Những người Nhật xung quanh tôi

Những người Nhật xung quanh tôi

Post này dành để nói về những người Nhật mà bản thân đã từng gặp, từng làm việc, từng chứng kiến. Ở đâu cũng có người nọ, người kia và những người mình gặp cũng chỉ là hữu hạn; không đại diện cho tất cả nên dù họ không có những tính cách, suy nghĩ giống với những gì mình biết, mình cho là đúng thì mình viết ra cũng ko phải để chỉ trích họ. Chỉ đơn giản là có những người như này - một suy nghĩ, cách hành xử khác. Rất mong nhận được những chia sẻ của mọi người để biết được nhiều hơn.

1. Anh Nhật với nụ cười tỏa nắng
Anh có khuôn mặt đẹp, nước da đẹp và đặc biệt là nụ cười rạng rỡ, sáng lên trong ánh mắt rất có thiện cảm. Anh vui lắm vì lần đầu tiên anh có nhân viên tiếng Nhật, trong phòng toàn nhân viên tiếng Anh.
Anh tận tình chỉ dạy cho từng chút một, từ cách photo, scan tài liệu, gửi fax, đục lỗ rồi file tài liệu đến việc làm báo giá... Bận rộn đến mức tận dụng cả thời gian trên xe đi gặp khách hàng để ăn cơm hộp, nhưng anh vẫn cố dành thời gian khi đó để hỏi han về quan điểm, chia sẻ cách làm việc. Khi sang gặp khách hàng, đang ngồi trao đổi với khách hàng về những feedback của khách hàng với lô sản phẩm công ty vừa xuất thì thấy anh đá chân. Dừng 1 lúc, nhưng ko hiểu nên tiếp tục nói chuyện lại thấy anh đá chân. Đến lần thứ 3 mới nhận ra là anh nhắc nhở không được ngồi bắt chân vào nhau như thế. Sau đó, ở công ty còn liên tục được anh nhắc nhở không được chống cằm khi ngồi làm việc.
Sẽ còn được anh chỉ dạy cho nhiều, nhiều nhiều nữa nếu như không nói lời chia tay anh sớm:(. Nhớ người tận tình chỉ bảo nó nhất!.

P/s: Nếu post sai khu vực nhờ Ad chuyển về đúng khu vực giùm nha. Thanks.
 
Sửa lần cuối:
Bình luận (45)

