Công bằng, bình đẳng?

Công bằng, bình đẳng?

Khi có cơ hội "thâm nhập" vào đời sống của một số người Việt đang làm việc tại Nhật thì thường vẫn hay nghe họ than phiền về việc công ty không "công bằng" và họ không được đối xử "bình đẳng". Thử suy ngẫm lại 1 chút thì thấy như sau:
congbang.webp

Về tình huống để họ than phiền như trên thì có khá nhiều. Nhưng chung quy lại đa số là nằm ở việc khi quyền lợi của họ bị đụng chạm hay khi họ muốn có thêm quyền lợi. Ví dụ khi 1 nhóm người Việt cùng qua và cùng làm ở 1 công ty nào đấy nhưng có ai đó được công ty ưu ái trả lương cao hơn những người khác cũng sẽ nói rắng "bất bình đẳng" "phân biệt đối xử". Hay trường hợp trong tình hình khủng hỏang hiện nay ai cũng muốn đi làm và khi người Việt Nam ít được gọi đi làm và người Nhật hay người nước khác (nếu có) được gọi đi làm nhiều thì kết quả cũng là : "bị phân biệt đối xử, không công bằng!".

Thực tế và nguyên nhân nằm ở đâu?
Thực tế thì cái cảm giác "bất bình đẳng" đã nêu ra trên kia không phải không lý giải và thông cảm được. Nhưng suy nghĩ sâu xa hơn 1 chút thì sẽ thấy nguyên nhân nằm ở quan niệm về những vấn đề này ở Việt Nam và Nhật Bản khác nhau.

Nếu như ở Việt Nam mọi người có khuynh hướng nghĩ rằng "bình đẳng là mọi thứ phải giống nhau". Thí dụ nhân viên cùng vào công ty 1 thời điểm, cùng 1 trình độ làm cùng 1 công việc thì lương phải như nhau mới là bình đẳng. Ngược lại, người Nhật cho rằng: Mọi người bình đẳng trước kết quả công việc, bình đẳng giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Có nghĩa là ai làm được việc hơn sẽ có nhiều quyền lợi hơn. Vì lẽ đó mà đã phát sinh ra việc cùng qua 1 thời đỉêm nhưng sau đấy thì có 1 số người lương cao hơn, được ưu ái hơn(lý do là vì họ làm được việc).

Nói cách khác, khi phàn nàn về chuyện bình đẳng trong công ty Nhật thì đa số người Việt Nam chỉ nhìn từ 1 phía đó là quyền lợi của họ. Và họ cũng vô tình hay cố ý quên đi yếu tố nghĩa vụ. Có nghĩa là nếu anh muốn hưởng nhiều hơn người khác thì anh phải đóng góp nhiều hơn người khác.


Và cũng lưu ý là công ty Nhật, xã hội Nhật không tồn tại kiểu bình đẳng "cá mè một lứa": mọi người cùng thời sẽ giống nhau. Ngay cả người Nhật cũng có người cao kẻ thấp trong địa vị dù họ vào công ty cùng thời điểm. Do đó có lẽ nếu nói rằng người Nhật phân biệt đối xử, bất bình đẳng thì cũng chưa thật "công bằng" trong đánh giá.

Và cũng đừng quên rằng Nhật là xã hội tư bản ở đó sự cạnh tranh lành mạnh được khuyến khích. Còn Việt Nam là XHCN ở đó khuynh hướng " mọi người đều bình đẳng" trong quyền lợi còn bám rễ khá vững chắc.

Nếu bạn qua Nhật thiết nghĩ đây cũng là những vấn đề bạn nên lưu ý để tránh những rắc rối, buồn phiền không đáng có và để có những đánh giá "công bằng" hơn.
 
Sửa lần cuối:
Bình luận (2)

rikishi

New Member
Ðề: Công bằng, bình đẳng?

Chính xác mà nói ra, các bạn Tu Nghiệp Sinh khi qua đến Nhật, các bạn đều có một hoài bão làm việc để kiếm thêm thu nhập thay đổi cuộc sống gia đình, và có người mục đích thực ra là có kèm theo cả học tập là chính nữa. Vì lẽ đó các bạn rất cố gắng để được đặt chân qua Nhật. Và để được qua đến Nhật, các bạn ở VN đã phải kí khá nhiều loại giấy tờ, hợp đồng. Điều mấu chốt là ở đây, các bạn đã đồng ý tất cả các điều khoản khi ở VN rồi thì khi qua đây, các bạn không nên có một sự so sánh bằng giữa người Nhật và người Việt. Mặc dầu trên thực tế các xí nghiệp tiếp nhận có những chính sách đối đãi với các bạn tương đương với một người Nhật, nhưng riêng vấn đề Bonus, nói đúng ra là tiền thưởng theo kì, thực tế các bạn không có khoản này.

