Người võ sĩ đạo cuối cùng (The last samurai)

nvhcuong

New Member
“Nếu hoàng thượng nghĩ rằng hạ thần là kẻ thù của ngài, thì hạ thần sẽ tự dâng đầu cho ngài” - Algren, một trong hai kẻ chủ mưu nổi loạn còn sống sót sau trận chiến tiêu diệt đội quân võ sĩ đạo của sứ quân Katsumoto, trả lời Minh Trị thiên hoàng như thế.

Chỉ một câu nói đầy tính chất “võ sĩ đạo” đó đã đủ để thuyết phục nhà vua trẻ này nghĩ lại và nhìn thấy lại nơi Algren và Katsumoto, vị sứ quân mà nhà vua vừa ra lệnh tiêu trừ tận gốc, những trung thần ngày nào. Nhà vua bèn dịu giọng trở lại:

- Hãy kể ta nghe ông ta đã chết như thế nào?

- Algren: Hạ thần sẽ kể cho hoàng thượng nghe ông ta đã sống như thế nào.

Quả thật, sứ quân Katsumoto trong tâm khảm mình luôn nghĩ rằng ông đã trung thành với hoàng đế, như tổ tiên ông đã từng như thế. Trong khi đó, gã tài phiệt Omura âm mưu câu kết với ngoại bang, mượn chiêu bài hiện đại hóa đất nước, trong đó có hiện đại hóa quân đội, mà bán nước, vinh thân phì gia. Omura khuynh đảo triều chính, lấn lướt cả nhà vua, ép nhà vua theo con đường hiện đại hóa của y...

Thế nhưng, Katsumoto đã không thức thời. Nhà vua muốn hiện đại hóa đất nước, như thông điệp vĩ đại của Minh Trị thiên hoàng trước triều đình: “Tổ tiên ta đã cai trị nước Nhật này từ 2.000 năm qua. Trong suốt thời gian đó, chúng ta đã ngủ vùi. Đêm qua, khi ngủ ta đã nằm mơ. Mơ thấy thống nhất đất nước. Mơ thấy một đất nước hùng mạnh, độc lập và hiện đại”.

Tiếc là sứ quân Katsumoto vẫn cứ sống và chết cho khái niệm trung thần võ sĩ đạo của cái đã trở thành quá khứ. Cái quá khứ của một nước Nhật mà nhân vật “người dẫn truyện” Simon Graham trong phim đã mô tả: “Người ta bảo rằng nước Nhật do một thanh kiếm đúc thành. Họ cũng kể rằng các thần linh đã cắm một thanh kiếm bằng san hô xuống đại dương. Đến khi thần linh rút thanh kiếm lên, bốn hòn san hô toàn bích nhất rơi trở lại xuống biển, biến thành quần đảo Nhật Bản. Còn tôi, tôi bảo rằng nước Nhật được tạo thành bởi một dúm người can trường, sẵn sàng hiến mình cho điều mà ngày nay đã trở thành một từ ngữ bị lãng quên: danh dự”.

Chỉ sau khi nghe Algren (Tom Cruise) nhắc lại quá trình sống và cống hiến của Katsumoto, nhà vua mới đầm đìa nước mắt. Thế nhưng, thương tiếc thì thương tiếc, chứ điều đó cũng không ngăn nổi ý muốn thống nhất uy quyền của ông mà cơ bản phải là xóa sổ những gì cổ hủ cản trở, trong trường hợp này là chấm dứt hoạt động của các võ sĩ đạo để dẹp nạn sứ quân. Tiêu diệt sứ quân Katsumoto chính là vì mục đích ấy.

Xem phim, có vẻ như Minh Trị còn non trẻ nên dễ bị tài phiệt Omura xỏ mũi. Thế nhưng, đó cũng là một ông vua không hoa mắt vì cái mới: “Giờ đây chúng ta đã thức giấc. Chúng ta nay đã có đường sắt và quần áo phương Tây. Thế nhưng, chúng ta không được phép quên chúng ta là ai, đến từ đâu...”. Một cảnh khác: trên lưỡi kiếm báu mà sứ quân Katsumoto trao cho gã võ sĩ đạo người Mỹ Algren có khắc dòng chữ đại ý: vinh quang thuộc về kẻ nào biết kết hợp quá khứ với tương lai. Minh Trị trong sử đã là một trong những người như thế. Nước Nhật đã thức giấc vào năm 1877 đó bằng máu của các sứ quân và võ sĩ đạo nào không chịu hạ kiếm, bằng sự đoạn tuyệt với những cản trở của quá khứ.

Mỗi dân tộc chỉ thật sự bắt đầu lịch sử của mình, hay nói cách khác chỉ “làm nên lịch sử”, khi thức giấc và đoạn tuyệt với đêm qua, chứ không vừa thức vừa ngái ngủ.

(Theo Tuổi Trẻ)
 
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố kết quả sơ bộ của Khảo sát lao động hàng tháng cho tháng 3 vào sáng ngày 9. Tiền lương thực tế trên mỗi người lao động, phản ánh biến động giá cả, đã giảm...
Thumbnail bài viết: Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota Motor Corporation đã công bố vào ngày 8 rằng lợi nhuận hoạt động của công ty trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2026 có thể đạt 3,8 nghìn tỷ yên (giảm 20,8% so với năm trước) và...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Một bản tóm tắt của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú Nhật Bản đã tiết lộ rằng trong số khoảng 8.000 đơn xin công nhận người tị nạn được xử lý vào năm 2024, gần 40%, tương đương khoảng 3.000...
Top