Giới thiệu về các loại bảo hiểm ở Nhật.

Giới thiệu về các loại bảo hiểm ở Nhật.

Có thể nói Nhật Bản là nước có nền phúc lợi công cộng khá tốt. Bảo hiểm cũng là một lĩnh vực mà chính phủ và người dân Nhật rất chú trọng. Có 2 loại bảo hiểm, đó là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm lao động.

I. Bảo hiểm xã hội:

1. Bảo hiểm sức khỏe(健康保険)

Đây là loại tiền bảo hiểm mà những người có công việc làm ổn định phải đóng. Mức độ cao thấp tùy vào thu nhập của người lao động(tổng thu nhập/1000 .85). Theo luật thì người lao động sẽ chịu 1/2 và chủ thuê mướn sẽ chịu 1/2 còn lại.

Và khi người công nhân bị bệnh công ty bảo hiểm sẽ chi trả 70%.

2. Bảo hiểm phúc lợi (厚生年金)

Đây là loại bảo hiểm bắt buộc đối với những người có việc làm. Và cũng do người lao động và công ty cùng chịu. Loại bảo hiểm này có mục đích bảo đảm cuộc sống cho người lao động và gia đình (trong trường hợp người lao động chết )khi về già.

(Xin lỗi là có lẽ trong phần này cách dùng từ tiếng Việt không chính xác lắm).

3.Bảo hiểm sức khỏe quốc dân (国民健康保険)

Đây là loại bảo hiểm có chức năng giống bảo hiểm sức khỏe ở mục 1. Tuy thế nó dành cho những người tự kinh doanh hay những người không có việc làm. Khi có bệng tật, công ty bảo hiểm sẽ chi trả 70%.

Người nước ngoài (lưu học sinh) cư trú ở Nhật trên 1 năm có nghĩa vụ phải tham gia đóng bảo hiểm này.

4. Tiền phúc lợi quốc dân 国民年金
Giống với bảo hiểm phúc lợi nhưng dành cho người không có việc làm hay người tự kinh doanh. Áp dụng với những người trên 20 tuổi. Số tiền trưng thu là 13300 Yên /tháng.

5. Tiền về nước 脱退一時金

Kể từ 4 năm 1995 trở đi, Nhật đã ban hành luật trả lại tiền bảo hiểm cho người nước ngoài đóng các loại bảo hiểm trên trong thời gian trên 6 tháng sau đó về nước. Nếu sau khi về nước trong vòng 2 năm, người đã đóng bảo hiểm làm thủ tục thì sẽ được công ty bảo hiểm trả lại 1 số tiền. số tiền này tương ứng với thời gian mà người đó đã đóng.

Để làm được thủ tục này người đóng bảo hiểm phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Không mang quốc tịch Nhật
+Đóng bảo hiểm trên 6 tháng.
+Không sống ở Nhật
+Từ trước đến nay chưa nhận tiền bảo hiểm như thế này lần nào.

(kỳ tới: Bảo hiểm lao động)
 
Bình luận (4)

kamikaze

Administrator
Ðề: Giới thiệu về các loại bảo hiểm ở Nhật.

II- Bảo hiểm lao động (労働保険)

Được chia làm hai loại chính. Đó là Bảo Hiểm Thuê Mướn và bảo hiểm Tai Nạn Lao Động.

1. Bảo hiểm Thuê Mướn:

-Mục đích: Hỗ trợ người lao động khi họ bị mất việc.
-Tính chất bắt buộc: Hoàn toàn bắt buộc.

-Điều kiện:
Theo nguyên tắc thì để lãnh bảo hiểm này người lao động phải đóng bảo hiểm từ 6 tháng trở lên. Và trong 6 tháng này 1 tháng ít ra cũng phải làm việc từ 14 ngày trở lên.Đối với người lao động làm việc theo thời vụ thì thời gian làm việc và đóng bảo hiểm phải 1 năm trở lên và mỗi tuần phải làm việc 20 giờ trở lên.
-Cách thanh tóan:
Khi nghỉ việc người lao động phải yêu cầu chủ thuê mướn cấp giấy chứng nhận ghi rõ thời gian đóng bảo hiểm, ly do thôi việc... và nộp giấy này cho phòng bảo hiểm để làm các thủ tục cần thiết.

-Số tiền được lãnh:Khỏang 39-330 ngày lương.