Có rất nhiều bạn TNS tâm sự với tôi, nói rằng tụi em qua đây, làm việc rất cật lực, làm không thua gì người Nhật, vậy mà người Nhật lại lương cao hơn, rồi còn tiền thưởng này nọ trong khi tụi em không có. Thật là không công bằng tí nào cả. Tuy nhiên tôi xin nói thẳng các bạn không đơn giản mục đích qua đây đều mục đích chính là Tu Nghiệp, là đem những kiến thức mình đã học trong 3 năm về để phục vụ quốc gia, đó là cái mục đích chính cho các chương trình Tu nghiệp. Chính vì lẽ đó, cộng thêm cái hợp đồng lương cơ bản mà các bạn đã được phía nghiệp đoàn định hướng khi ở VN, các bạn đã đặt bút kí cho cái kí kết đó để được qua Nhật, vậy thì vì lẽ gì mà các bạn lại đòi hỏi phải có sự ngang bằng với người Nhật sau khi các bạn đã qua đây. Cái đó các bạn nên suy nghĩ kĩ, nếu cảm thấy mình không thể chấp nhận vấn đề đó tốt nhất đừng nên đi tu nghiệp để rồi khi qua tới Nhật lại nói qua nói lại.
 

kamikaze

Administrator
là đem những kiến thức mình đã học trong 3 năm về để phục vụ quốc gia
Chẳng qua là cái cớ để Nhật có thể tiếp nhận lao động chân tay thôi. Thử nhìn lại xem cái mớ kiến thức học được đấy đã phục vụ được cho quốc gia thế nào. Chưa nói đến việc đáng lẽ ra những người đi tu nghiệp kia trước khi đi đã làm cái ngành mà mình sẽ tu nghiệp thì đa số là chưa có nghề nghiệp hay trái nghề. Sau khì về nước thì cũng ít ai làm hay có cơ hội để làm theo cái nghề đã tu nghiệp.

Mục đích thật sự của chương trình tu nghiệp này là gì? Đối với chính phủ Nhật đây là cách giải quyết thiếu lao động. Còn đối với các công ty thì đây là cách tìm được nhân công giá rẻ, trung thành với công ty trong 1 thời gian. Đố với người lao động (TNS) thì là kiếm tiền, giải quyết vấn đề thất nghiệp.

Tất nhiên cũng không thể phủ nhận vịêc có một số cá nhân, công ty thực hiện đúng cái khẩu hiệu học kỹ thuật, xây dựng đất nước, truyền bá kỹ thuật của chương trình TNS nhưng đa số là tiền, là nhân công giá rẻ!

Vì thế nên nếu đòi hỏi các công ty Nhật phải trả y như người Nhật thì họ thuê người nước ngòai để làm gì? Chưa nói đến việc thưởng là tùy ý của công ty. Ngay cả công ty Nhật cũng nhiều công ty không có. Và TNS khi phát biểu cái câu làm bằng người Nhật thì hãy suy nghĩ lại khả năng tiếng Nhật của mình thế nào? Có phải tự bản thân mình qua Nhật được hay là phải nhờ ai đó? Và hằng ngay khi có vấn đề xẩy ra thì gọi cho ai để giải quyết? Chả lẽ nhưng con người lo thủ tục, hằng ngày lo cho tns không bị ép, lo thủ tục v.v.. cho tns lại sống bằng nước bọt sao?

