thanhthanhnet
New Member
Hướng dẫn biên dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt
I. Mục đích biên dịch là gì?
Tạo ra văn bản để người Việt Nam hiểu được.
Từ đó suy ra:
(1) Người Việt Nam (bản thân mình và người khác) phải hiểu được.
(2) Văn bản phải được trình bày dễ đọc.
II. Quá trình dịch 1 câu
- Đọc từ đầu đến cuối câu
- Phân tích câu, quy về mẫu câu đã biết. Hình dung ra khung của câu.
- Tra những từ chưa biết
- Lắp các chi tiết vào khung đã dựng để tạo ra câu hoàn chỉnh.
- Đọc lại toàn bộ câu xem có ổn không. Tự hỏi mình là nếu muốn diễn đạt điều đó, người Việt hay nói thế nào.
Ví dụ thực hành:
a) 今日の午後2時ごろに伺いたいんですが、よろしいでしょうか。
b)トヨタ自動車は19日までに、平成21度の採用計画(新卒は22年4月入社)を半減する方針を固めた。20年度見込みの3629人に対し、約半分の1800人規模に減らす方向だ。2000人を下回るのは15年度の1900人採用以来6年ぶり。かつてない規模での自動車不況の中で、採用を抑えて固定費削減を図る。
c)民主党の小沢一郎代表は19日夜、都内の料理店で鳩山由紀夫幹事長と会談し、西松建設の巨額献金事件での公設第1秘書逮捕をめぐり「自分の身がどうなっても構わないが、政権交代を阻止しようというさまざまな力に対して徹底的に戦っていきたい」と述べ、検察当局との対決姿勢をあらためて示した。
III. Cách tra từ mới - Nếu có từ không biết. nhất thiết phải tra từ điển
1. Tra cách đọc chữ Kanji
- Mở file word.
- Copy từ đó vào file word
- Nếu không copy được, hãy đánh máy vào bằng cách chia từ đó thành những từ bạn đã biết. Ví dụ: Muốn đánh máy chữ "作戦", bạn đánh máy chữ "つくる" rồi nhấn nút space để chuyển thành chữ kanji "作る", xoá bớt る đi. Sau đó, đánh máy chữ "せんそう" rồi nhấn nút space để chuyển thành chữ kanji "戦争", xoá bớt 争 đi.
- Nếu cách trên cũng không được, bạn hãy vẽ chữ kanji đó vào. Để vẽ được chữ, bạn mở Language Bar, nhấn vào biểu tượng IME Pad, chọn Hand Writing. Trên màn hình sẽ hiện ra cửa sổ để vẽ chữ. Dùng chuột vẽ vào ô trống đó rồi chọn chữ chính xác mà bạn muốn vẽ từ danh sách các chữ hiện lên ở bên phải của cửa sổ.
- Sau khi có từ kanji đó trong file word rồi, bạn dùng chuột bôi đen (đánh dấu) từ đó. Nhấn phím Alt đồng thời với phím O, L, U. Nghĩa là tay trái nhấn và giữ Alt trong khi tay phải ấn lần lượt phím O, phím L, phím U.
- Làm như trên, Microsoft Word sẽ tự động hiển thị cách đọc từ kanji đó cho bạn. Lưu ý rằng chỉ có máy dùng hệ điều hành WinXP và đã cài tiếng Nhật mới có chức năng trên.
2. Tra từ điển giấy Nhật Việt
- Hiện nay trên thị trường có bán từ điển 160.000 từ Nhật - Việt của nhà xuất bản Cà Mau. Theo tôi, đây là từ điển giấy Nhật - Việt khá đầy đủ và chính xác.
- Muốn tra trong từ điển này, bạn phải đọc được từ tiếng Nhật đó.
- Chuyển từ đó về thể Jishokei (tức là thể ngắn). Ví dụ: bạn muốn tra nghĩa từ 行けません thì bạn phải chuyển nó về thể jishokei là "いく".
- Tra trong từ điển theo vần あ、い、う、え、お~わ、を、ん.
- Để tăng tốc độ tra từ điển, bạn nên dán mẫu tự あ、い、う、え、お~わ、を、ん vào từ điển để tìm cho nhanh.
- Nhược điểm của cách tra từ điển này là mất thời gian. Ưu điểm của cách này là rất có ích cho quá trình tìm hiểu rộng hơn về tiếng Nhật. Vì mỗi từ đều có rất nhiều mẫu câu đi kèm. Chịu khó đọc các mẫu câu đó và phần dịch tiếng Việt đi kèm sẽ biết được cách dùng từ đó trong câu và nhiều nội dung hay.
