Vào năm 1923, tại Nhật đã xảy ra một vụ động đất mạnh. Nó hầu như phá hủy hoàn toàn Tokyo, nhưng đã mở đường cho Soichiro Honda đến vinh quang…
Khi đó chàng thanh niên Honda 17 tuổi với trình độ văn hóa lớp 8 đang làm công việc chăm sóc cho con của ông chủ trạm bảo hành kỹ thuật ôtô Art Sokai. Thực tế đây là một xưởng sửa chữa ôtô bình thường, còn sau vụ động đất, nó hầu như biến thành đống đổ nát. Những người thợ bỏ đi mỗi người một nơi, chỉ còn mình Honda ở lại.
Cha ông, sau khi tham gia chiến tranh Nga – Nhật, đã tậu một xưởng nhỏ với lò rèn. Tại đó, Honda-cha đã sửa chữa những chiếc xe đạp cũ nát mua với giá “ve chai” để bán lại. Theo lời Honda-con nhớ lại sau này, các chi tiết xe đạp vốn là đồ chơi yêu thích của ông.
Chủ xưởng, ông Iuso Sakakibara không quan tâm lắm đến các ý nghĩ viển vông của chàng trai mơ mộng, rằng anh sẽ phục hồi xưởng và tại đó sẽ lắp ráp xe thể thao theo thiết kế của riêng mình. Ông để cho chàng Honda trẻ sử dụng những thiết bị còn lại theo ý của mình.
Honda ngày bé.
Ban ngày, Honda khôi phục xưởng và thực hiện một số đơn đặt hàng nào đó, còn ban đêm ông lắp ráp chiếc ôtô đua của mình từ những gì có trong tay. Chỉ có động cơ là ông đặt sẵn.
Ông đã có được cơ hội tại cuộc đua xe toàn quốc gần Tokyo. Honda đã xuất phát và phát triển tốc độ chưa từng có thời bấy giờ trên chiếc xe của mình: 120km/giờ (kỷ lục quốc gia về tốc độ này được giữ trong suốt 10 năm). Ông đã vượt tất cả các đối thủ và tiến thẳng đến đích, nhưng ngay trước ông một chiếc xe chạy chậm hơn cả một vòng bất ngờ bị chết máy. Với tốc độ cao nhất Honda đâm thẳng vào chiếc xe đó và bị lật 3 vòng... Từ ngày đó Honda đành phải quên đi sự nghiệp làm tay đua.
Năm 1937, Honda lập gia đình. Ông chuyển sang nghiên cứu chế tạo vòng bạc động cơ píttông. Để sản xuất chúng, Honda đã thành lập Hãng Tokai Seiki. Khi đó đây là việc rất có lãi: vòng bạc píttông có giá cao hơn thỏi bạc có cùng trọng lượng. Ông đã đầu tư toàn bộ vốn vào công việc này.
Thế nhưng công việc làm ăn của ông cũng vẫn không thuận lợi: vòng bạc píttông Tokai Seiki không đủ độ đàn hồi. Giáo sư Takasi Tasiro của Trường đại học Công nghệ tại địa phương khuyên ông thêm silic vào hợp chất. Vòng bạc píttông lập tức có được độ đàn hồi, còn Honda đã đánh giá được sự cần thiết của việc học và đã vào học hàm thụ tại trường đại học công nghệ. Công việc tại hãng lập tức phát triển, cuộc sống gia đình cũng đi vào quy củ.
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và chiến tranh Trung – Nhật, hãng của Honda đã cung cấp 40% vòng bạc píttông cho Công ty Toyota và còn cung cấp phụ tùng thay thế cho các hãng hàng không và đóng tàu. Vào năm 1945, Tokai Seiki đã bị ném bom. Những gì còn lại được Honda bán cho Toyota với giá 450.000 yên.