Chibi14

Member
2. Công ty với rất nhiều người Nhật - mỗi người một vẻ
- 1 người nó tiếp xúc nhiều nhất, làm việc cùng với nhau nhiều nhất và người đầu tiên cho nó thấy tình yêu, say mê, hết mình với công việc là như nào. Bỗng 1 ngày khi bước tới công ty, nhìn thấy anh đang gục mặt trên bàn làm việc chỉ ngẩng lên chào lại nó với khuôn mặt buồn chưa từng thấy rồi lại gục xuống. Sau đó, hỏi ra mới biết project mà anh đang theo đuổi đã bị dừng lại. Vẫn biết có rất nhiều project được thử nghiệm và chắc chắn không phải tất cả sẽ thành công, nên khi đứa con tâm huyết bị dừng lại thì ko khỏi buồn. Nhưng, buồn như anh í thì chắc phải đam mê, dành nhiều tình yêu lắm lắm. Rất rất nhiều kỉ niệm khi làm cùng anh, người khá thân thiết. Anh về nước, nó nghỉ công ty. Có gặp lại khi anh sang lại Vn nhưng giờ anh đã khác xưa quá nhiều.
- 1 Sếp tổng vẻ ngoài lạnh lùng, đến và rời công ty trong thầm lặng - đã dạy cho nó biết: người Nhật không thích nợ ai. Chỉ 1 chút quan tâm của nó hay đồng nghiệp với việc thay cốc cà phê cho Sếp tổng thì ngay ngày hôm sau sẽ nhận được từ Sếp 1 món quà. Sau này được trải nghiệm thêm với nhiều người Nhật khác trong công ty.
- Sếp hành chính, nhân sự hiền, nhỏ nhẹ vô cùng và dễ bị bắt nạt, rất thích hát Ước gì của Mỹ Tâm.
- Sếp phòng kế toán thì hài hước, thích học tiếng Việt, sáng nào cũng đến công ty sớm quay mặt vào tường luyện tiếng Việt
- 1 bác Nhật lon ton hỗ trợ kỹ thuật, máy móc cho công ty thì luôn nói xấu mọi người. Ngày đầu tiên vô công ty được bác dẫn đi giới thiệu khắp các bộ phận, ở bộ phận nào cũng có 1 câu chuyện bác rỉ tai cho nghe rồi phá lên cười. Đến sau này gặp nhau bất cứ lúc nào cũng vẫn thế.
- 1 bác Nhật tổng phụ trách chuyên môn dáng người gầy gầy, bước đi liêu xiêu hay lim rim ngủ trong giờ ko hiểu suy nghĩ gì. Bác Nhật này hay gọi bác quản lý bộ phận có khuôn mặt phúc hậu ở đó là ~chan, và nói chuyện với nhau nhẹ nhàng, tình cảm lắm.
- 1 bác Nhật phụ trách các hoạt động văn thẩm mỹ của công ty rất yêu thích hoa, hay mua hoa đến trang trí bàn làm việc của mình.
- 2 anh Nhật quản lý bộ phận ở 2 tầng khác nhau: 1 lạnh lùng với ánh mắt sắc nhọn, 1 hiền từ manly cứ mỗi khi gặp nhau là buôn chuyện oang oang, cười rần rần phá vỡ bầu không khí làm việc của 200 con người nơi đó.
- 1 anh Nhật quản lý project hài hước lắm lắm, nhưng không hiểu sao nó luôn có cảm giác e ngại khi nói chuyện cùng. Nó có thể buôn chuyện vô tư, thoải mái với vài anh Nhật chơi thân với anh í, nhưng với anh chỉ có thể nói chuyện khi cần cho công việc. Khi trở lại Việt Nam sau kỳ nghỉ phép, anh đã mua rất nhiều quà tặng mọi người trong đó có nó. Nhưng, một lúc sau anh từ bàn làm việc tiến lại gần nó trên tay cầm quyển sách gì đó; nghĩ chắc là anh sắp giao việc gì. Không ngờ anh nói tặng cho nó quyển sách tiếng Nhật, bất ngờ và phản xạ một cách vô thức nó trả lời: Quyển này em có rồi ạ, anh tặng cho người khác í. Anh quay đi, cảm giác đọng lại trong nó: hú hồn, hóa ra là anh ấy tặng quà. Nói chuyện với tất cả mọi người, trừ anh í - tưởng sẽ bị ghét, ai ngờ lại được quan tâm. Tại vì chơi thân với trò cưng của anh ấy, hay tại vì anh ấy thấy nó cũng hỗ trợ nhóm anh nhiều nên cảm ơn. Nó vô tư chả nghĩ gì đến phản ứng của bản thân mình khi đó. Cứ nghĩ là bình thường, cho đến 1 hôm được thầy giáo chỉ bảo, chợt nhớ lại tình huống này và thấy áy náy vô cùng.
- 1 anh Nhật luôn hỗ trợ nó, ủng hộ quyết định nghỉ việc của nó. Nhưng khi nó chưa nghỉ việc, anh đã giận nó và nói với nó là chả hiểu gì anh, chả hiểu gì người Nhật khi nó tranh trả tiền uống nước lúc đi chơi cùng anh và vài người Việt khác. Nó chỉ nghĩ đơn giản: nó rủ mọi người đi chơi thì nó sẽ trả, phần tiền cũng ko nhiều mà. Gặp nhau làm ngơ, cho đến khi anh về nước trước khi nó nghỉ công ty nó cũng vẫn lặng im. Bình thường sẽ là người mua hoa, mua quà, mua thiệp để mọi người viết nhưng lần này nó để cho 1 người khác làm. Sau đó, anh có sang vài lần nữa khi nó đã nghỉ công ty, mọi người có báo khi anh sang nhưng nó kệ.
- 1 bạn Nhật nhìn như Seko nên mọi người gọi là Seko, bước đi loẹt quoẹt; chỉ cần nghe tiếng dép biết là ai; 1 bạn Nhật béo múp míp, mắt híp nữa nên cười thì k thấy tổ quốc đâu, lành lắm luôn, cứ lặng lẽ ngồi làm việc nên được mọi người hay đùa là người Nhật thầm lặng của công ty. Mỗi khi nhân viên nữ nào đến hỏi việc là má bạn này đỏ hồng luôn - iu thế.
- 1 bạn Nhật mặt baby vô cùng, lúc đầu thì sợ con gái Việt lắm nhưng sau đó thì tán gái Việt thành thần lun. Có em người yêu rõ xinh, ko biết sau đó như nào. Bạn này có sở thích khám phá những con đường mới.
- 1 anh Nhật hiền như cục đất, nhát gái hơn cả anh bên trên vì chưa từng có người yêu, còn anh bên trên đã có người yêu người Nhật rồi. Anh này vô cùng thích gái Việt, chỉ có 1 ước ao lấy vợ Việt. Rồi đùng 1 cái anh lấy vợ Việt thật.
- 1 anh Nhật kính cận, thái độ hơi khinh khỉnh nên ít người ưa.
- 1 anh Nhật rất hiền, chân thành và trót cảm nắng với 1 người trong công ty nhưng tréo ngoe là anh đã có vợ Nhật hơn tuổi. Chắc có đến 80% người Nhật ở công ty có bồ người Việt nhưng hiếm có tình cảm nào chân thành như anh í. Sau khi về nước 1 thời gian, bạn này nghỉ công ty và kết hôn. Anh nghỉ công ty bên Nhật và sang Việt Nam làm việc ở 1 công ty khác.
- 1 bác Nhật bé nhất công ty, chắc bác cao khoảng 1,55m dáng người nhỏ bé, nước da đen, vẻ mặt khắc khổ - khác hoàn toàn với những người Nhật còn lại. Bữa sáng của bác luôn là 2 quả chuối.
- 1 anh Nhật khét tiếng công ty vì tính khùng của anh. Có lẽ tất cả các phiên dịch ở công ty đều đã làm việc cùng anh, mỗi người 1 thời gian ngắn và hầu như ai cũng ngán ngẩm, có người làm việc cùng anh xong sợ quá nghỉ công ty. Vợ anh sau này (đương nhiên) và nó và 1 vài người khác là thấy bình thường. Lúc đầu khi nghe tin sẽ làm việc cùng anh, nó cũng hơi ớn. Nhưng khi làm việc cùng thấy mọi thứ rất bình thường. Và anh cũng khá đáng iu, cũng hay cười, cũng hay chọc giỡn. Có 1 kỉ niệm đặc biệt khi làm việc cùng anh: 1 hôm anh nói mọi người lập kế hoạch nhìn bản vẽ, nghe xong tất cả mọi người cùng giật mình và cười. Sao có nhìn bản vẽ cũng phải lập kế hoạch, lúc đó nhiều người không hiểu phải lập kế hoạch như nào nhưng dần dần cũng định hình được: với yêu cầu này thì sẽ cần nhìn chỗ nào, nhìn theo phương nào, thời gian dự kiến bao lâu? Từ đó, nó chợt nhận ra bất cứ công việc nào cũng có thú vị của nó, và cũng có những điều mình học hỏi được nếu chịu khó quan sát. Vài năm sau, khi nó được sang Nhật 1 lần - vợ anh báo với anh là nó sang Nhật, anh nói rất muốn gặp nó vì trong tất cả những người làm việc cùng, không khí của những buổi đào tạo của anh có nó rất vui vẻ, mọi người ai cũng vui. Anh cũng bớt căng thẳng hẳn. Không phải bởi nó giỏi, chỉ bới nó hay cười.

