Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Thiên hoàng Nhật Bản đã dùng vũ lực xâm chiếm 12 quốc gia châu Á, đồng thời thực hiện “Kế hoạch Kim bách hợp” vơ vét hàng vạn tấn châu báu, vàng bạc, đồ cổ... Số của báu này hiện nay ở đâu? Tại sao Mỹ không đánh phá hoàng cung và các cơ sở tài chính lớn của Nhật như Mitsubishi, Misui... Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản được hình dung là một nước nghèo xơ xác, thế mà chỉ sau 7 năm đã phục hồi “nguyên khí”, trở thành một cường quốc về kinh tế. Sự phát triển thần kỳ này ngoài nỗ lực tự thân và vận may ra chẳng lẽ không có một nhân tố tài chính nào khác hỗ trợ? Đó là những vấn đề mà Võ sĩ vàng đề cập.
Nếu chỉ là câu chuyện như Alibaba và 40 tên cướp thì có lẽ cuốn sách Võ sĩ vàng của đôi vợ chồng nhà văn người Mỹ Sterling và Peggy Seagrave đã không gây chấn động dư luận thế giới đến như vậy. Và tác giả của nó cũng không đến nỗi phải bỏ ra 18 năm trời thu thập tư liệu, sống ẩn cư tại một vùng quê ở Pháp, hạn chế tối đa tiếp xúc với bên ngoài vì sợ mưu sát bởi đã tiết lộ một bí ẩn lịch sử lớn nhất thế kỷ 20... Cần nói thêm: Sterling và Peggy Seagrave là đồng tác giả của những bộ tiểu thuyết lịch sử sống động: Vương triều họ Tống, Vương triều Marcos, Vương triều Đại Hòa (tức Nhật Bản) và đã nhiều lần bị truy sát vì đưa ra ánh sáng những bí mật lịch sử ngỡ đã chôn vùi...
“Kế hoạch kim bách hợp” và 6.000 tấn vàng
Năm 1937, Nhật hoàng Hirohito cùng các thành viên hoàng gia đã lập ra một kế hoạch bí mật, gọi là “Kế hoạch Kim bách hợp”, mục đích là vận chuyển, bảo vệ số lượng vàng bạc châu báu chiếm được ở 12 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á đưa về Nhật Bản một cách an toàn nhất. Thành phố Nam Kinh được coi như điểm khởi đầu để thực hiện kế hoạch này.
Hàng ngàn năm qua, Nam Kinh là thành phố giàu có của Trung Quốc, thu hút rất đông những người có tiền, có địa vị đến đây sinh sống, buôn bán. Nam Kinh cũng không phải là lần đầu tiên bị tấn công, cướp phá, nhưng đây là lần bị tàn sát, cướp bóc có hệ thống nhất. Các tiểu đội hành động hiến binh đặc biệt thực hiện “Kế hoạch Kim bách hợp” ở Nam Kinh đã sử dụng mọi thủ đoạn: thu giữ tài sản Chính phủ Trung Quốc, phá các kho bạc, cướp đoạt vàng, đá quý, châu báu, tác phẩm nghệ thuật, tiền mặt của những người giàu có, các thương nhân.
Theo số liệu thống kê, riêng tại Nam Kinh, quân Nhật đã thu gom 6.000 tấn vàng, chưa kể các báu vật khác. Số chiến lợi phẩm này được vận chuyển trực tiếp bằng thuyền từ Thượng Hải về Nhật Bản hoặc dùng xe lửa, xe tải chuyển đến Mãn Châu để xử lý, tiến hành phân loại những báu vật hiếm có. Những thứ đồ trang sức bằng vàng được nấu chảy ra rồi đúc khuôn thành những thỏi vàng có kích thước thống nhất, sau đó chuyển về Nhật. Khi chiến tranh sắp kết thúc, số châu báu không chuyển kịp được cất giấu trong những hầm bí mật đặc biệt ở một số nước, hoặc tạo ra những vụ đắm thuyền có chủ ý...