3. Tra từ điển trên mạng internet
- Chúng tôi hay dùng từ điển trong các trang web sau:
www.alc.co.jp
www.msn.co.jp
www.altavista.com
- Nhược điểm của cách này là bạn chỉ có thể tra tiếng Nhật ra tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Sau đó lại phải dùng Lạc Việt để tra ra tiếng Việt. Từ điển trên mạng cũng chẳng có mẫu câu đi kèm. Chỉ có độc từ đơn đó thôi nên đôi khi chẳng biết dùng trong câu, trong tình huống thế nào.
- Ưu điểm của cách này là nhanh chóng, tìm được cả từ ngoại lai, từ kỹ thuật mà trong từ điển giấy không có.
4. Tra từ đơn từ hình ảnh trên mạng internet
- Chúng tôi hay dùng chức năng Search Image trong các trang web sau:
www.google.co.jp
www.msn.co.jp
www.yahoo.co.jp
www.google.com.vn
- Những danh từ riêng, ví dụ như 雷魚 thì nên tra theo cách này. Nhìn hình ảnh, bạn sẽ biết ngay nó là con cá quả.
5. Tra từ qua đoạn văn giải thích
- Chúng tôi hay dùng chức năng Search Web trong các trang web sau:
www.msn.co.jp
www.google.co.jp
www.yahoo.co.jp
- Bạn thêm chữ とはvào sau từ cần tra. Ví dụ muốn tra 陶器 thì bạn search web với key word là陶器とは.
- Kết quả tìm kiếm sẽ là những trang web giải thích về từ đó. Đọc đoạn văn giải thích, bạn sẽ hiểu ra từ đó nghĩa là gì cũng như các từ liên quan tới nó.
- Nên dùng cách này để có nhiều thông tin về vấn đề mình muốn dịch, đặc biệt là vấn đề kinh tế.
6. Lựa chọn nghĩa đúng trong rất nhiều nghĩa của từ
Một từ thường có rất nhiều nghĩa. Vậy làm thế nào để lựa chọn được đúng nghĩa của từ mà tác giả muốn nói? Bạn cần dựa vào mạch văn để đưa ra nghĩa phù hợp nhất. Hiện nay có rất nhiều chương trình máy tính biên dịch tự động nhưng máy tính vẫn chưa thay thế hoàn toàn được con người trong việc biên dịch bởi việc lựa chọn nghĩa đúng trong rất nhiều nghĩa của từ là rất khó. Và đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của người biên dịch.
7. Hỏi người có kinh nghiệm
Khi đã dùng tất cả các cách trên mà vẫn không tra ra được nghĩa của từ thì hãy dịch theo nghĩa mà bạn nghĩ là đúng, sau đó lập bảng từ chưa rõ nghĩa và gửi về cho Nibe. Mẫu bảng từ chưa rõ nghĩa như sau:
Từ gốc Đã dịch là Vị trí trong bản gốc Ghi chú
IV. Cách trình bày văn bản
1. Những quy ước thông thường trong trình bày văn bản
- Font chữ: Dùng font Unicode như Times New Roman, Arial,…
- Trình bày: Cố gắng trình bày giống bản gốc (kể cả mầu chữ, kiểu chữ), giữ nguyên nội dung trang nào trong trang đó
- Đặt tên file: Tên file sau khi dịch = Tên file gốc_VN
2. Sửa ảnh
Cách 1: Dùng Text box chèn lên trên ảnh.
Cách 2: Sửa trong Paint
V. Các trở ngại tâm lý khi biên dịch và cách vượt qua
1. “Đầu hàng thôi. Biết bao giờ mới xong.”
Nếu bạn kiên nhẫn, không việc gì là không xong được cả. Khi mới làm, mọi việc chưa vào guồng, bạn sẽ mất thời gian hơn một chút nhưng sau khi làm được khoảng nửa trang rồi, tốc độ sẽ tăng dần.
Để kiểm soát thời gian dịch, bạn nên chuẩn bị sẵn giấy nháp và một chiếc đồng hồ để ghi lại thời điểm bắt đầu dịch một trang và thời điểm xong trang đó. Làm thế này, bạn có 2 cái lợi. Một là sẽ tính được tốc độ dịch của mình, thấy được sự tiến bộ về tốc độ biên dịch. Hai là sẽ hào hứng dịch hơn vì thấy ngay những kết quả ngắn hạn: “Thế là xong một trang. Mất có XX phút. Tuyệt!!!”.
Giao bài dịch đúng hạn là rất quan trọng. Nếu sau khi ghi lại tốc độ dịch, bạn thấy mình không tài nào làm xong đúng hạn được thì hãy liên hệ lại với NIBE. Chúng tôi sẽ làm giúp bạn một phần cho bằng kịp tiến độ.
