Ban đầu, lễ Giáng Sinh được du nhập vào Nhật Bản khi những người Châu Âu đầu tiên mang theo đạo Thiên chúa đặt chân lên đất nước này vào thế kỷ 16. Trong nhiều năm liền, chỉ có những người theo đạo Thiên chúa ở Nhật mới tổ chức Giáng Sinh. Nhưng bất chấp sự thật rằng lượng người dân Nhật Bản cải giáo theo Thiên chúa chỉ chiếm 2%, chỉ trong vài thập kỷ sau đó, Giáng Sinh đã trở nên phổ biến trên toàn nước Nhật. Ngày nay, Giáng Sinh đã trở thành một ngày lễ đầy ý nghĩa ở Nhật Bản, là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng của mình với những người xung quanh.
Hình ảnh một ngôi nhà truyền thống được trang trí bằng cây thông Noel không còn xa lạ ở Nhật Bản
Trong khi Giáng Sinh không phải là một ngày lễ quốc gia, thì ở Nhật Bản, ngày càng có nhiều người, nhiều gia đình coi đây là một lễ hội thật sự, và tạo ra các tục lệ cho ngày này. Họ trang trí nhà cửa bằng những cây thường xanh và tầm gửi, tặng những món quà nhỏ nhắn và đắt tiền cho người thân, và đón Giáng Sinh bằng một bữa ăn đặc biệt.
Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi japan-guide.com giữa những người Nhật Bản trẻ, 54% trả lời rằng Giáng Sinh có một ý nghĩa đặc biệt đối với họ, với phụ nữ và các teen dịp lễ này thậm chí còn bộc lộ một sức hút riêng biệt.
Cây thông dưới chân tháp Tokyo
Tuy nhiên, hồ hởi đón Giáng Sinh nhất có lẽ vẫn là các cửa hàng bán lẻ và các khu phố mua sắm, nơi những cây thông Noel, ông già tuyết và những đồ trang trí khác được trưng bày từ vài tuần trước. Một vài điểm công cộng còn được trang hoàng bằng những hệ thống đèn rực rỡ.
Giáng Sinh ở Tokyo Dome
Shibuya
Món ăn truyền thống trong lễ Giáng Sinh của người Nhật là “Bánh Giáng Sinh”, thường được làm từ bánh xốp, dâu tây và kem đánh bông. Theo khảo sát của japan-guide.com, 73% người dân ăn Giáng Sinh với bánh kem.
Vào Ngày Giáng Sinh, người dân Nhật Bản ra ngoài và ăn ở… Kentucky Fried Chicken!! Phải, bữa ăn Giáng Sinh của người Nhật là KFC. Vào cuối những năm thập kỷ 50, KFC làm ăn không tốt ở Nhật, và họ đã quảng cáo rằng bữa ăn truyền thống của phương Tây vào lễ Giáng Sinh là gà rán. Vậy là ngày 25/12 năm nào người Nhật cũng tới KFC
Bản nhạc được ưa thích nhất trong dịp lễ này là Bản giao hưởng số 9 của Beethoven.
Ở Nhật Bản có một vị thần hay thầy tú được biết dưới cái tên Hoteiosho, ông rất giống Santa Claus của phương Tây. Ông luôn được mô tả là một ông già tốt bụng mang theo một cái túi khổng lồ và đến các nhà phát quà cho trẻ con. Người ta cho rằng ông có mắt ở sau đầu để chắc chắc là lũ trẻ cư xử đúng mực.
( ichinews.vn )
Hình ảnh một ngôi nhà truyền thống được trang trí bằng cây thông Noel không còn xa lạ ở Nhật Bản
Trong khi Giáng Sinh không phải là một ngày lễ quốc gia, thì ở Nhật Bản, ngày càng có nhiều người, nhiều gia đình coi đây là một lễ hội thật sự, và tạo ra các tục lệ cho ngày này. Họ trang trí nhà cửa bằng những cây thường xanh và tầm gửi, tặng những món quà nhỏ nhắn và đắt tiền cho người thân, và đón Giáng Sinh bằng một bữa ăn đặc biệt.
Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi japan-guide.com giữa những người Nhật Bản trẻ, 54% trả lời rằng Giáng Sinh có một ý nghĩa đặc biệt đối với họ, với phụ nữ và các teen dịp lễ này thậm chí còn bộc lộ một sức hút riêng biệt.
Cây thông dưới chân tháp Tokyo
Tuy nhiên, hồ hởi đón Giáng Sinh nhất có lẽ vẫn là các cửa hàng bán lẻ và các khu phố mua sắm, nơi những cây thông Noel, ông già tuyết và những đồ trang trí khác được trưng bày từ vài tuần trước. Một vài điểm công cộng còn được trang hoàng bằng những hệ thống đèn rực rỡ.
Giáng Sinh ở Tokyo Dome
Shibuya
Món ăn truyền thống trong lễ Giáng Sinh của người Nhật là “Bánh Giáng Sinh”, thường được làm từ bánh xốp, dâu tây và kem đánh bông. Theo khảo sát của japan-guide.com, 73% người dân ăn Giáng Sinh với bánh kem.
Vào Ngày Giáng Sinh, người dân Nhật Bản ra ngoài và ăn ở… Kentucky Fried Chicken!! Phải, bữa ăn Giáng Sinh của người Nhật là KFC. Vào cuối những năm thập kỷ 50, KFC làm ăn không tốt ở Nhật, và họ đã quảng cáo rằng bữa ăn truyền thống của phương Tây vào lễ Giáng Sinh là gà rán. Vậy là ngày 25/12 năm nào người Nhật cũng tới KFC
Bản nhạc được ưa thích nhất trong dịp lễ này là Bản giao hưởng số 9 của Beethoven.
Ở Nhật Bản có một vị thần hay thầy tú được biết dưới cái tên Hoteiosho, ông rất giống Santa Claus của phương Tây. Ông luôn được mô tả là một ông già tốt bụng mang theo một cái túi khổng lồ và đến các nhà phát quà cho trẻ con. Người ta cho rằng ông có mắt ở sau đầu để chắc chắc là lũ trẻ cư xử đúng mực.
( ichinews.vn )
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có thể bạn sẽ thích