Kanji là một trong những bộ phận phiền phức nhất trong tiếng Nhật. Nhiều lần tôi chứng kiến những nguời Nhật phải lúng túng như thế nào để đọc đúng một từ hoặc viết một chữ. Khi nào có dịp
nữa sẽ bàn thêm một số chuyện xoay quanh thứ văn tự rối rắm này.
Kanji vốn đã khó nhớ,khó đọc,khó viết nhưng lại càng gây khốn đốn hơn cho nguời đọc khi chúng không nằm trong quỹ đạo thông thường.
Chẳng hạn,các bạn thử đọc đúng các từ sau xem
Một số ví dụ
睦月
如月
水無月
陽炎
山車
神主
店子
神酒
師走
海原
Vâng vâng và vâng vâng. Những từ đi trật quỹ đạo này chiếm rất nhiều trong tiếng Nhật. Cách hình thành chúng đều có liên quan đến những điển tích từ xưa mà ngày nay chắc cũng ít người quan tâm. Có khi chúng được hình thành tự do ngay trong ý thức của nguời sử dụng.
Chẳng hạn ở Sài Gòn tôi thấy một hiệu ăn tên Wasabi, thông thường sẽ viết là 山葵 Hay わさび nhưng họ lại viết một cách đầy ẩn ý là 和さび。Chữ này cũng đọc là wasabi nhưng lại gợi lên
trong tâm người đọc một vẻ đẹp u nhàn thanh tịch cổ điển của Nhật Bản. Tương tự,ngày xưa người Tàu gọi người Nhật một cách miệt thị (Hmmm ngày xưa thì nguời Tàu tự cho mình là cái hoa chính giữa mà khinh nhờn bốn phía,gọi những nước phía Nam như Việt Nam là Nam Man,bọn mọi phía nam,những nước phía Bắc của Tàu là Bắc Địch,phía Đông là Đông Di,phía Tây là Tây Nhung)là Wajin 倭人 nghĩa là những nguời lùn. Nhưng lòng tự trọng của người Nhật đã đọc viết chữ Wajin thành 和人 . Quả là không chút sai sót.
Nói chuyện những cách đọc trật quỹ đạo như thế hình thành từ nhận thức của nguời sử dụng, trong công viên thì chữ thùng rác Gomibako thường được viết là ゴミ箱 hay 塵箱 nhưng có nơi lại viết một cách hoa mỹ và quý tộc là 御美箱。Tuy cũng đọc giống nhau nhưng nhìn chữ sau các bạn sẽ thấy ra được nét khác biệt giữa các cách viết trên. Dĩ nhiên thì đa số trường hợp thì ý nghĩa cơ bản của chúng là giống nhau nhưng những nét tinh tế của con chữ đã biến đổi. Một trường hợp khác là khi nói về cái gọi là Japanese Spirit (yamato damashii 大和魂) người ta hay nói đến chữ Wabi わび hay sabi 寂び. Hình như chữ Wabi không bao giờ được biểu thị bằng Kanji nhưng Hiba rất hay dùng chữ Kanji 和美 để biểu thị cho cách đọc Wabi. Cũng là một cách dùng của cá nhân.
Một trường hợp khác để khiến Kanji bị đọc lệch là trong một ngữ
cảnh của chữ đồng nghĩa. Trường hợp này hay thấy trong các tác phẩm văn học hiện đại hay Manga.
Chẳng hạn câu 私は日本で生まれた。Thì nhiều trường hợp chữ 日本 được đọc thành ジャパン.
Trong câu 妹(幸子)は幸せだ thì nếu như em gái của người nói tên là Sachiko thì chữ 妹 sẽ được đọc là Sachiko 幸子。
Vâng vâng và vâng vâng. Khi các bạn đọc trong sách giáo khoa thì có lẽ ít gặp những trường hợp này. Nhưng sau này nếu có gặp thì cũng chớ có bỡ ngỡ.
Chính chữ Kanji có cách đọc lôi thôi như thế nên kéo theo việc tên họ của người Nhật cũng lôi thôi. Lắm lúc người trong một nước lại gọi sai tên nhau hay tắc lưỡi không biết phải gọi ra sao. Khi nào có dịp sẽ lang mang vài dòng nữa.