2. “Làm cho qua chuyện”
Những chỗ bạn dịch sai, người không biết tiếng Nhật cũng phát hiện được ngay bởi đoạn văn đó sẽ rất khó hiểu, không hợp logic.
Vậy nên khi gặp chỗ không hiểu, hãy áp dụng các cách tra từ mới mà chúng tôi hướng dẫn ở trên. Tôi đảm bảo gần như chắc chắn là bạn sẽ hiểu được mọi câu tiếng Nhật, chỉ tội hơi mất thời gian một chút. Nhưng dù có mất thời gian mà có thêm kiến thức mới, trau dồi được năng lực bản thân thì cũng nên làm.
Sau khi dịch xong một trang, bạn nên đọc lại một lần để xem có chỗ nào không hiểu, không hợp logic không. Nếu có thì là bạn đã dịch sai, hãy xem lại nhé.
3. “Không thèm làm biên dịch. Mất thời gian.”
Hiện nay, mức thù lao dành cho phiên dịch viên tiếng Nhật rất hấp dẫn. Nhưng nếu chỉ vì thế mà không làm biên dịch thì bạn đã mất đi rất nhiều cơ hội: cơ hội để học những cách thể hiện sâu sắc và tinh tế bằng tiếng Nhật, cơ hội để biết được những kiến thức hữu ích mà bạn chưa biết. Nắm lấy những cơ hội này, tự trau dồi kiến thức qua việc biên dịch thì khi bạn đi phiên dịch, bạn cũng sẽ phiên dịch tốt hơn.
VI. Rèn luyện để biên dịch được tốt
1. Tích cực thu nhận thông tin cả bằng tiếng Nhật và tiếng Việt qua mọi kênh mà bạn có (xem TV, nghe đài, đọc báo, nói chuyện với bạn bè, đi học,…). Khi trong đầu bạn có nhiều thông tin thì bạn cũng sẽ dễ diễn đạt điều mình muốn nói hơn.
2. Ghi nhớ những đoạn văn hay, những cách thể hiện hay.
3. Cẩn thận, kiên nhẫn, có tinh thần trách nhiệm khi làm mọi việc chứ không cứ là khi biên dịch.
--------------------
(theo nibe.com.vn)
I. Mục đích biên dịch là gì?
Tạo ra văn bản để người Việt Nam hiểu được.
Từ đó suy ra:
(1) Người Việt Nam (bản thân mình và người khác) phải hiểu được.
(2) Văn bản phải được trình bày dễ đọc.
II. Quá trình dịch 1 câu
- Đọc từ đầu đến cuối câu
- Phân tích câu, quy về mẫu câu đã biết. Hình dung ra khung của câu.
- Tra những từ chưa biết
- Lắp các chi tiết vào khung đã dựng để tạo ra câu hoàn chỉnh.
- Đọc lại toàn bộ câu xem có ổn không. Tự hỏi mình là nếu muốn diễn đạt điều đó, người Việt hay nói thế nào.
Ví dụ thực hành:
a) 今日の午後2時ごろに伺いたいんですが、よろしいでしょうか。
b)トヨタ自動車は19日までに、平成21度の採用計画(新卒は22年4月入社)を半減する方針を固めた。20年度見込みの3629人に対し、約半分の1800人規模に減らす方向だ。2000人を下回るのは15年度の1900人採用以来6年ぶり。かつてない規模での自動車不況の中で、採用を抑えて固定費削減を図る。
c)民主党の小沢一郎代表は19日夜、都内の料理店で鳩山由紀夫幹事長と会談し、西松建設の巨額献金事件での公設第1秘書逮捕をめぐり「自分の身がどうなっても構わないが、政権交代を阻止しようというさまざまな力に対して徹底的に戦っていきたい」と述べ、検察当局との対決姿勢をあらためて示した。
III. Cách tra từ mới - Nếu có từ không biết. nhất thiết phải tra từ điển
1. Tra cách đọc chữ Kanji
- Mở file word.
- Copy từ đó vào file word
- Nếu không copy được, hãy đánh máy vào bằng cách chia từ đó thành những từ bạn đã biết. Ví dụ: Muốn đánh máy chữ "作戦", bạn đánh máy chữ "つくる" rồi nhấn nút space để chuyển thành chữ kanji "作る", xoá bớt る đi. Sau đó, đánh máy chữ "せんそう" rồi nhấn nút space để chuyển thành chữ kanji "戦争", xoá bớt 争 đi.
