Cảnh báo từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam về thông tin du học

Cảnh báo từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam về thông tin du học

Dù biết có cảnh báo 1000 lần đi nữa thì người muốn đi du học vẫn bị "mê hoặc" như bài viết đã nêu nhưng thấy bài này nêu khá rõ tình hình thực tế về những rủi ro khi đi du học Nhật Bản nên xin phép copy về đây:

----------------------------------------------------------------------
Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết vừa nhận từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam thông tin về việc các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản.

Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện nay một số website của các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với lưu học sinh tại Nhật Bản. Bộ GD-ĐT và ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng thực hiện kiểm tra và có thông tin phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề này.

Vừa qua, Cục Đào tạo với nước ngoài đã nhận thêm thông tin từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề nêu trên. Đây là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy để học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu du học tại Nhật Bản tham khảo trong quá trình lựa chọn trước khi đi học.

Theo đó, ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý, cần chú ý đến những lời mời mà các công ty tư vấn du học vẫn thường nhấn mạnh là “Có thể vừa đi làm vừa đi học”

Trong những năm gần đây, một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đăng tải thông tin không chính xác về du học Nhật Bản trên trang web của mình rằng đi học ở Nhật Bản có thể kiếm được nhiều tiền.

Ví dụ: “Tùy theo trình độ tiếng Nhật vừa đi học vừa đi làm cũng có thể nhận được mức lương từ 170 nghìn Yên (~35 triệu đồng) đến 300 nghìn Yên (60 triệu đồng) một tháng”.

Thực tế: Những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách “lưu học” về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm các công việc “không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú” như là đi làm thêm cần “Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú”.

Những người đã được cấp phép cũng chỉ được đi làm thêm trong một khoảng thời gian quy định (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không dược đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm.

Dù bạn có vừa đi học vừa đi làm thì bằng việc làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 170 nghìn yên (35 triệu đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo.

Chỉ những kỳ nghỉ dài hạn mới được cho phép làm việc đến 8 tiếng 1 ngày. Ví dụ: “Về cơ bản nếu đi du học Nhật Bản thì thu nhập có được từ việc làm thêm sẽ giúp bạn trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt, hơn nữa còn tiết kiệm được một số tiền.”

Thực tế: Mức sinh hoạt phí trung bình của sinh viên đại học bao gồm cả tiền nhà tại Tokyo là 150 nghìn Yên (~30 triệu đồng), tại các vùng khác là 110 nghìn Yên (22 triệu đồng).

Thực tế, nếu bạn tham gia các buổi họp mặt ăn uống với bạn bè thì sẽ phải mất thêm từ 20.000 đến 30.000 Yên (4 triệu – 6 triệu).

Đi làm thêm ở những nơi trả lương cao như ở Tokyo thì với thời lượng làm thêm tối đa là 28 tiếng/tuần thì bạn cũng chỉ thu được 100 nghìn Yên (20 triệu đồng), còn thông thường bạn vừa đi học vừa đi làm thì chỉ có được mức thu nhập thêm khoảng 50 nghìn Yên (10 triệu đồng) một tháng mà thôi. Như vậy tiền làm thêm cũng không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bạn được bao gồm cả tiền nhà.

Hơn nữa, ngoài chi phí sinh hoạt bạn còn phải trả học phí cho trường. Các trường tiếng Nhật và trường đại học ở Nhật Bản thông thường sẽ thu ở mức chi riêng học phí thôi vào khoảng 500 nghìn Yên đến 1 triệu 500 nghìn Yên 1 năm (ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như tiền nhập học …)
Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.

ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm. Vì vậy, tất cả những người có nguyện vọng đi du học Nhật Bản cần không bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đưa ra.

Những thông tin cần thiết về chi phí sinh hoạt, học tập và việc đi làm thêm ở Nhật Bản xem tại: http://www.jasso.go.jp/study_j/sgtj_viet.html

Nguồn


------------------------------------------------------

Thực tế thì đại đa số "du học sinh" hiện nay qua Nhật không phải để học mà là để kiếm tiền(đi làm).Vì thế nên những kiểu "cảnh báo" kiểu này là vô nghĩa. Chỉ tội cho những người muốn đi du học thật sự lại bị "vạ lây" mà thôi!

Cũng xin nói thêm là hiện nay phía Nhật cũng đang thắt chặt kiểm tra về việc vi phạm quy định về số giờ làm thêm của lưu học sinh. Không những bản thân học sinh bị bắt mà gần đây có trường hợp Hiệu trưởng của trường tiếng Nhật cũng bị bắt do thông đồng cho học sinh đi làm quá thời gian cho phép.
 
Sửa lần cuối:
Bình luận (4)

Chibi14

Member
Trên trang web của Đại sứ quán và tại bảng thông báo của Đại sứ quán tại Việt Nam cũng có thông tin này. Em có chút thắc mắc về khoản tiền đi ăn uống cùng bạn bè từ 20.000 ~ 30.000 Yên. Con số này là tính cho 1 tháng đúng ko ạ?
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Lỗi từ phía cty quảng cáo trên mây thì đã rõ, còn phía người đi du học (vẫn được coi và tự nhận là "nạn nhân) ko hẳn là ko có lỗi, có lẽ là xuất phát từ mong muốn làm giàu nhanh chóng.

Thời đại này thông tin muốn kiểm chứng thì lên mạng tìm kiếm rất nhanh, internet cũng tới từng ngõ ngách vùng sâu vùng xa rồi, điện thoại thông minh cũng nhan nhản... Người ta còn biết suy tính xem đi xuất khẩu lao động hay du học con đường nào dễ kiếm tiền, ít vất vả, đỡ rủi ro hơn... thì Dịu nghĩ ko thể nói người ta quá "ngu ngơ" để tin mấy lời quảng cáo trên mây kia.

Dù có được cảnh báo thế nào đi nữa, có vẻ như số người muốn qua kiếm tiền bằng con đường du học sẽ ko giảm. Vấn đề ngta quan tâm có lẽ là chọn công ty môi giới nào phí thấp, làm thế nào qua được kiểm tra của cục xnc phía NB (chủ yếu là lo người bảo lãnh), và khi sang rồi thì làm thế nào để kiếm được việc làm thêm (thậm chí vài việc, và kiếm được việc trả lương tay để trốn quá số giờ làm thêm)...

Nói chung là xưa thì ngưỡng mộ các bạn đi du học lắm, phần là các bạn ý học giỏi, có chí; ko thì cũng ngưỡng mộ bố mẹ bạn ý nhiều tiền :D Giờ thì những người đi để học biết được bao nhiêu.
 

Đính kèm

  • image.jpg
    image.jpg
    141.4 KB · Lượt xem: 823

kamikaze

Administrator
Dường như rất nhiều người trong nhóm du học sinh tự túc sang Nhật thuộc kiểu:

-Lười học, lêu lổng: Thi đại học cao đẳng ở Việt Nam không đậu.

-Ham chơi quậy phá: Bố mẹ lo để ở Việt Nam hư hỏng nên phải tìm cách tống cổ qua Nhật.

-Lười biếng, thích hưởng thụ: Đến Nhật du học nhưng không học mà lại lo ăn chơi nhảy múa.

Vì những điểm trên mà những người này học cũng không ra học (học mãi tiếng cũng không khá). Làm không ra làm( Được giới thiệu việc làm thêm cũng sẽ nghỉ ngay vì "vất vả").

Kết quả là rất nhiều người bỏ ra ngoài.

Xin lỗi nếu những nhận xét trên đây đụng chạm đến những người đang học hành nghiêm túc!
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐỜI SỐNG TẠI NHẬT 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top