(Nguồi:www.jap4viet.com)
nữa sẽ bàn thêm một số chuyện xoay quanh thứ văn tự rối rắm này.
Kanji vốn đã khó nhớ,khó đọc,khó viết nhưng lại càng gây khốn đốn hơn cho nguời đọc khi chúng không nằm trong quỹ đạo thông thường.
Chẳng hạn,các bạn thử đọc đúng các từ sau xem
Một số ví dụ
睦月
如月
水無月
陽炎
山車
神主
店子
神酒
師走
海原
Vâng vâng và vâng vâng. Những từ đi trật quỹ đạo này chiếm rất nhiều trong tiếng Nhật. Cách hình thành chúng đều có liên quan đến những điển tích từ xưa mà ngày nay chắc cũng ít người quan tâm. Có khi chúng được hình thành tự do ngay trong ý thức của nguời sử dụng.
Chẳng hạn ở Sài Gòn tôi thấy một hiệu ăn tên Wasabi, thông thường sẽ viết là 山葵 Hay わさび nhưng họ lại viết một cách đầy ẩn ý là 和さび。Chữ này cũng đọc là wasabi nhưng lại gợi lên
trong tâm người đọc một vẻ đẹp u nhàn thanh tịch cổ điển của Nhật Bản. Tương tự,ngày xưa người Tàu gọi người Nhật một cách miệt thị (Hmmm ngày xưa thì nguời Tàu tự cho mình là cái hoa chính giữa mà khinh nhờn bốn phía,gọi những nước phía Nam như Việt Nam là Nam Man,bọn mọi phía nam,những nước phía Bắc của Tàu là Bắc Địch,phía Đông là Đông Di,phía Tây là Tây Nhung)là Wajin 倭人 nghĩa là những nguời lùn. Nhưng lòng tự trọng của người Nhật đã đọc viết chữ Wajin thành 和人 . Quả là không chút sai sót.
Nói chuyện những cách đọc trật quỹ đạo như thế hình thành từ nhận thức của nguời sử dụng, trong công viên thì chữ thùng rác Gomibako thường được viết là ゴミ箱 hay 塵箱 nhưng có nơi lại viết một cách hoa mỹ và quý tộc là 御美箱。Tuy cũng đọc giống nhau nhưng nhìn chữ sau các bạn sẽ thấy ra được nét khác biệt giữa các cách viết trên. Dĩ nhiên thì đa số trường hợp thì ý nghĩa cơ bản của chúng là giống nhau nhưng những nét tinh tế của con chữ đã biến đổi. Một trường hợp khác là khi nói về cái gọi là Japanese Spirit (yamato damashii 大和魂) người ta hay nói đến chữ Wabi わび hay sabi 寂び. Hình như chữ Wabi không bao giờ được biểu thị bằng Kanji nhưng Hiba rất hay dùng chữ Kanji 和美 để biểu thị cho cách đọc Wabi. Cũng là một cách dùng của cá nhân.
Một trường hợp khác để khiến Kanji bị đọc lệch là trong một ngữ
cảnh của chữ đồng nghĩa. Trường hợp này hay thấy trong các tác phẩm văn học hiện đại hay Manga.
Chẳng hạn câu 私は日本で生まれた。Thì nhiều trường hợp chữ 日本 được đọc thành ジャパン.
Trong câu 妹(幸子)は幸せだ thì nếu như em gái của người nói tên là Sachiko thì chữ 妹 sẽ được đọc là Sachiko 幸子。
Vâng vâng và vâng vâng. Khi các bạn đọc trong sách giáo khoa thì có lẽ ít gặp những trường hợp này. Nhưng sau này nếu có gặp thì cũng chớ có bỡ ngỡ.
Chính chữ Kanji có cách đọc lôi thôi như thế nên kéo theo việc tên họ của người Nhật cũng lôi thôi. Lắm lúc người trong một nước lại gọi sai tên nhau hay tắc lưỡi không biết phải gọi ra sao. Khi nào có dịp sẽ lang mang vài dòng nữa.
(Nguồi:www.jap4viet.com)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: