Cái này cũng rất khó để so sánh, bác Kami ạ. Thứ nhất là vì tính chất của công ty Nhật nó khác (công ty tư nhân, không có COCC) còn công ty ở VN thì COCC nhiều lắm (thành ra giám đốc đâu có dám đụng tới nhân viên vì ba nó là Bí Thư Thành Ủy) và hơn nữa là vị trí khởi đầu của Newbie đó.
Thôi thì so sánh cả 2 trường hợp đều là dân trơn cả nhé.
.Công ty Nhật :
- Làm việc phải đi sớm về trễ, tốt nhất là về...cùng với người về sau cùng
- Ai bảo gì cũng hay (はい), biết nịnh Sếp giỏi
- Chỉ cần làm việc đúng như lời Sếp nói, đúng sai không cần biết.
- Không hiểu việc gì cứ hỏi, hỏi cho đến khi nào hiểu thì thôi.
- Ở những công ty lớn, nó trở thành 1 tiến trình và đã được họach định sẵn, người mới vào công ty phải qua những giai đọan kenshuu như thế nào, sau bao lâu thì sẽ trở thành người như thế nào. Tất cả đều nằm trong kế họach nhân sự của công ty đó.
- Một yếu tố đáng kể là ijimeru người nước ngòai còn người Nhật thì có nhưng ...mức độ ít hơn (vả lại người Nhật cũng quen và giỏi chịu đựng về khỏan này)
. Công ty Việt Nam :
Về cơ bản thì theo kiểu Mỹ, tùy thuộc rất nhiều vào chức vụ của Newbie
- Làm việc đúng giờ, về đúng giờ
- Biết nịnh Sếp 1 tí (ai mà không thích...được nịnh ?)
- Làm việc phải cẩn thận, đúng thì là công của Sếp. Sai thì là lỗi của mình.
- Không có kế họach nhân sự gì cả (chỉ có kế họach tuyển...người mới mà thôi) , nếu có năng lực thì sẽ vươn lên, còn không năng lực thì cứ ở đó suốt đời hay...chuyển công tác
- Không hiểu cũng không dám hỏi, mò mẫm làm.
Trên đây là một số ý kiến chủ quan của em, xin mời các bác tiếp tục...nhai trầu...tán tiếp.
Mình xin nêu trường hợp của mình để mọi người lạm bàn:
1/ Nếu mình trình độ ĐH mà thằng sếp trực tiếp (đôi khi chỉ là trưởng nhóm, trường phòng gì đấy) chỉ trình độ CĐ thì nó tìm cách đì mình
2/ Đôi khi sếp mình nhờ qua nhà ổng sửa máy tính bị hư, sửa được thì không sao còn làm mất dữ liệu là to chuyện (hix hix mình đã tùng bị nên đó là kinh nghiệm xương máu)
3/ Ở cty cũ, ông PGĐ (chỉ là hư danh chứ thật ra ko có quyền lực gì cả vì là cty tư nhân, quyền đều nằm trong tay GĐ). Làm việc cũng "trâu bò" lắm nhưng lúc nào cũng bị GĐ chửi (sau lưng) mà vẫn phải cúi đầu ... làm tiếp vì miếng cơm manh áo.
Còn ông GĐ thì trước mặt giả lả sau lưng chửi thầm, đúng là đồ xấu bụng
4/ Còn cty mới của mình thì môi trường làm việc rất thoải mái, mình cũng mới vô được 3 tháng thôi. Nói chung mọi người rất tốt (cái này phải có tg mới biết được). Đi trễ không ai nói gì miễn sao công việc được làm hiệu quả. Và cũng không cần phải nịnh hót ai cả vì GĐ là Việt kiều nên cũng khá cởi mở, khi nói chuyện thì xưng anh chứ không cần "dạ thưa GĐ".
Theo mình nghĩ,tuỳ theo tiêu chí tuyển dụng của công ty sẽ có mức lương thích hhợp thôi bạn ah.Công ty Nhật cứ vài tháng lại tăng lương 1 lần,ngoài ra bạn còn được hưởng các chế dộ khác ngoài tiền lương căn bản mỗi tháng nữa kìa,chứ không như mấy công ty khác.
Mình cũng xin 8 chút xíu về chuyện này ,thường thì khi mình là nhân viên mới thì hay bị những nhân viên cũ '' ăn hiếp '' hay '' đì'' ,còn về chủ trả lương thì luôn luôn phải đi từ từ lên ,bắt đầu là lương minimum trong mỗi ngành khác nhau ,ngươi chủ họ cho là nhân viên mới không có nhiều kinh nghiệm trong công ty của họ ,( mặc dầu bạn có bằng cấp cao )..rồi sau đó vài tháng tùy theo khả năng của bạn thì sẽ đuợc tăng lương theo khả năng .