Cầm tiền trên tay, Honda lại quyết định kinh doanh và thành lập “Viện nghiên cứu công nghệ Honda”. Trên thực tế không tiến hành một nghiên cứu nào cả. Chỉ đơn giản là mua rẻ hàng loạt động cơ của quân đội, sửa chữa chúng và gắn vào xe đạp rồi bán những chiếc "xe máy" này kiếm lời. Thế mà thành công thật đáng kinh ngạc: chẳng bao lâu số động cơ dự trữ đã cạn kiệt. Khi đó Honda quyết định tự mình sản xuất động cơ, còn trong tương lai sẽ sản xuất môtô. Vào tháng 9/1948, “viện” trở thành hãng “Honda Motor” và bắt đầu xuất xưởng 2 kiểu động cơ dung tích 50 và 98cm3.
Đến tháng 8/1949, nguyên mẫu của chiến môtô mà sau này trở thành huyền thoại đã được chuẩn bị xong. Nó được trang bị động cơ 2 kỳ dung tích 98cm3 và có công suất 3 sức ngựa. Tất cả 20 nhân viên của “Honda” đã có mặt tại buổi thực nghiệm.
Công việc làm ăn thuận lợi, Hãng Honda Motor liên tiếp ký được những hợp đồng lớn. Từ năm 1952 đến 1954, Honda đã xây dựng 3 nhà máy tại Iamato, Aoi và Sirako với những trang bị hiện đại nhất. Hầu như mỗi năm hãng này đều cho ra đời mẫu xe ôtô và scooter mới. Vào năm 1959, Honda đã mở văn phòng đại diện ở Los Angeles. Trong kinh doanh, lúc nào ông cũng đi trước các đối thủ.
Năm 1973, khi hãng tròn 25 tuổi, Honda từ chức. Bằng tiền của mình, ông lập ra Liên đoàn quốc tế về vấn đề an toàn giao thông và Quỹ Honda, chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của khoa học và công nghệ đối với môi trường xung quanh. Cả cuộc đời ông chế tạo ra các loại máy, còn cuối đời lại lo gìn giữ thiên nhiên trước ảnh hưởng của chúng.
Soichiro Honda mất vào năm 1991, và chưa tiết lộ cho ai điều bí mật ông là ai trên thực tế - một nhà thiết kế và sáng chế hay một nhà kinh doanh nổi tiếng?
(Theo Hoàng Thương
An ninh thế giới)
Khi đó chàng thanh niên Honda 17 tuổi với trình độ văn hóa lớp 8 đang làm công việc chăm sóc cho con của ông chủ trạm bảo hành kỹ thuật ôtô Art Sokai. Thực tế đây là một xưởng sửa chữa ôtô bình thường, còn sau vụ động đất, nó hầu như biến thành đống đổ nát. Những người thợ bỏ đi mỗi người một nơi, chỉ còn mình Honda ở lại.
Cha ông, sau khi tham gia chiến tranh Nga – Nhật, đã tậu một xưởng nhỏ với lò rèn. Tại đó, Honda-cha đã sửa chữa những chiếc xe đạp cũ nát mua với giá “ve chai” để bán lại. Theo lời Honda-con nhớ lại sau này, các chi tiết xe đạp vốn là đồ chơi yêu thích của ông.
Chủ xưởng, ông Iuso Sakakibara không quan tâm lắm đến các ý nghĩ viển vông của chàng trai mơ mộng, rằng anh sẽ phục hồi xưởng và tại đó sẽ lắp ráp xe thể thao theo thiết kế của riêng mình. Ông để cho chàng Honda trẻ sử dụng những thiết bị còn lại theo ý của mình.
Honda ngày bé.
Ban ngày, Honda khôi phục xưởng và thực hiện một số đơn đặt hàng nào đó, còn ban đêm ông lắp ráp chiếc ôtô đua của mình từ những gì có trong tay. Chỉ có động cơ là ông đặt sẵn.
Ông đã có được cơ hội tại cuộc đua xe toàn quốc gần Tokyo. Honda đã xuất phát và phát triển tốc độ chưa từng có thời bấy giờ trên chiếc xe của mình: 120km/giờ (kỷ lục quốc gia về tốc độ này được giữ trong suốt 10 năm). Ông đã vượt tất cả các đối thủ và tiến thẳng đến đích, nhưng ngay trước ông một chiếc xe chạy chậm hơn cả một vòng bất ngờ bị chết máy. Với tốc độ cao nhất Honda đâm thẳng vào chiếc xe đó và bị lật 3 vòng... Từ ngày đó Honda đành phải quên đi sự nghiệp làm tay đua.