Nhưng nói chung là bà con TNS có cái thói quen là cứ thử đòi quyền lợi xem sao. Được thì tốt. Không được cũng chả sao. Người Nhật và các hiệp hội/ nghiệp đòan họ cũng thừa biết các thói quen này nên ít khi các đòi hỏi "vô lý" được chấp nhận.
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Chính quyền Trump hủy thị thực sinh viên quốc tế. Một nửa là người Ấn Độ, tiêu chí không rõ ràng.
Chính quyền Trump hủy thị thực sinh viên quốc tế. Một nửa là người Ấn Độ, tiêu chí không rõ ràng.
Việc hủy thị thực của sinh viên quốc tế dưới thời chính quyền Trump đang gây xôn xao ở Ấn Độ. Một nửa số trường hợp hủy thị thực được Hiệp hội Luật sư Cư trú Hoa Kỳ (AILA) xác định là sinh viên Ấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Nhập khẩu và bán gạo Hàn Quốc lần đầu tiên sau 35 năm trong bối cảnh giá gạo tăng vọt.
Nhật Bản : Nhập khẩu và bán gạo Hàn Quốc lần đầu tiên sau 35 năm trong bối cảnh giá gạo tăng vọt.
Theo báo cáo của tờ báo Hàn Quốc Dong-A Ilbo ngày 21, hai tấn gạo Hàn Quốc đã chính thức được nhập khẩu vào Nhật Bản sau khi hoàn tất thủ tục thông quan vào ngày 8. Gạo đã được bán từ ngày 10 tại...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : "Cuộc chiến giành khách sạn" giữa khách du lịch trong và ngoài nước, giá phòng sẽ tiếp tục tăng?
Nhật Bản : "Cuộc chiến giành khách sạn" giữa khách du lịch trong và ngoài nước, giá phòng sẽ tiếp tục tăng?
Giá phòng khách sạn tiếp tục tăng ở Tokyo và các thành phố khu vực. Theo khảo sát của Tokyo Shoko Research, giá phòng của 13 công ty quản lý khách sạn niêm yết (15 thương hiệu) trong giai đoạn từ...
Thumbnail bài viết: Mỹ đăng danh sách các rào cản thương mại phi thuế quan , đề cập đến việc kiểm tra ô tô Nhật Bản.
Mỹ đăng danh sách các rào cản thương mại phi thuế quan , đề cập đến việc kiểm tra ô tô Nhật Bản.
Vào chiều ngày 20 (sáng ngày 21 theo giờ Nhật Bản), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng một thông điệp trên nền tảng truyền thông xã hội của mình "Truth Social" có tiêu đề "Gian lận phi thuế quan"...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Khách tham quan Expo vượt quá 500.000 người, mục tiêu 28,2 triệu khách tham quan trong suốt sự kiện.
Nhật Bản : Khách tham quan Expo vượt quá 500.000 người, mục tiêu 28,2 triệu khách tham quan trong suốt sự kiện.
Hiệp hội Triển lãm Quốc tế Nhật Bản (Hiệp hội Expo) đã công bố vào ngày 20 rằng số lượng khách tham quan Triển lãm Osaka-Kansai đã vượt quá 500.000 người trong bảy ngày kể từ khi khai mạc vào ngày...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Các cuộc đàm phán Nhật Bản-Hoa Kỳ về các biện pháp thuế quan của chính quyền Trump cuối cùng đã bắt đầu. Tuy nhiên, có vẻ như cuộc họp đầu tiên không đi sâu vào chi tiết và kết luận vẫn chưa rõ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận giá gạo tăng 92,1%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận giá gạo tăng 92,1%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhìn vào diễn biến giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3, không tính thực phẩm tươi sống, vốn rất dễ biến động do thời tiết, đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm...
Thumbnail bài viết: Số tiền viện trợ ODA của Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư , mức giảm 14,4% do đồng yên mất giá.
Số tiền viện trợ ODA của Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư , mức giảm 14,4% do đồng yên mất giá.
Vào ngày 17, Bộ Ngoại giao thông báo rằng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố số tiền hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho năm 2024 (số liệu tạm thời) là...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba ghi nhận mức thấp nhất là 23,1% , lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ ở mức 50%.
Nhật Bản : Tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba ghi nhận mức thấp nhất là 23,1% , lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ ở mức 50%.
Theo cuộc thăm dò ý kiến của Jiji Press được tiến hành từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 4, tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba là 23,1%, giảm 4,8 điểm so với tháng trước, mức thấp nhất kể từ khi Nội các được...
Thumbnail bài viết: Người Việt Nam mang số lượng lớn "thuốc lá" vào Nhật Bản . Nhân viên hải quan tại Sân bay Kansai theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu.
Người Việt Nam mang số lượng lớn "thuốc lá" vào Nhật Bản . Nhân viên hải quan tại Sân bay Kansai theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu.
Cảnh giác trong suốt thời gian diễn ra Triển lãm Triển lãm Osaka-Kansai cuối cùng cũng đã khai mạc. Dự kiến sẽ có khoảng 3,5 triệu người từ nước ngoài đến tham quan trong thời gian diễn ra...
Your content here
Top