Thấy bài này tổng kết Mười sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2010 của đài VTV hay, nên đưa vào trong phần dịch thuật. Ai có hứng thú thì cùng nhau dịch nha!
Mười sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2010
2010 là năm kinh tế thế giới chứng kiến nhiều khó khăn, nhưng cũng có những điểm sáng trên con đường hồi phục với rất nhiều sự kiện đáng chú ý. VTV xin điểm lại 10 sự kiện tiêu biểu của kinh tế thế giới 2010.
1. Gói cứu trợ Hy Lạp 110 tỷ Euro
Ngày 2/5, Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thông qua gói cứu trợ kỷ lục chưa từng có tiền lệ: 110 tỷ Euro để cứu nền kinh tế Hy Lạp đang ngập trong nợ nần. Đây là đầu tiên trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, 1 gói cứu trợ được tung ra để cứu không chỉ một công ty hay một tập đoàn, mà là cả quốc gia.
2. Gói cứu trợ Ireland 85 tỷ Euro
Ngày 28/11, châu Âu lại phải thông qua gói cứu trợ mới 85 tỷ Euro cho Ireland nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 11 năm của đồng tiền chung châu Âu. Việc cứu trợ cho thấy hiệu ứng domino đã có quân bài tiếp theo, và châu Âu đã trở thành điểm tối nhất của kinh tế thế giới 2010.
3. Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục là điểm sáng nhất của kinh tế toàn cầu. Ngày 16/8 chính thức đánh dấu việc Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, với GDP quý 2 đạt 1,33 nghìn tỷ USD, so với 1,29 nghìn tỷ USD của Nhật Bản. Đây là dấu mốc lớn tiếp theo trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc sau khi vượt Pháp và Anh năm 2005, vượt Đức năm 2007, và nay chỉ còn đứng sau Mỹ.
4. Nhật Bản can thiệp thị trường tiền tệ
Sự suy yếu của Nhật Bản một phần liên quan đến sự đắt đỏ của đồng Yen. Ngày 15/9, thế giới xôn xao khi Nhật Bản bất ngờ can thiệp thị trường tiền tệ, lần đầu tiên trong 6 năm qua. Nhưng nếu nhìn vào sự tăng giá của đồng Yen vốn đã lên đến mức cao nhất trong 15 năm qua, thì can thiệp là chuyện không thể đảo ngược.
5. Tranh cãi về “chiến tranh tiền tệ”
Ngày 27/9, Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega tuyên bố: “Thế giới đang ở trong một cuộc chiến tranh tiền tệ”. Câu nói mạnh vào một thời điểm nhạy cảm đã châm ngòi cho cuộc tranh cãi toàn cầu kéo dài nhiều tháng xem thế giới có thực sự rơi vào cuộc chiến tiền tệ, khi nhiều nước chạy đua làm suy yếu đồng nội tệ của mình để thúc đẩy xuất khẩu, phục hồi kinh tế.
Dù chưa đến mức bùng nổ một cuộc chiến, nhưng những tranh cãi tiền tệ đã trở thành điểm nóng 2010.
6. FED bơm tiền 600 tỷ USD
Trong năm qua, kinh tế Mỹ tiếp tục khẳng định sức nặng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, với nguồn lực dồi dào để lại có thể can thiệp khi có dấu hiệu hụt hơi. Ngày 2/11, Cục dự trữ Liên bang (FED) công bố gói nới lỏng định lượng lần thứ 2, thực chất là lần bơm tiền trị giá 600 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng. Nếu đem cân, số tiền này nặng ít nhất 6000 tấn.
7. Trung Quốc đối phó với lạm phát
Quá nhiều tiền lưu thông cũng là một vấn đề nghiêm trọng, và đó là trường hợp của Trung Quốc. Ngày 11/11, lạm phát tháng 10 tại Trung Quốc được công bố lên mức báo động 4,4%. Ngày 11/12, lạm phát tháng 11 tiếp tục leo lên 5,1%, vượt ngưỡng nguy hiểm.