Mình thấy chuyện lương thì hầu hết các nước tư bản đều ...gần giống nhau ,chỉ có chủ Trung Quốc và VN ít thích tăng lương cho nhân viên ...:bansung:
Các trường ngôn ngữ, được sử dụng cho các hoạt động ngoại khóa của trẻ em và để cải thiện các kỹ năng du học, đang gặp tình trạng kinh doanh trì trệ. Theo một cuộc khảo sát của Teikoku Databank, thị trường của các trường ngôn ngữ năm tài chính 2023 dự kiến đạt 179,7 tỷ yên, khoảng 90% so với mức...
Khảo sát xu hướng phá sản do thiếu hụt lao động (nửa đầu năm tài chính 2024)
Thiệt hại do thiếu hụt lao động đang trở nên nghiêm trọng hơn. Số lượng doanh nghiệp "phá sản do thiếu hụt lao động" do nhân viên từ chức, khó khăn trong tuyển dụng và chi phí lao động tăng đã lên tới 163 trường hợp...
MyVoice Communications đã tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến lần thứ 10 về "ý thức của người tiêu dùng". Theo cuộc khảo sát, 51,5% người dân trả lời rằng tổng chi tiêu của họ đã tăng so với một năm trước (tổng số "tăng" và "tăng nhẹ"). Đây là mức tăng nhẹ so với cuộc khảo sát trước.
Mặt khác...
Do sự lây lan của Corona , nhiều người đã hủy các chuyến đi nước ngoài của họ. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng, "Được rồi, tôi sẽ đi du lịch nước ngoài ngay bây giờ", tình hình giá cả tăng gần đây và đồng yên yếu đã khiến chi phí đi lại và chỗ ở cao hơn bạn mong đợi, vì vậy chi phí bảo hiểm du lịch có...
Sau những phát biểu thận trọng của Thủ tướng Ishiba về việc tăng lãi suất, đồng yên đã có dấu hiệu yếu đi trên thị trường ngoại hối, tạm thời giảm xuống mức 147 yên =1 đô la lần đầu tiên sau một tháng.
Vào đêm ngày 2, sau cuộc họp với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Ueda, Thủ tướng...
Cục Lao động Nagasaki thông báo rằng tình trạng làm thêm giờ và làm việc ngày lễ bất hợp pháp đã được xác nhận tại 44 nơi làm việc trong tỉnh vào năm ngoái.
Theo Cục Lao động Nagasaki, trong số 277 nơi làm việc bị nghi ngờ làm việc nhiều giờ vào năm ngoái, tình trạng làm thêm giờ và làm việc...
Số lượng người nước ngoài đến Nhật Bản hỏi về các vấn đề liên quan đến chỗ ở và mua sắm đang tăng lên.
Số lượng tư vấn qua điện thoại mà Trung tâm Tiêu dùng Quốc gia nhận được trong năm tài chính 2023 đã tăng trong năm thứ hai liên tiếp lên 227 trường hợp, trở lại mức khoảng 80% so với trước...
Vào tháng 12 năm 2024, việc phát hành thẻ bảo hiểm y tế mới sẽ kết thúc và Thẻ bảo hiểm y tế My Number Card ( sau đây gọi là Thẻ bảo hiểm My Number ) sẽ bắt đầu hoạt động trên diện rộng, do đó tỷ lệ đăng ký Thẻ My Number dường như đang tăng lên. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông, tính đến ngày 15...
Một cuộc khảo sát của Hải quan Osaka cho thấy tình hình nhập khẩu mũ bảo hiểm vào năm 2023 cao hơn 1,9 lần so với năm trước ở mức 7,19 triệu chiếc và cao hơn 1,3 lần ở mức 14,2 tỷ yên, đều ghi nhận mức cao nhất kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm 1988. Luật Giao thông Đường bộ sửa đổi có hiệu...
Trong ấn bản năm 2024 của Bảng xếp hạng nhân lực Thế giới do Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) tại Thụy Sĩ công bố gần đây, năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực của Nhật Bản vẫn không thay đổi so với năm trước ở vị trí thứ 43 trong số 67 quốc gia và khu vực lớn. Tính quốc tế của Nhật Bản vẫn...
Có thể bạn sẽ thích