Sống trong thế giới xã hội đen ở Nhật

Sống trong thế giới xã hội đen ở Nhật

Với mái tóc dài nhuộm nâu, chiếc quần jean bó sát, chật cứng, Shoko Tendo trông chẳng khác gì những phụ nữ trẻ sành điệu khác ở Nhật, cho đến khi cô bỏ chiếc áo sơ mi ra, để lộ những hình xăm chằng chịt trên lưng và trên hầu như toàn bộ cơ thể...

Hình xăm gồm những con rồng, phượng hoàng với đường nét trạm trổ tinh vi, ả gái điếm thời trung cổ với một ngực để trần và một con dao ngậm giữa hai hàm răng. Chúng là biểu tượng thời niên thiếu của một cô con gái một tay găngxtơ và thời “thanh xuân” của một thành viên băng nhóm hút hít.

Tendo, 39 tuổi, là tác giả của cuốn hồi ký “Yakuza Moon”, vừa xuất bản bằng tiếng Anh cho biết cảnh sát càng cố gắng diệt các thành viên của băng nhóm yakuza, thì càng làm cho họ trở nên khó lần theo hơn.

“Cảnh sát càng truy tìm gắt gao, thì yakuza đơn giản chỉ rút vào bóng tối, khiến hoạt động của họ càng khó theo dõi hơn trước”, Tendo cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng Reuters.

Theo cảnh sát, năm ngoái thành viên của các nhóm yakuza chỉ còn 41.500 người, giảm so với 43.000 năm 2005. Tuy nhiên nếu tính cả những tên du côn và băng nhóm đua xe trái phép, thì thành viên của yakuza lên đến khoảng 43.200.

Yakuza chính là băng nhóm tội phạm đã thực hiện những vụ bắn giết khiến cả nước Nhật bàng hoàng vào đầu năm nay, trong đó có vụ sát hại thị trưởng Nagasaki. Tendo cho biết các vụ bắn giết là cuộc trả đũa cho những biện pháp mạnh tay nhằm vào yakuza của chính phủ Nhật.

“Họ đã đẩy chúng tôi vào chân tường… Tất cả những gì mà họ từng kiếm sống được đều bị biến thành trái phép, vì vậy cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều”.

Bắt nguồn từ các nhóm đánh bạc và tội phạm xa xưa, yakuza từ lâu đã bị coi như là những samurai thất thế, bị bó buộc bởi truyền thống danh dự, nghĩa vụ và lối sống phong lưu thái quá.

Cha của Tendo là thủ lĩnh một băng nhóm có liên hệ với nhóm Yamaguchi-gumi, nhóm yakuza lớn nhất Nhật. Ông đã sống một cuộc sống “cổ điển”, phong lưu quá sức, với những bộ quần áo của Italia, những chiếc xe hơi nhập khẩu và chiếc mô tô Harley-Davidson.
Được nuôi dưỡng bằng những quy định nghiêm khắc về danh dự, Tendo vừa bị làm hư hỏng vừa bị rầy la bởi chính những người đàn ông đầy hình xăm trên mình thường xuyên lui tới nhà cô.

Ngoài ra cô còn phải đối mặt với những thành kiến và những áp đặt của cha mình. Để đối phó, cô đã gia nhập một băng nhóm, dùng ma túy và trở thành người tình của nhiều tay găngxtơ trước khi nhiều lần sống dở chết dở vì bị đánh đập và dùng thuốc quá liều. Cuối cùng cô đã quyết định phải thay đổi cuộc sống của chính mình.

Và giờ khi đã là một nhà văn, một người mẹ, Tendo tự tách mình ra khỏi thế giới yakuza, một thế giới mà cô cáo cảm giác là đang tự đánh mất truyền thống của nó.

Ở Nhật gia nhập một nhóm nào đó không phải là bất hợp pháp. Gần đây các băng nhóm còn trở nên công khai. Văn phòng của họ thậm chí còn có biển và đầy đủ danh sách các thành viên. Các băng nhóm phối hợp với cảnh sát, giao nộp những kẻ tình nghi để cảnh sát “lờ” đi những thành viên yakuza phạm tội nhẹ. Nhưng mối quan hệ này bị phá vỡ kể từ khi chính phủ áp dụng luật chống tội phạm có tổ chức nghiêm ngặt vào năm 1992.

Giờ đây nguồn thu nhập chính của yakuza đến từ cổ phiếu, bất động sản và tài chính. “Cái mà chúng ta sẽ thấy kể từ bây giờ là yakuza sẽ trở nên ngày một có tổ chức hơn, giống như Mafia ở Mỹ, tự phân chia thành hai khối, chuyên gia kinh doanh và chuyên gia bạo lực”, Manabu Miyazaki, con gái của một “bố già” khác cho biết.

Nhưng giống như nước Nhật, các băng nhóm cũng ngày một già đi, ít thanh niên chọn các băng nhóm tội phạm để kiếm sống hay theo đuổi sự nghiệp. Theo cảnh sát, “dân số” yakuza ở độ tuổi 20 ít hơn 20% so với năm 2005. “Họ nghĩ trở thành thành viên của yakuza giống như làm việc ở một công ty”, Miyazaki nói. “Còn có câu chuyện đùa là một thanh niên vào văn phòng của một băng nhóm, hỏi xem lương ở đó được bao nhiêu và liệu anh ta có được trả bảo hiểm hay không”.

Nhưng dù hình ảnh về các yakuza, với hình xăm đầy mình và bàn tay thiếu ngón (do quy định bị chặt ngón tay mỗi khi phạm sai lầm) trở nên lạc lõng trong đời sống hiện đại, yakuza vẫn không biến mất hoàn toàn.

"Ngày càng ít người muốn trở thành yakuza", Miyazaki nói. "Nhưng những ai muốn thì sẽ rất tinh quái, rất đáng sợ - và cực kỳ nguy hiểm".

(Dân trí)
(Theo Reuters)
 
Bình luận (2)

Hanenkid

New Member
Ðề: Sống trong thế giới xã hội đen ở Nhật

yakuza!! Nghe nói nhiều mà chưa gặp bao giờ.
Không biết có giống như trong phim không nữa.
 

minuong

New Member
hic, nguy hiểm thế mà có người vẫn pải tiếp xúc >_< thương wa' :*
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top