175 kho vàng ở Philippines
Phần lớn những của cải chiếm được từ Đông Á và Đông Nam Á trong “Kế hoạch Kim bách hợp” được chuyển về Nhật Bản từ Triều Tiên, nhưng từ năm 1943, tàu ngầm của Mỹ đã phong tỏa toàn bộ đường biển nên quân Nhật chỉ có thể vận chuyển số vàng bạc châu báu còn lại đến Philippines mà thôi. Dưới sự giám sát của các thành viên hoàng gia Thiên hoàng, tướng Yamashita đã chỉ huy kế hoạch xây dựng “175 kho báu hoàng gia” tại Philippines.
Đầu tháng 6-1945, khi xe tăng của Mỹ cách Bambang không đến 35 km thì tại một căn hầm lớn chứa đầy vàng có tên là “đường hầm số 8”, ở sâu dưới lòng đất, một bữa đại tiệc từ giã 175 nhà thiết kế của 175 kho báu được bắt đầu. Họ uống rất nhiều rượu sakê, hát những ca khúc yêu nước và thỉnh thoảng lại hô vang “vạn tuế”. Đến nửa đêm, tướng quân Yamashita và các thành viên hoàng gia nhanh chóng rời khỏi căn hầm ra ngoài, đồng thời tại đường thông ra bên ngoài hàng khối thuốc nổ đã chuẩn bị sẵn được điểm hỏa, tất cả các nhà thiết kế kho tàng và nhân viên tham gia xây dựng đều bị chôn vùi.
Chỉ duy nhất có một người Philippines tên là Ben Valmores, vốn là nô bộc của Takeda Tsuneyoshi – thành viên hoàng gia giám sát việc xây dựng các kho tàng ở Philippines, đã được chủ nhân động lòng cho thoát ra ngoài từ đường hầm số 8 ngay khi phát nổ. Ben Valmores năm nay 76 tuổi, đã kể lại với Sterling và Peggy những gì mình trải qua trong thời gian 1943-1945.
Bí mật bại lộ
Ngày 2-9-1945, cách 3 tháng sau khi các thành viên hoàng gia đi tàu ngầm về Tokyo, tướng Yamashita cùng các nhân viên tham mưu từ cứ điểm cuối cùng Kiangan, Philippines giao nộp vũ khí đầu hàng cho quân đội Mỹ do thiếu tá Jack Kenworthy chỉ huy. Yamashita bị bắt và xử như một tội phạm chiến tranh nhưng vấn đề các kho báu hoàng gia vẫn còn là bí mật. Tình báo Mỹ quyết định khai thác từ người lái xe thân cận của Yamashita là thiếu tá Kashii, việc này do sĩ quan tình báo người Phi gốc Mỹ là Santa Romana (biệt danh là “Ông già Noel”) đảm nhiệm, giám sát Santa là G.Lansdale thuộc Cục Tình báo chiến lược Mỹ (OOS), người rất nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Đến tháng 10-1945, cuối cùng Kashii đã chịu cung khai, đưa Lansdale và Santa đến một số điểm nghi là nơi chứa kho báu ở vùng núi phía Bắc Manila, Philippines, trong đó có 2 điểm tương đối dễ khai quật. Sự việc đã được báo lên cho tướng J. McCloy và tổng thống Truman. Một kế hoạch khai quật được bí mật tiến hành. Tháng 11-1945, McCloy, Lansdale bí mật bay đến Manila thị sát kho vàng mà Santa đã mở. “Họ đi chậm rãi bên những dãy thùng cao 2 m chứa đầy những thỏi vàng”, chỉ tính riêng ở đây số vàng đã có giá trị vài chục tỉ USD... Số vàng do Lansdale và Santa khai quật từ năm 1945 đến 1957 đã được gửi cẩn thận bằng 172 tài khoản tại ngân hàng lớn của 42 nước.
Năm 1975, tổng thống Philippines là F. Marcos đã khai quật được một kho gồm toàn vàng thỏi có giá trị 8 tỉ USD. Marcos cùng hai người Nhật Bản và đại diện Chính phủ Mỹ đã cùng nhau chia số tài sản khổng lồ này. Người giúp Marcos chuyển dịch mật mã của tấm địa đồ kho báu này tên là Kedis. Về sau, Marcos muốn giết Kedis để diệt khẩu, nhưng Kedis đã nhanh chân trốn thoát mang theo bản sao tấm bản đồ cùng các băng từ liên quan đến việc này. 20 năm trước, khi Sterling và Peggy thu thập tư liệu viết nên tác phẩm Vương triều Marcos đã liên lạc được với Kodis và ông này đã trao cho họ toàn bộ tài liệu liên quan để viết nên Võ sĩ vàng, góp phần làm sáng tỏ một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử.
