(Dân trí) - Để tìm lại hình ảnh người đàn ông lý tưởng cho các bà, các cô, một nhóm đàn ông trung niên Nhật Bản vừa thành lập Hiệp hội “Những người đàn ông yêu vợ”. Hiệp hội hoạt động với tôn chỉ: duy trì hành phúc gia đình và thúc đẩy “văn hóa yêu vợ”.
"Bày tỏ sự quan tâm, che chở đến người phụ nữ của đời mình là bạn đang xây dựng tổ ấm của mình, làm cho cuộc sống bền vững là tốt đẹp hơn. Điều này là thực sự có lợi và cần thiết để xây dựng một nếp sống văn minh, một xã hội ổn định". Một trong những nhà sáng lập ra Hiệp hội phát biểu.
Hội trưởng danh dự của Hội là một người đàn ông Nhật sống vào những năm đầu thế kỷ 20. Ông này sau khi nhận được tin vợ chết đã từng hét to lên rằng: "Tôi yêu vợ tôi biết mấy".
Hội đã định ra các ngày cuối cùng của tháng là "Ngày yêu vợ" để các đấng lang quân tặng hoa và nói lời cảm ơn đến các "nội tướng" thay vì chỉ nhớ làm việc này vào dịp 8/3 hay một vài dịp đặc biệt khác trong năm.
Phép tắc vàng mà Hiệp hội đề xuất riêng cho "Ngày yêu vợ" bao gồm 5 điểm trọng yếu: Về nhà trước 20h, cùng gia đình dùng cơm tối, luôn nói lời cảm ơn với vợ, gọi tên vợ và luôn nhìn vào mắt vợ mỗi khi 2 người trò chuyện.
Tờ Daily Post của Anh cho biết, trong "Ngày yêu vợ" đầu tiên của năm 2007, đã có 3 người chồng mẫu mực giành được giải thưởng và được chứng nhận là "Người đàn ông yêu vợ".
Tại các buổi họp mặt của Hội, hoạt động thúc đẩy sự hiểu biết giữa các cặp vợ chồng luôn được các thành viên nhiệt liệt hưởng ứng. Ấn tượng nhất là cảnh các đức lang quân xuất hiện trước đám đông và hướng về phía vợ hét to lên câu "Anh yêu em".
Một ông chồng tuổi sắp lục tuần, sau khi vượt qua rào cản ngại ngùng để nói lên 3 tiếng đó, đã thừa nhận: "Đây là lần đầu tiên tôi nói câu đó sau khi người bạn gái tôi từ giã vai trò người yêu để chuyển sang vai trò người vợ". Tuy nhiên đây không phải là trường hợp cá biệt khi nhiều người đã coi thường yếu tố ngôn ngữ và những cử chỉ chăm sóc nhỏ nhặt.
Theo phân tích của tờ Daily Post, phía sau của cái "Ngày yêu vợ" chính là nhân tố xã hội mà nổi bật là sự già hóa của dân số Nhật và ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế.
Thế hệ sinh sau thế chiến thứ II của Nhật Bản đã bước dần đến tuổi về hưu. Khi sắp giã từ sự nghiệp, mối quan tâm chính của những người đàn ông này là trở về với gia đình, cùng vợ sống những tháng ngày "dưa cà mắm muối".
Thêm vào đó, Chính phủ Nhật sắp ban hành một pháp lệnh mà theo đó những phụ nữ Nhật sẽ được nhận nhiều hơn khoản tiền lương hưu của ông xã nếu 2 người chia tay. Điều này có khả năng làm gia tăng các cuộc ly hôn của những cặp vợ chồng U60, theo mong muốn của các bà vợ.
Theo thống kê, trong giai đoạn 1985-2005, tỷ lệ ly hôn ở Nhật đã tăng lên 60%. Còn với những cuộc hôn nhân có tuổi thọ trên 20 năm thì đa số do phái nữ đứng đơn. Bởi thế, với sự ra đời của "Những người đàn ông yêu vợ", đàn ông Nhật hy vọng có thể cứu vãn tình hình này.