Một phần nguyên nhân là, tác động từ gói kích cầu khổng lồ năm trước. Vậy giải pháp là rút bớt tiền đi. Câu trả lời là, hai lần tăng lãi suất cơ bản, lần đầu tiên trong 3 năm qua, 6 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cùng một loạt biện pháp khác. Hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng nóng tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2010.
8. Thất bại của Hội nghị G20 tại Seoul
Trong bối cảnh các nền kinh tế đầu tàu có những động thái riêng lẻ để vực dậy nền kinh tế với những trục trặc khác nhau, thì một chính sách chung là điều không tưởng.
Đó cũng là lý do thất bại của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 11-12/11, khi không ra được tuyên bố chung về một kế hoạch hành động đối phó với khủng hoảng và những tranh cãi tiền tệ. Thất bại này phản ánh thực trạng chung của năm 2010, khi sự phối hợp chính sách toàn cầu trở nên mờ nhạt so với những năm trước, lúc khủng hoảng mới bùng phát.
9. Giá vàng kỷ lục 1.427 USD/ounce
Khi kinh tế bấp bênh, vàng lại trở thành nơi trú ẩn an toàn. Một làn sóng đầu tư vào vàng đã đẩy giá vàng nhiều lần phá kỷ lục trong năm 2010 và lên đến đỉnh cao nhất mọi thời đại, 1.427 USD/ounce, ngày 6/12 vừa qua.
10. GM phát hành cổ phiếu lần đầu
Trong vô vàn sự kiện của năm 2010, GM đã trở thành cái tên nổi bật, khi ngày 17/11, hãng ô tô từng rơi vào vụ phá sản lớn nhất trong ngành công nghiệp sản xuất Mỹ phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng - một sự trở lại ngoạn mục sau quá trình tái cấu trúc.
Câu chuyện GM của năm ngoái từng là ví dụ cho thấy quá lớn vẫn có thể bị phá sản, còn câu chuyện GM của năm nay là minh chứng rằng, phá sản rồi vẫn có thể hồi sinh, bỏ lại quá khứ thua lỗ sau lưng. Nó khẳng định sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước đóng vai trò quan trọng để cứu những tập đoàn là xương sống của nền kinh tế.
Theo : http://vtv.vn
Mười sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2010
2010 là năm kinh tế thế giới chứng kiến nhiều khó khăn, nhưng cũng có những điểm sáng trên con đường hồi phục với rất nhiều sự kiện đáng chú ý. VTV xin điểm lại 10 sự kiện tiêu biểu của kinh tế thế giới 2010.
1. Gói cứu trợ Hy Lạp 110 tỷ Euro
Ngày 2/5, Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thông qua gói cứu trợ kỷ lục chưa từng có tiền lệ: 110 tỷ Euro để cứu nền kinh tế Hy Lạp đang ngập trong nợ nần. Đây là đầu tiên trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, 1 gói cứu trợ được tung ra để cứu không chỉ một công ty hay một tập đoàn, mà là cả quốc gia.
2. Gói cứu trợ Ireland 85 tỷ Euro
Ngày 28/11, châu Âu lại phải thông qua gói cứu trợ mới 85 tỷ Euro cho Ireland nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 11 năm của đồng tiền chung châu Âu. Việc cứu trợ cho thấy hiệu ứng domino đã có quân bài tiếp theo, và châu Âu đã trở thành điểm tối nhất của kinh tế thế giới 2010.
3. Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục là điểm sáng nhất của kinh tế toàn cầu. Ngày 16/8 chính thức đánh dấu việc Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, với GDP quý 2 đạt 1,33 nghìn tỷ USD, so với 1,29 nghìn tỷ USD của Nhật Bản. Đây là dấu mốc lớn tiếp theo trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc sau khi vượt Pháp và Anh năm 2005, vượt Đức năm 2007, và nay chỉ còn đứng sau Mỹ.
4. Nhật Bản can thiệp thị trường tiền tệ
Sự suy yếu của Nhật Bản một phần liên quan đến sự đắt đỏ của đồng Yen. Ngày 15/9, thế giới xôn xao khi Nhật Bản bất ngờ can thiệp thị trường tiền tệ, lần đầu tiên trong 6 năm qua. Nhưng nếu nhìn vào sự tăng giá của đồng Yen vốn đã lên đến mức cao nhất trong 15 năm qua, thì can thiệp là chuyện không thể đảo ngược.