Nguồn: Việt Báo
Nếu chỉ là câu chuyện như Alibaba và 40 tên cướp thì có lẽ cuốn sách Võ sĩ vàng của đôi vợ chồng nhà văn người Mỹ Sterling và Peggy Seagrave đã không gây chấn động dư luận thế giới đến như vậy. Và tác giả của nó cũng không đến nỗi phải bỏ ra 18 năm trời thu thập tư liệu, sống ẩn cư tại một vùng quê ở Pháp, hạn chế tối đa tiếp xúc với bên ngoài vì sợ mưu sát bởi đã tiết lộ một bí ẩn lịch sử lớn nhất thế kỷ 20... Cần nói thêm: Sterling và Peggy Seagrave là đồng tác giả của những bộ tiểu thuyết lịch sử sống động: Vương triều họ Tống, Vương triều Marcos, Vương triều Đại Hòa (tức Nhật Bản) và đã nhiều lần bị truy sát vì đưa ra ánh sáng những bí mật lịch sử ngỡ đã chôn vùi...
“Kế hoạch kim bách hợp” và 6.000 tấn vàng
Năm 1937, Nhật hoàng Hirohito cùng các thành viên hoàng gia đã lập ra một kế hoạch bí mật, gọi là “Kế hoạch Kim bách hợp”, mục đích là vận chuyển, bảo vệ số lượng vàng bạc châu báu chiếm được ở 12 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á đưa về Nhật Bản một cách an toàn nhất. Thành phố Nam Kinh được coi như điểm khởi đầu để thực hiện kế hoạch này.
Hàng ngàn năm qua, Nam Kinh là thành phố giàu có của Trung Quốc, thu hút rất đông những người có tiền, có địa vị đến đây sinh sống, buôn bán. Nam Kinh cũng không phải là lần đầu tiên bị tấn công, cướp phá, nhưng đây là lần bị tàn sát, cướp bóc có hệ thống nhất. Các tiểu đội hành động hiến binh đặc biệt thực hiện “Kế hoạch Kim bách hợp” ở Nam Kinh đã sử dụng mọi thủ đoạn: thu giữ tài sản Chính phủ Trung Quốc, phá các kho bạc, cướp đoạt vàng, đá quý, châu báu, tác phẩm nghệ thuật, tiền mặt của những người giàu có, các thương nhân.
Theo số liệu thống kê, riêng tại Nam Kinh, quân Nhật đã thu gom 6.000 tấn vàng, chưa kể các báu vật khác. Số chiến lợi phẩm này được vận chuyển trực tiếp bằng thuyền từ Thượng Hải về Nhật Bản hoặc dùng xe lửa, xe tải chuyển đến Mãn Châu để xử lý, tiến hành phân loại những báu vật hiếm có. Những thứ đồ trang sức bằng vàng được nấu chảy ra rồi đúc khuôn thành những thỏi vàng có kích thước thống nhất, sau đó chuyển về Nhật. Khi chiến tranh sắp kết thúc, số châu báu không chuyển kịp được cất giấu trong những hầm bí mật đặc biệt ở một số nước, hoặc tạo ra những vụ đắm thuyền có chủ ý...
175 kho vàng ở Philippines
Phần lớn những của cải chiếm được từ Đông Á và Đông Nam Á trong “Kế hoạch Kim bách hợp” được chuyển về Nhật Bản từ Triều Tiên, nhưng từ năm 1943, tàu ngầm của Mỹ đã phong tỏa toàn bộ đường biển nên quân Nhật chỉ có thể vận chuyển số vàng bạc châu báu còn lại đến Philippines mà thôi. Dưới sự giám sát của các thành viên hoàng gia Thiên hoàng, tướng Yamashita đã chỉ huy kế hoạch xây dựng “175 kho báu hoàng gia” tại Philippines.