- Nếu cách trên cũng không được, bạn hãy vẽ chữ kanji đó vào. Để vẽ được chữ, bạn mở Language Bar, nhấn vào biểu tượng IME Pad, chọn Hand Writing. Trên màn hình sẽ hiện ra cửa sổ để vẽ chữ. Dùng chuột vẽ vào ô trống đó rồi chọn chữ chính xác mà bạn muốn vẽ từ danh sách các chữ hiện lên ở bên phải của cửa sổ.
- Sau khi có từ kanji đó trong file word rồi, bạn dùng chuột bôi đen (đánh dấu) từ đó. Nhấn phím Alt đồng thời với phím O, L, U. Nghĩa là tay trái nhấn và giữ Alt trong khi tay phải ấn lần lượt phím O, phím L, phím U.
- Làm như trên, Microsoft Word sẽ tự động hiển thị cách đọc từ kanji đó cho bạn. Lưu ý rằng chỉ có máy dùng hệ điều hành WinXP và đã cài tiếng Nhật mới có chức năng trên.
2. Tra từ điển giấy Nhật Việt
- Hiện nay trên thị trường có bán từ điển 160.000 từ Nhật - Việt của nhà xuất bản Cà Mau. Theo tôi, đây là từ điển giấy Nhật - Việt khá đầy đủ và chính xác.
- Muốn tra trong từ điển này, bạn phải đọc được từ tiếng Nhật đó.
- Chuyển từ đó về thể Jishokei (tức là thể ngắn). Ví dụ: bạn muốn tra nghĩa từ 行けません thì bạn phải chuyển nó về thể jishokei là "いく".
- Tra trong từ điển theo vần あ、い、う、え、お~わ、を、ん.
- Để tăng tốc độ tra từ điển, bạn nên dán mẫu tự あ、い、う、え、お~わ、を、ん vào từ điển để tìm cho nhanh.
- Nhược điểm của cách tra từ điển này là mất thời gian. Ưu điểm của cách này là rất có ích cho quá trình tìm hiểu rộng hơn về tiếng Nhật. Vì mỗi từ đều có rất nhiều mẫu câu đi kèm. Chịu khó đọc các mẫu câu đó và phần dịch tiếng Việt đi kèm sẽ biết được cách dùng từ đó trong câu và nhiều nội dung hay.
3. Tra từ điển trên mạng internet
- Chúng tôi hay dùng từ điển trong các trang web sau:
www.alc.co.jp
www.msn.co.jp
www.altavista.com
- Nhược điểm của cách này là bạn chỉ có thể tra tiếng Nhật ra tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Sau đó lại phải dùng Lạc Việt để tra ra tiếng Việt. Từ điển trên mạng cũng chẳng có mẫu câu đi kèm. Chỉ có độc từ đơn đó thôi nên đôi khi chẳng biết dùng trong câu, trong tình huống thế nào.
- Ưu điểm của cách này là nhanh chóng, tìm được cả từ ngoại lai, từ kỹ thuật mà trong từ điển giấy không có.
4. Tra từ đơn từ hình ảnh trên mạng internet
- Chúng tôi hay dùng chức năng Search Image trong các trang web sau:
www.google.co.jp
www.msn.co.jp
www.yahoo.co.jp
www.google.com.vn
- Những danh từ riêng, ví dụ như 雷魚 thì nên tra theo cách này. Nhìn hình ảnh, bạn sẽ biết ngay nó là con cá quả.
5. Tra từ qua đoạn văn giải thích
- Chúng tôi hay dùng chức năng Search Web trong các trang web sau:
www.msn.co.jp
www.google.co.jp
www.yahoo.co.jp
- Bạn thêm chữ とはvào sau từ cần tra. Ví dụ muốn tra 陶器 thì bạn search web với key word là陶器とは.
- Kết quả tìm kiếm sẽ là những trang web giải thích về từ đó. Đọc đoạn văn giải thích, bạn sẽ hiểu ra từ đó nghĩa là gì cũng như các từ liên quan tới nó.
- Nên dùng cách này để có nhiều thông tin về vấn đề mình muốn dịch, đặc biệt là vấn đề kinh tế.
6. Lựa chọn nghĩa đúng trong rất nhiều nghĩa của từ
Một từ thường có rất nhiều nghĩa. Vậy làm thế nào để lựa chọn được đúng nghĩa của từ mà tác giả muốn nói? Bạn cần dựa vào mạch văn để đưa ra nghĩa phù hợp nhất. Hiện nay có rất nhiều chương trình máy tính biên dịch tự động nhưng máy tính vẫn chưa thay thế hoàn toàn được con người trong việc biên dịch bởi việc lựa chọn nghĩa đúng trong rất nhiều nghĩa của từ là rất khó. Và đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của người biên dịch.