5. Tranh cãi về “chiến tranh tiền tệ”
Ngày 27/9, Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega tuyên bố: “Thế giới đang ở trong một cuộc chiến tranh tiền tệ”. Câu nói mạnh vào một thời điểm nhạy cảm đã châm ngòi cho cuộc tranh cãi toàn cầu kéo dài nhiều tháng xem thế giới có thực sự rơi vào cuộc chiến tiền tệ, khi nhiều nước chạy đua làm suy yếu đồng nội tệ của mình để thúc đẩy xuất khẩu, phục hồi kinh tế.
Dù chưa đến mức bùng nổ một cuộc chiến, nhưng những tranh cãi tiền tệ đã trở thành điểm nóng 2010.
6. FED bơm tiền 600 tỷ USD
Trong năm qua, kinh tế Mỹ tiếp tục khẳng định sức nặng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, với nguồn lực dồi dào để lại có thể can thiệp khi có dấu hiệu hụt hơi. Ngày 2/11, Cục dự trữ Liên bang (FED) công bố gói nới lỏng định lượng lần thứ 2, thực chất là lần bơm tiền trị giá 600 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng. Nếu đem cân, số tiền này nặng ít nhất 6000 tấn.
7. Trung Quốc đối phó với lạm phát
Quá nhiều tiền lưu thông cũng là một vấn đề nghiêm trọng, và đó là trường hợp của Trung Quốc. Ngày 11/11, lạm phát tháng 10 tại Trung Quốc được công bố lên mức báo động 4,4%. Ngày 11/12, lạm phát tháng 11 tiếp tục leo lên 5,1%, vượt ngưỡng nguy hiểm.
Một phần nguyên nhân là, tác động từ gói kích cầu khổng lồ năm trước. Vậy giải pháp là rút bớt tiền đi. Câu trả lời là, hai lần tăng lãi suất cơ bản, lần đầu tiên trong 3 năm qua, 6 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cùng một loạt biện pháp khác. Hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng nóng tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2010.
8. Thất bại của Hội nghị G20 tại Seoul
Trong bối cảnh các nền kinh tế đầu tàu có những động thái riêng lẻ để vực dậy nền kinh tế với những trục trặc khác nhau, thì một chính sách chung là điều không tưởng.
Đó cũng là lý do thất bại của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 11-12/11, khi không ra được tuyên bố chung về một kế hoạch hành động đối phó với khủng hoảng và những tranh cãi tiền tệ. Thất bại này phản ánh thực trạng chung của năm 2010, khi sự phối hợp chính sách toàn cầu trở nên mờ nhạt so với những năm trước, lúc khủng hoảng mới bùng phát.
9. Giá vàng kỷ lục 1.427 USD/ounce
Khi kinh tế bấp bênh, vàng lại trở thành nơi trú ẩn an toàn. Một làn sóng đầu tư vào vàng đã đẩy giá vàng nhiều lần phá kỷ lục trong năm 2010 và lên đến đỉnh cao nhất mọi thời đại, 1.427 USD/ounce, ngày 6/12 vừa qua.
10. GM phát hành cổ phiếu lần đầu
Trong vô vàn sự kiện của năm 2010, GM đã trở thành cái tên nổi bật, khi ngày 17/11, hãng ô tô từng rơi vào vụ phá sản lớn nhất trong ngành công nghiệp sản xuất Mỹ phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng - một sự trở lại ngoạn mục sau quá trình tái cấu trúc.
Câu chuyện GM của năm ngoái từng là ví dụ cho thấy quá lớn vẫn có thể bị phá sản, còn câu chuyện GM của năm nay là minh chứng rằng, phá sản rồi vẫn có thể hồi sinh, bỏ lại quá khứ thua lỗ sau lưng. Nó khẳng định sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước đóng vai trò quan trọng để cứu những tập đoàn là xương sống của nền kinh tế.
Theo : http://vtv.vn