Nhật Bản_Đối tác hàng đầu về ODA cho VN.

Nhật Bản_Đối tác hàng đầu về ODA cho VN.

NHẬT BẢN - ĐỐI TÁC HÀNG ĐẦU VỀ ODA CHO VIỆT NAM

Trong số các nhà tài trợ, Nhật Bản là đối tác hàng đầu về tài trợ ODA cho Việt Nam. Riêng trong năm tài khoá vừa qua(2006), Nhật Bản đã cam kết tài trợ hơn 90 tỷ Yên, tương đương gần 780 triệu USD cho Việt Nam. Việc trợ giúp này được thực hiện thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) tại Hà Nội
.

Theo ông Masayuki Karasawa - Trưởng đại diện JBIC tại Hà Nội, cho đến nay việc trợ giúp của JBIC cho Việt Nam chủ yếu trên lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế. 40% là dành cho lĩnh vực giao thông, 35% dành cho lĩnh vực điện - năng lượng. Hướng trợ giúp này sẽ không thay đổi nhiều trong vòng 5 năm tới. Song, ông cũng cho biết, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động tới môi trường nên Nhật Bản cũng sẽ tiến hành trợ giúp Việt Nam bảo vệ môi trường. Đồng thời JBIC cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc giúp đỡ những người dân vùng sâu vùng xa; năm tài khoá vừa qua họ đã trợ giúp những người dân nơi đây thông qua tín dụng hỗ trợ giảm nghèo là 2,5 tỷ Yên và 14,8 tỷ Yên thông qua dự án phát triển cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ cho người nghèo. Trợ giúp cho người nghèo còn được thực hiện qua việc cải thiện giao thông nông thôn, chăm sóc y tế, giáo dục, thuỷ lợi…

Bên cạnh việc tài trợ nguồn vốn ODA thì Nhật Bản cũng quan tâm đến một lĩnh vực nhạy cảm đó là vấn đề tham nhũng. Tham nhũng hạn chế hiệu quả của đầu tư, của việc quản trị quốc gia và của hoạt động hành chính công. Họ rất quan tâm đến hiệu quả của nguồn vốn ODA, đến việc Việt Nam sử dụng nguồn tài trợ này như thế nào. Và Chính phủ Nhật Bản cũng nhận thấy rằng Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có những quyết tâm và nỗ lực thực sự trong vấn đề chống tham nhũng. Họ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong nỗ lực chống tham nhũng nhưng đây không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều mà đòi hỏi cả một quá trình liên tục.

Trong năm tài khoá 2007, Nhật Bản cũng đang xem xét tài trợ cho Việt Nam với một số dự án như: dự án đường sắt nội đô ở thành phố Hồ Chí Minh, dự án điện Ô Môn (Cần Thơ), Nghi Sơn (Thanh Hoá), các dự án môi trường ở tỉnh Bình Dương và Vĩnh Phúc, dự án cải thiện hệ thống thông tin ở tỉnh Hoà Bình…

Quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện nay đang phát triển cả về thương mại và đầu tư. Điều này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà cho cả các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào đây. Hai bên mong muốn phát triển quan hệ song phương không chỉ trên bình diện kinh tế mà cả văn hoá xã hội và nhiều lĩnh vực khác; mở rộng và đa dạng hoá hơn nữa quan hệ song phương Việt - Nhật.

Theo VOV News
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top