Khái quát về suối nước nóng Nhật Bản

Khái quát về suối nước nóng Nhật Bản

Khái quát về suối nước nóng Nhật Bản

7.2.1.1 Nguồn gốc suối nước nóng

Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia có nguồn suối nước nóng (người Nhật gọi đó là các “Onsen”) dồi dào nhất trên thế giới: trên khắp chiều dài Nhật Bản có khoảng 150 suối nước nóng và 1400 các nhánh suối nhỏ. Ngâm mình trong các suối nước nóng với nhiệt độ khoảng từ 25°C à 60°C hay có nơi gần 100°C như: Ogama Onsen ở Nagano đã từ xa xưa là một thói quen ưa thích của người dân Nhật Bản. Và cho đến nay ngâm mình trong suối nước nóng giữa khung cảnh thiên nhiên đã được khoa học chứng minh là một trong những liệu pháp hữu hiệu nhất để thư giãn, giảm mệt mỏi căng thẳng cũng như chữa được môït số các căn bệnh khác nhờ vào nguồn khoáng chất dồi dào trong các suối nước nóng ở Nhật Bản. Chúng ta biết rằng do địa hình Nhật Bản có nhiều núi lửa nên nơi đây có nhiều nguồn nước nóng, song bên cạnh đó sự hình thành các温泉 (Onsen) có thể kể đến:
o Các mạch nước ngầm được các dòng magma núi lửa làm nóng.
o Một phần xác động vật cổ xưa bị hoá thạch, phần còn lại bị phân huỷ thành dầu&nước tạo thành khoáng chất tạo thành một hàm lượng đáng kể chất khoáng trong mạch nước nóng.
o Nước tinh khiết đi qua một phần tâm Trái đất và bị làm nóng.

7.2.1.2 Phân loại suối nước nóng Nhật Bản

Năm Chiêu Hoà thứ 23, Nhật Bản đã ban hành các tiêu chuẩn của một Onsen bao gồm:
o Nhiệt độ của nước trong Onsen phải trên 25°C. Tuy nhiên thông thường nhiệt độ dao động từ 39°C à 40°C.
o Onsen có một hàm lượng khoáng nhất định.
Trong đó chi tiết người ta còn phân loại các onsen:
o Theo hàm lượng khoáng chất mà nó có ví dụ như: Suối nước nóng muối, suối nước nóng thạch cao, suối nước nóng Natri, suối nước nóng sắt, suối nước nóng có phèn, suối nước nóng có sulfur, …
o Theo nhiệt độ: onsen từ 25°C à34°C, onsen từ 34°C à42°C, và onsen trên 42°C