Năm 1937, Honda lập gia đình. Ông chuyển sang nghiên cứu chế tạo vòng bạc động cơ píttông. Để sản xuất chúng, Honda đã thành lập Hãng Tokai Seiki. Khi đó đây là việc rất có lãi: vòng bạc píttông có giá cao hơn thỏi bạc có cùng trọng lượng. Ông đã đầu tư toàn bộ vốn vào công việc này.
Thế nhưng công việc làm ăn của ông cũng vẫn không thuận lợi: vòng bạc píttông Tokai Seiki không đủ độ đàn hồi. Giáo sư Takasi Tasiro của Trường đại học Công nghệ tại địa phương khuyên ông thêm silic vào hợp chất. Vòng bạc píttông lập tức có được độ đàn hồi, còn Honda đã đánh giá được sự cần thiết của việc học và đã vào học hàm thụ tại trường đại học công nghệ. Công việc tại hãng lập tức phát triển, cuộc sống gia đình cũng đi vào quy củ.
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và chiến tranh Trung – Nhật, hãng của Honda đã cung cấp 40% vòng bạc píttông cho Công ty Toyota và còn cung cấp phụ tùng thay thế cho các hãng hàng không và đóng tàu. Vào năm 1945, Tokai Seiki đã bị ném bom. Những gì còn lại được Honda bán cho Toyota với giá 450.000 yên.
Cầm tiền trên tay, Honda lại quyết định kinh doanh và thành lập “Viện nghiên cứu công nghệ Honda”. Trên thực tế không tiến hành một nghiên cứu nào cả. Chỉ đơn giản là mua rẻ hàng loạt động cơ của quân đội, sửa chữa chúng và gắn vào xe đạp rồi bán những chiếc "xe máy" này kiếm lời. Thế mà thành công thật đáng kinh ngạc: chẳng bao lâu số động cơ dự trữ đã cạn kiệt. Khi đó Honda quyết định tự mình sản xuất động cơ, còn trong tương lai sẽ sản xuất môtô. Vào tháng 9/1948, “viện” trở thành hãng “Honda Motor” và bắt đầu xuất xưởng 2 kiểu động cơ dung tích 50 và 98cm3.
Đến tháng 8/1949, nguyên mẫu của chiến môtô mà sau này trở thành huyền thoại đã được chuẩn bị xong. Nó được trang bị động cơ 2 kỳ dung tích 98cm3 và có công suất 3 sức ngựa. Tất cả 20 nhân viên của “Honda” đã có mặt tại buổi thực nghiệm.
Công việc làm ăn thuận lợi, Hãng Honda Motor liên tiếp ký được những hợp đồng lớn. Từ năm 1952 đến 1954, Honda đã xây dựng 3 nhà máy tại Iamato, Aoi và Sirako với những trang bị hiện đại nhất. Hầu như mỗi năm hãng này đều cho ra đời mẫu xe ôtô và scooter mới. Vào năm 1959, Honda đã mở văn phòng đại diện ở Los Angeles. Trong kinh doanh, lúc nào ông cũng đi trước các đối thủ.
Năm 1973, khi hãng tròn 25 tuổi, Honda từ chức. Bằng tiền của mình, ông lập ra Liên đoàn quốc tế về vấn đề an toàn giao thông và Quỹ Honda, chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của khoa học và công nghệ đối với môi trường xung quanh. Cả cuộc đời ông chế tạo ra các loại máy, còn cuối đời lại lo gìn giữ thiên nhiên trước ảnh hưởng của chúng.
Soichiro Honda mất vào năm 1991, và chưa tiết lộ cho ai điều bí mật ông là ai trên thực tế - một nhà thiết kế và sáng chế hay một nhà kinh doanh nổi tiếng?
(Theo Hoàng Thương
An ninh thế giới)
Có thể bạn sẽ thích