7. Hỏi người có kinh nghiệm
Khi đã dùng tất cả các cách trên mà vẫn không tra ra được nghĩa của từ thì hãy dịch theo nghĩa mà bạn nghĩ là đúng, sau đó lập bảng từ chưa rõ nghĩa và gửi về cho Nibe. Mẫu bảng từ chưa rõ nghĩa như sau:
Từ gốc Đã dịch là Vị trí trong bản gốc Ghi chú
IV. Cách trình bày văn bản
1. Những quy ước thông thường trong trình bày văn bản
- Font chữ: Dùng font Unicode như Times New Roman, Arial,…
- Trình bày: Cố gắng trình bày giống bản gốc (kể cả mầu chữ, kiểu chữ), giữ nguyên nội dung trang nào trong trang đó
- Đặt tên file: Tên file sau khi dịch = Tên file gốc_VN
2. Sửa ảnh
Cách 1: Dùng Text box chèn lên trên ảnh.
Cách 2: Sửa trong Paint
V. Các trở ngại tâm lý khi biên dịch và cách vượt qua
1. “Đầu hàng thôi. Biết bao giờ mới xong.”
Nếu bạn kiên nhẫn, không việc gì là không xong được cả. Khi mới làm, mọi việc chưa vào guồng, bạn sẽ mất thời gian hơn một chút nhưng sau khi làm được khoảng nửa trang rồi, tốc độ sẽ tăng dần.
Để kiểm soát thời gian dịch, bạn nên chuẩn bị sẵn giấy nháp và một chiếc đồng hồ để ghi lại thời điểm bắt đầu dịch một trang và thời điểm xong trang đó. Làm thế này, bạn có 2 cái lợi. Một là sẽ tính được tốc độ dịch của mình, thấy được sự tiến bộ về tốc độ biên dịch. Hai là sẽ hào hứng dịch hơn vì thấy ngay những kết quả ngắn hạn: “Thế là xong một trang. Mất có XX phút. Tuyệt!!!”.
Giao bài dịch đúng hạn là rất quan trọng. Nếu sau khi ghi lại tốc độ dịch, bạn thấy mình không tài nào làm xong đúng hạn được thì hãy liên hệ lại với NIBE. Chúng tôi sẽ làm giúp bạn một phần cho bằng kịp tiến độ.
2. “Làm cho qua chuyện”
Những chỗ bạn dịch sai, người không biết tiếng Nhật cũng phát hiện được ngay bởi đoạn văn đó sẽ rất khó hiểu, không hợp logic.
Vậy nên khi gặp chỗ không hiểu, hãy áp dụng các cách tra từ mới mà chúng tôi hướng dẫn ở trên. Tôi đảm bảo gần như chắc chắn là bạn sẽ hiểu được mọi câu tiếng Nhật, chỉ tội hơi mất thời gian một chút. Nhưng dù có mất thời gian mà có thêm kiến thức mới, trau dồi được năng lực bản thân thì cũng nên làm.
Sau khi dịch xong một trang, bạn nên đọc lại một lần để xem có chỗ nào không hiểu, không hợp logic không. Nếu có thì là bạn đã dịch sai, hãy xem lại nhé.
3. “Không thèm làm biên dịch. Mất thời gian.”
Hiện nay, mức thù lao dành cho phiên dịch viên tiếng Nhật rất hấp dẫn. Nhưng nếu chỉ vì thế mà không làm biên dịch thì bạn đã mất đi rất nhiều cơ hội: cơ hội để học những cách thể hiện sâu sắc và tinh tế bằng tiếng Nhật, cơ hội để biết được những kiến thức hữu ích mà bạn chưa biết. Nắm lấy những cơ hội này, tự trau dồi kiến thức qua việc biên dịch thì khi bạn đi phiên dịch, bạn cũng sẽ phiên dịch tốt hơn.
VI. Rèn luyện để biên dịch được tốt
1. Tích cực thu nhận thông tin cả bằng tiếng Nhật và tiếng Việt qua mọi kênh mà bạn có (xem TV, nghe đài, đọc báo, nói chuyện với bạn bè, đi học,…). Khi trong đầu bạn có nhiều thông tin thì bạn cũng sẽ dễ diễn đạt điều mình muốn nói hơn.
2. Ghi nhớ những đoạn văn hay, những cách thể hiện hay.
3. Cẩn thận, kiên nhẫn, có tinh thần trách nhiệm khi làm mọi việc chứ không cứ là khi biên dịch.
--------------------
(theo nibe.com.vn)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: