Và về góc nhìn bản vẽ thì theo Hệ Âu _Mĩ (Giống của Việt Nam mình) đó là front – top – left theo kiểu ngoài nhìn vào. Theo góc nhìn bản vẽ của Nhật thì mình thấy đó là do cách đặt góc nhìn từ bên trong, sẽ có các hình chiếu front – down – right (hoặc back – top – right.) Cách mình hay sử dụng thì cứ lấy 1 hình làm cơ bản và các hình còn lại lấy đối xứng vẫn được các bạn à. Theo ý kiến của mình thôi nhé. Và hơn nữa trong bản vẽ họ ít sử dụng các nét gạch mảnh và nét vẽ thường không theo “Quy Định”: đường bao chi tiết không nhất thiết phải đậm, sự phân biệt nét đậm - mảnh cũng rất ít, thậm chí không phân biệt => điều này đối với Việt Nam mình là phạm quy. Nhưng bản vẽ nhìn rất thoáng.
Còn về tiếng Nhật hay các kí hiệu của nó chắc chắn các bạn sẽ ngở ngàng vì lần đầu các bạn nhìn thấy hoặc Kanji rất nhiều nhưng người Nhật họ sẽ chỉ bảo các bạn sẽ rất tận tình và chắc là khi nào bạn hiểu thì mới thôi. Nên hảy yên tâm nhé.
Hôm nay là mở đầu nên chưa thể đi sâu hơn vào trong làm việc thực tế làm việc và các bước tiến hành thi công. Hẹn lần sau sẽ nói sâu hơn về vấn đề này và rất mong nhận được sự giúp đở của những người hiểu biết hơn. Vì mình chỉ nhìn được một góc nhỏ của riêng bản vẽ thi công còn biết bao bản vẽ khác như bản vẽ chế tạo, bản vẽ Thiết kế, bản vẽ lắp gép ......nên mong nhận được sự giúp đở của tất cả các bạn.
Có thể bạn sẽ thích