H.H
Theo Xinhua
Hay thật đó. Aiko nghĩ là ở VN và các nước khác cũng nên thành lập cái hội này. :khakha:
"Bày tỏ sự quan tâm, che chở đến người phụ nữ của đời mình là bạn đang xây dựng tổ ấm của mình, làm cho cuộc sống bền vững là tốt đẹp hơn. Điều này là thực sự có lợi và cần thiết để xây dựng một nếp sống văn minh, một xã hội ổn định". Một trong những nhà sáng lập ra Hiệp hội phát biểu.
Hội trưởng danh dự của Hội là một người đàn ông Nhật sống vào những năm đầu thế kỷ 20. Ông này sau khi nhận được tin vợ chết đã từng hét to lên rằng: "Tôi yêu vợ tôi biết mấy".
Hội đã định ra các ngày cuối cùng của tháng là "Ngày yêu vợ" để các đấng lang quân tặng hoa và nói lời cảm ơn đến các "nội tướng" thay vì chỉ nhớ làm việc này vào dịp 8/3 hay một vài dịp đặc biệt khác trong năm.
Phép tắc vàng mà Hiệp hội đề xuất riêng cho "Ngày yêu vợ" bao gồm 5 điểm trọng yếu: Về nhà trước 20h, cùng gia đình dùng cơm tối, luôn nói lời cảm ơn với vợ, gọi tên vợ và luôn nhìn vào mắt vợ mỗi khi 2 người trò chuyện.
Tờ Daily Post của Anh cho biết, trong "Ngày yêu vợ" đầu tiên của năm 2007, đã có 3 người chồng mẫu mực giành được giải thưởng và được chứng nhận là "Người đàn ông yêu vợ".
Tại các buổi họp mặt của Hội, hoạt động thúc đẩy sự hiểu biết giữa các cặp vợ chồng luôn được các thành viên nhiệt liệt hưởng ứng. Ấn tượng nhất là cảnh các đức lang quân xuất hiện trước đám đông và hướng về phía vợ hét to lên câu "Anh yêu em".
Một ông chồng tuổi sắp lục tuần, sau khi vượt qua rào cản ngại ngùng để nói lên 3 tiếng đó, đã thừa nhận: "Đây là lần đầu tiên tôi nói câu đó sau khi người bạn gái tôi từ giã vai trò người yêu để chuyển sang vai trò người vợ". Tuy nhiên đây không phải là trường hợp cá biệt khi nhiều người đã coi thường yếu tố ngôn ngữ và những cử chỉ chăm sóc nhỏ nhặt.
Theo phân tích của tờ Daily Post, phía sau của cái "Ngày yêu vợ" chính là nhân tố xã hội mà nổi bật là sự già hóa của dân số Nhật và ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế.
Thế hệ sinh sau thế chiến thứ II của Nhật Bản đã bước dần đến tuổi về hưu. Khi sắp giã từ sự nghiệp, mối quan tâm chính của những người đàn ông này là trở về với gia đình, cùng vợ sống những tháng ngày "dưa cà mắm muối".
Thêm vào đó, Chính phủ Nhật sắp ban hành một pháp lệnh mà theo đó những phụ nữ Nhật sẽ được nhận nhiều hơn khoản tiền lương hưu của ông xã nếu 2 người chia tay. Điều này có khả năng làm gia tăng các cuộc ly hôn của những cặp vợ chồng U60, theo mong muốn của các bà vợ.
Theo thống kê, trong giai đoạn 1985-2005, tỷ lệ ly hôn ở Nhật đã tăng lên 60%. Còn với những cuộc hôn nhân có tuổi thọ trên 20 năm thì đa số do phái nữ đứng đơn. Bởi thế, với sự ra đời của "Những người đàn ông yêu vợ", đàn ông Nhật hy vọng có thể cứu vãn tình hình này.
H.H
Theo Xinhua
Hay thật đó. Aiko nghĩ là ở VN và các nước khác cũng nên thành lập cái hội này. :khakha:
Có thể bạn sẽ thích