7.2.2 Dịch vụ tắm suối nước nóng ở Nhật Bản

Sau đây là những điều cần lưu ý khi tắm Onsen mà hầu như bất kì người dân Nhật Bản nào cũng thuộc lòng đến mức gần như đã thành một thứ văn hoá Onsen trong lòng họ.
o Ngâm mình từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ (bao gồm cả thời gian tắm trước khi vào bồn là 30 phút) chứ không nên ngâm mình lâu
o Trong khi ngâm mình nên thư giãn hoàn toàn và ngẫm nghĩ về 1 điều gì đó.
o Sau khi ngâm mình thì phải mất từ 6à7 tiếng khoáng chất mới ngấm vào cơ thể vì thế sau khi ngâm mình không nên tắm lại hay lau khô mà tốt nhất là để tự khô.
o Hãy uống nước khoáng được thiết kế sẵn ở các vòi nước. Không uống khi đói hay trước khi đi ngủ mà hãy uống sau bữa ăn. Lúc uống thì uống nhâm nhi trong 30à50 phút chứ không nên uống một hơi.
Như đã nói ở trên, Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng và người dân Nhật cũng rất thích tắm suối nước nóng. Do nhu cầu cao đó nên giá cả ở các khu tắm onsen cũng rất đa dạng từ 150¥ (khoảng 20.000 VNĐ) đến hơn 20000¥ (khoảng 2.700.000 VNĐ) tuỳ vào các dịch vụ kèm theo.
Khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều có các suối nước nóng và người dân Nhật Bản ở các địa phương này cũng không bỏ qua cơ hội thu hút khách hàng bản địa và cả những vị khách phương xa đến ngâm mình trong dòng nước nóng địa phương mình. Nhờ đó mà các “Địa điểm tắm suối nước nóng” ra đời. Có thể kể đến một số nơi rất nổi tiếng như sau: Noboribetsu ở Hokkaido, Beppu ở Kyushu, Tsurunoyu ở Akita, … Các onsen có khi toạ lạc ở vùng đồng bằng nhưng cũng có những onsen nằm trong vùng thung lũng hay ở lưng chừng núi, và đây cũng chính là một yếu tố không kém phần quan trọng thu hút khách thập phương ghé thăm. Vì thế những người chủ của các khu suối nước nóng khi xây dựng họ luôn chú ý không bao giờ phá hỏng khung cảnh thiên nhiên xung quanh mà họ còn ra sức bảo vệ và tô điểm thêm khiến cho khung cảnh thiên nhiên trở nên phù hợp hơn với khung cảnh tắm suối nước nóng. Người ta cũng xây dựng thêm các nhà tắm riêng dành cho một người vời những khách hàng ngại việc tắm chung, song hầu hết chỉ là một số vị khách châu Á hay e ngại còn lại thì khi đến các suối nước nóng ở Nhật Bản đều thích được tắm chung như những người Nhật Bản thứ thiệt.
Ngoài ra ở các địa điểm tắm suối nước nóng, người ta còn cho phục vụ thêm các hình thức kèm theo như: sauna (tắm hơi trong phóng kín), hồ bơi, nhà hàng, nhà nghỉ, … một số còn nâng cấp thêm thành một khu du lịch với đầy đủ các dịch vụ phong phú như: phòng họp, khách sạn, phòng internet, sân tennis, bóng bàn, thậm chí còn có cả sân golf như Mochizuki-so onsen ở Nagano. Lẽ tất nhiên việc sử dụng các dịch vụ kèm theo này không hề rẻ, nếu chỉ đến những nơi đây để tắm suối nước nóng thì giá cả chỉ chừng 150¥à 200¥(từ khoảng 20.000 VNĐ đến khoảng 27.000 VNĐ), sử dụng thêm thì tuỳ từng dịch vụ mà giá cả có thể tăng theo có khi gấp lên hàng trăm lần. Như ở Mochizuki-so onsen đã nói ở trên thì nếu dùng hết các dịch vụ khách hàng sẽ phải trả một số tiền là 20000¥ ( khoảng 2.700.000 VNĐ).
Do các onsen ở Nhật Bản hầu hết đều không nằm ở trung tâm của địa phương mà thường ở trên núi hay trong các khu rừng nên vì thế mà để đạt hiệu quả phục vụ tối đa cho du khách, hầu hết đều thành lập các tuyến xe bus, xe lửa từ trung tâm đến tận nơi hết sức tiện lợi. Người ta thậm chí còn ghi rất rõ chi tiết về các chuyến xe nay kèm theo giá cả và thời gian đi lại trên các tờ quảng cáo, các trang web để du khách có thể tiện việc di chuyển. “Từ ga Kii Nagashima, hãy bắt chuyến xe bus Kawai (mất khoảng 10 phút), xuống xe bus tại trạm Arikujiguchi sau đó đi bộ khoảng 1,8 km (mất chừng 25 phút) là đến nơi. Nếu bạn đi bằng ôtô thì hãy đi theo tuyến đường số 42 sau đó rẽ ở tuyến đường địa phương số 11 ở Kii Nagashima, rồi tiếp tục lái xe thêm khoảng 3 giờ nữa rồi rẽ phải khi gặp bảng hiệu của Arikujiso” -một hướng dẫn đường đi chi tiết trên mẩu quảng cáo của Arikuji onsen vùng Nagashima.
Ngày nay ở Nhật Bản xuất hiện thêm hình thức Sento tức là các nhà tắm công cộng mô phỏng theo hình thức của các suối nước nóng, tức là cũng nhiều người cùng ngâm mình trong nước nóng ở một bồn tắm. Dĩ nhiên nước nóng ở đây là nước nóng nhân tạo tức là nước đun sôi, không có khoáng chất gì trong đó, song do đặc điểm tiện lợi phù hợp văn hoá tắm của người Nhật Bản nên nó rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Ở một số gia đình bậc trung hay có mức thu nhập không khá giả, ngôi nhà của họ không có chỗ cho một bồn tắm truyền thống nên thường họ chỉ tắm bằng vòi hoa sen, hay như trong các khu kí túc xá sinh viên hay khu nhà tập thể kiểu cũ người ta thậm chí chỉ xây dựng nhà vệ sinh chung chứ không có công trình phụ riêng cho từng căn hộ, chính vì thế mà người Nhật đi ra ngoài tắm nước nóng ở các sento này rất thường xuyên, như thể là một hoạt động thường ngày của họ chứ không hề thấy phiền hà khi phải tắm ở bên ngoài chứ không phải ở nhà mình.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bình luận (2)

sakura_hana

Đại hậu đậu
woaaa...công nhận bạn feet_ww am hiểu về Nhật bản ghê ta ! :ham: . Cám ơn bạn nhé ! À bạn có thể trình bày cho nó rõ rõ tí , trong này toàn các cụ hông à nên ...:can: :can: :hihi:
 

cogaitruongson

New Member
Cám ơn bạn nha, nhờ đọc được bài này mà mình hiểu thêm một nét văn hóa mới trong đời sống tinh thần của người Nhật
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top