Ðề: Hiroshima
Ngoài ra, điểm tham quan thu hút nhiều khách du nhất ở Hiroshima là cổng đền thờ thần đạo Itsukushima ở Miyajima. Đây là 1 cảnh cổng nổi tiếng của Nhật Bản. Từ xa xưa, Miyajima được người dân nơi đây xem là một hòn đảo rất linh thiêng. Họ tin rằng bản đảo đó chính là hiện thân của vị thần biển. Và cánh cổng đó là nơi trú ngụ thiêng liêng của vị thần ấy. Ngoài ra, cánh cổng Itsukusima còn nổi tiếng vì được xây dựng ở giữa biển. Khi thủy triều hạ xuống thì du khách có thể đi ra chân cổng. Tớ cố rình để đi ra vào lúc thủy triều lên, thế mà thế nào lại ra vào lúc nước cạn,hic.
Thủy triều hạ, nên có thể đi bộ ra đến chân cổng
Đứng sừng sững trên mặt biển, chiếc cổng tuyệt đẹp O-torii hướng thẳng tới đền thờ Itsukushima, chính là biểu tượng của đảo Miyajima. Chiếc cổng O-torii hiện tại là chiếc được xây dựng năm 1875, lần xây dựng thứ tám tính từ thời Heian (794-1192). Cổng cao 16 mét trên mặt biển, bộ mái dài 24 mét, và những cây cột chính, làm từ những cây gỗ nguyên, có đường kính 1 mét. Cổng O-torii tự đứng vững bằng kết cấu khung của mình, không hề có bộ phận nào chôn dưới mặt đất.
ĐỂ đi được đến đảo, cần phải đi = tàu, đây là khung cảnh nhìn từ trên tàu vào.
Chỉ cách cổng O-torii vài chục mét là ngôi đền Thần đạo nổi tiếng nhất đảo Miyajima, Đền Itsukushima, được xây dựng lần đầu năm 593 và sau đó được Taira-no-Kiyomori mở rộng tới quy mô như ngày nay vào năm 1168. Là một trong những ví dụ khác thường nhất về kiến trúc tôn giáo trên thế giới, đền nằm trong danh sách Di sản Quốc gia của Chính phủ Nhật Bản. Tòan bộ quần thể bao gồm ngôi đền chính, nhiều đền thờ nhỏ khác bố trí bao quanh, một sân khấu kịch Noh, một phòng tấu nhạc và nhiều cây cầu cùng hành lang nối liền các khu vực khác nhau trong đền. Tổng chiều dài các hành lang lên đến 300 mét. Xây dựng trên bãi đất ven biển và dập dềnh trên mặt biển khi triều lên, ngôi đền thờ phượng ba vị thần biển của Thần đạo: thần Ichikishima, Tagori và Tagitsu, được tin là đang ngự bên trong ngôi chính điện của đền. Công trình hòan tòan không sử dụng một chiếc đinh kim lọai nào trong khi xây dựng và những kẻ hở giữa các tấm sàn được tính tóan khéo léo sao cho có thể giảm bớt áp lực của triều cường khi có bão lớn. Một vài tấm gỗ cổ được dùng để làm ván sàn có kích thước tới 1,5 mét rộng và trên 10 mét dài, và những tấm gỗ khổng lồ này đã được vận chuyển vượt hàng trăm dặm từ miền Bắc Nhật Bản để tới Miyajima.
Điều thú vị là giống như ở Nara, bạn có thể bắt gặp những chú hươu đi lại. Có điều khác là hươu ở đây khá hiền lành, ko đòi ăn như ở Nara.