Ngày càng nhiều đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam

Ngày càng nhiều đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam

Ngày 21/7, Công ty MTI Việt Nam 100% vốn đầu tư của Nhật Bản đã khánh thành và đưa đưa vào hoạt động nhà máy chuyên sản xuất quần trẻ em phục vụ xuất khẩu tại Khu công nghiệp Việt Nam-Xinhgapo (VSIP) ở tỉnh Bình Dương.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc vừa trao giấy phép dự án 100% vốn nước ngoài cho tập đoàn Mitsui O.S.K. Lines Ltd (MOL) của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển tại Việt Nam, với số vốn đầu tư 3 triệu USD.

Đây là 1 trong số nhiều nhà đầu tư của Nhật Bản đã tìm thấy cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Theo số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), năm 2000 Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách tiếp nhận đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài, thì đến năm 2005, Việt Nam đã vượt lên vị trí thứ 4, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.

Tính đến hết tháng 6/2006, Nhật Bản có 668 dự án với tổng vốn trên 6,8 tỷ USD đang hoạt động tại Việt Nam, đứng thứ 3 trong tổng số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Phần lớn doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn tại Việt Nam đều hoạt động có hiệu quả và muốn gắn bó lâu dài với thị trường này.

Mới đây trong buổi họp mặt đại lý Canon 2006 tại tp Hồ Chí Minh, ông Mike Asao, trưởng đại diện hãng Canon Việt Nam đã cho biết, đến năm 2007, Canon Việt Nam sẽ tăng thêm 110 triệu USD để nâng tổng vốn đầu tư của hãng này tại Việt Nam lên 370 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nơi sản xuất máy in phun lớn nhất của Canon, ngoài Nhật Bản.

Cũng theo JETRO, các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng Việt Nam là một địa điểm tốt nhất trong khu vực ASEAN cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trung và dài hạn. Nếu xét riêng trong lĩnh vực công nghiệp, Việt Nam cũng được đánh giá là có khả năng phát triển tốt nhất các ngành sản xuất linh kiện và thiết bị điện-điện tử.

Giải thích lý do về sự hấp dẫn của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cho rằng Nhật Bản cho rằng, họ rất ấn tượng về tính cần cù, chịu khó và sự thông minh, nhạy bén của người Việt Nam.

Bên cạnh đó sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng GDP ổn định trong những năm qua của Việt Nam và sẽ duy trì trong những năm tiếp theo ở mức 7,8-trên 8%; việc áp dụng hai bộ Lụât đầu tư và Luật doanh nghiệp mới và sự quyết tâm cao của Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách hành chính, đẩy lùi tham nhũng đã củng cố niềm tin họ và thúc đẩy họ mở rộng qui đầu tư tại Việt Nam nhằm đón đầu những cơ hội mới khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO./
(TTXVN)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top