Đầu tháng 6-1945, khi xe tăng của Mỹ cách Bambang không đến 35 km thì tại một căn hầm lớn chứa đầy vàng có tên là “đường hầm số 8”, ở sâu dưới lòng đất, một bữa đại tiệc từ giã 175 nhà thiết kế của 175 kho báu được bắt đầu. Họ uống rất nhiều rượu sakê, hát những ca khúc yêu nước và thỉnh thoảng lại hô vang “vạn tuế”. Đến nửa đêm, tướng quân Yamashita và các thành viên hoàng gia nhanh chóng rời khỏi căn hầm ra ngoài, đồng thời tại đường thông ra bên ngoài hàng khối thuốc nổ đã chuẩn bị sẵn được điểm hỏa, tất cả các nhà thiết kế kho tàng và nhân viên tham gia xây dựng đều bị chôn vùi.
Chỉ duy nhất có một người Philippines tên là Ben Valmores, vốn là nô bộc của Takeda Tsuneyoshi – thành viên hoàng gia giám sát việc xây dựng các kho tàng ở Philippines, đã được chủ nhân động lòng cho thoát ra ngoài từ đường hầm số 8 ngay khi phát nổ. Ben Valmores năm nay 76 tuổi, đã kể lại với Sterling và Peggy những gì mình trải qua trong thời gian 1943-1945.
Bí mật bại lộ
Ngày 2-9-1945, cách 3 tháng sau khi các thành viên hoàng gia đi tàu ngầm về Tokyo, tướng Yamashita cùng các nhân viên tham mưu từ cứ điểm cuối cùng Kiangan, Philippines giao nộp vũ khí đầu hàng cho quân đội Mỹ do thiếu tá Jack Kenworthy chỉ huy. Yamashita bị bắt và xử như một tội phạm chiến tranh nhưng vấn đề các kho báu hoàng gia vẫn còn là bí mật. Tình báo Mỹ quyết định khai thác từ người lái xe thân cận của Yamashita là thiếu tá Kashii, việc này do sĩ quan tình báo người Phi gốc Mỹ là Santa Romana (biệt danh là “Ông già Noel”) đảm nhiệm, giám sát Santa là G.Lansdale thuộc Cục Tình báo chiến lược Mỹ (OOS), người rất nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Đến tháng 10-1945, cuối cùng Kashii đã chịu cung khai, đưa Lansdale và Santa đến một số điểm nghi là nơi chứa kho báu ở vùng núi phía Bắc Manila, Philippines, trong đó có 2 điểm tương đối dễ khai quật. Sự việc đã được báo lên cho tướng J. McCloy và tổng thống Truman. Một kế hoạch khai quật được bí mật tiến hành. Tháng 11-1945, McCloy, Lansdale bí mật bay đến Manila thị sát kho vàng mà Santa đã mở. “Họ đi chậm rãi bên những dãy thùng cao 2 m chứa đầy những thỏi vàng”, chỉ tính riêng ở đây số vàng đã có giá trị vài chục tỉ USD... Số vàng do Lansdale và Santa khai quật từ năm 1945 đến 1957 đã được gửi cẩn thận bằng 172 tài khoản tại ngân hàng lớn của 42 nước.
Năm 1975, tổng thống Philippines là F. Marcos đã khai quật được một kho gồm toàn vàng thỏi có giá trị 8 tỉ USD. Marcos cùng hai người Nhật Bản và đại diện Chính phủ Mỹ đã cùng nhau chia số tài sản khổng lồ này. Người giúp Marcos chuyển dịch mật mã của tấm địa đồ kho báu này tên là Kedis. Về sau, Marcos muốn giết Kedis để diệt khẩu, nhưng Kedis đã nhanh chân trốn thoát mang theo bản sao tấm bản đồ cùng các băng từ liên quan đến việc này. 20 năm trước, khi Sterling và Peggy thu thập tư liệu viết nên tác phẩm Vương triều Marcos đã liên lạc được với Kodis và ông này đã trao cho họ toàn bộ tài liệu liên quan để viết nên Võ sĩ vàng, góp phần làm sáng tỏ một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử.
Nguồn: Việt Báo
Có thể bạn sẽ thích