2. Bảo hiểm tai nạn lao động (còn tiếp)
 

kamikaze

Administrator
Ðề: Giới thiệu về các loại bảo hiểm ở Nhật.

Bảo hiểm tai nạn lao động

Trong trường hợp người lao động bị tai nạn trong lúc làm việc, trên đường đi làm việc hoặc do lý do công việc mà bị mắc bệnh hay bị tử vong thì bảo hiểm sẽ đền bù cho phí tổn chữa trị hay các di chứng thương tật. Đây là một lọai bảo hiểm hết sức quan trọng.
Những nơi có thuê mướn lao động đều có nghĩa vụ đóng bảo hiểm này. Và bảo hiểm này sẽ do công ty chịu 100%.

Những trường hợp được lãnh bảo hiểm:
+Trường hợp bị tai nạn trên đường đi làm việc: Tiền bồi dưỡng hoặc tiền chữa trị
+Trường hợp không thể làm việc được: Tiền dưỡng bệnh hay tiền lương cho những ngày nghỉ
+Trường hợp bị thương tật: Tiền bồi thường thương tật
+Trường hợp tử vong: Tiền mai táng, tiền chia buồn với gia đình(được trả cho gia đình)

Bảo hiểm lao động được áp dụng cho tất cả mọi người lao động nước ngòai khi có chứng cớ rõ ràng là bị tai nạn hay bệnh tật có liên quan đến công việc và hoàn tòan không liên quan đến quốc tịch hay tư cách lưu trú của người đó.

Thủ tục xin bảo hiểm là sẽ do người được bảo hiểm hoặc công ty tiến hành tại văn phòng quản lý lao động đia phương, nơi công ty có văn phòng. Tiền chi phí chữa bệnh sẽ do phòng quản lý lao động trực tiếp chi trả. Trường hợp không đi làm được thì được trả tiền trợ cấp chữa bệnh với tỷ lệ 60% lương cơ bản từ ngày thứ 4 nghỉ việc trở đi. Ba ngày đầu nghỉ việc sẽ do công ty chi trả với tỷ lệ là 60% lương cơ bản. Bù vào khỏang này thì nhà nước sẽ thanh tóan 20 % do đó tổng số tiền nhận được sẽ là 80%. Trong đơn xin lãnh tiền bảo hiểm phải ghi rõ tài khỏan ngân hàng của người đứng ra xin. Thời gian thanh tóan từ 1 đến 2 tháng.

Bệnh kinh niên:

Khi bệnh trạng được cố định và không thể chữa trị nữa thì bác sĩ sẽ phán đóan là bệnh kinh niên. Cho dù có bị phán đóan là bệnh kinh niêm đi nữa mà sau đó bệnh trạng trở nên nặng hơn thì bạn nên yêu cầu việc tiếp tục chữa trị vì có trường hợp 6 tháng kể từ khi bắt đầu chữa trị mà bệnh không khỏi thì bạn sẽ được lãnh tiền dưỡng bệnh kinh niên.


Tiền bồi thường thương tật:

Cho dù có bị phán đóan là bệnh kinh niên đi nữa mà sau 1 thời gian vẫn để lại di chứng thì theo mức độ thương tật mà có thể nhận được tiền bồi thưởng tổn hại. Sau thời gian “bệnh kinh niên” thì bạn có thể làm đơn xin bảo hiểm tổn hại. Phòng quản lý lao động sẽ cấp chứng nhận cho bạn. Chứng nhận này sẽ do bác sĩ của phòng quản lý lao động cấp sau khi đã kiểm tra và xác định được mức độ bệnh án cho bạn. Mức độ bệnh được chia thành 14 bậc. Từ 8-14 sẽ được nhận được tiền trợ cấp 1 lần. Cấp 1 sẽ nhận được 3420000 yên.
 

samurai

New Member
Ðề: Giới thiệu về các loại bảo hiểm ở Nhật.

GD toi co dua cho giay thong bao cac khoan bao hiem phai dong .toi thay phai dong 3 loai BH la bao hien suc khoe,Bh phuc loi va mot loai Bh nua nhung T chua doc dc chu han.khoan nay phai dóng.1144 yen.va tien thue loi tuc,vay sau khoi ve nuoc T dc nhan nhung khoan tien nao.hien toi dang la TNS .rat mong nhan dc su huong dan cua cac ban.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top