Và rất nhiều người Nhật khác ở công ty này nữa....

Ở nơi đây, có đôi khi nó thấy người Nhật thật phiền toái: cùng 1 nội dung giảng dạy mà nhắc đi nhắc lại nhiều lần - vừa nói xong lại nói nữa; hoặc có những điều ai cũng biết rồi nhưng người Nhật vẫn trình bày lại 1 lần nữa, trước khi đề cập đến nội dung khác. Nhưng khi rời khỏi công ty rồi, gặp nhiều tình huống khác nó lại thấy trân trọng những điều ấy biết bao.
 
Sửa lần cuối:

Chibi14

Member
3. Bác Nhật rất tự tin với khả năng tiếng Anh của bản thân
Ấn tượng đầu tiên thấy bác khá hiên. Bác khoe bác đến Việt Nam lần này là lần thứ 4 đó, bắt đầu sang là năm 2008. Mỗi lần bác sang 3 tháng theo project hỗ trợ kỹ thuât cho JICA. Bác kể bác đi nhiều nơi Việt Nam lắm rồi nào là Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Quảng Bình, Phan Thiết, Sài gòn và nơi nào nữa mà nó quên rôi. Hỏi bác: ngoài Việt Nam, bác đã đi những nước nào? Bác kể nhiều lắm hơn 40 nước rồi, toàn là theo dự án thôi ah. Nó nói: Ước gì được như bác, được đi du lịch miễn phí ah. Bác bảo: haha, lại còn được lương nữa đấy. Chợt nghĩ, bác đi nhiều như này thì hiểu nhiều cũng dễ làm việc đậỵ
Đầu giờ sáng, bác gọi điện nhờ gọi điện đến khách sạn hỏi xem đồ giặt là của bác khi nào được. Hôm qua khi giao đồ, bác có hẹn 7 giờ tối trả mà giờ chưa thấy đậụ. Nếu ko có đồ là lát bác không ra ngoài được đâu nhé. Gọi điện cho khách sạn hỏi đồ, bên khách sạn trả lời: Chị ơi, theo quy định bên em 12h trưa hôm sau mới trả đồ chị ạ. Rồi xong, 2 bên ko hiểu ý nhau.
Nó chạy qua khách sạn và góp ý với bên đó: em nhắc nhở mọi người trong khách sạn, khi khách yêu cầu mà không hiểu thì nhờ họ viết lại ra giấy cho. Lúc gặp bác nói với bác rằng, lần sau khi yêu cầu để cho chắc ăn thì ghi vào giấy rồi giải thích cho dễ. Vì mấy người dọn phòng họ không biết nhiều tiếng Anh, hoặc là phát âm của người Nhật do khác với phát âm của người Việt nên khó nghe.
Lên xe đưa bác đi khám sức khỏe. Bác nói heo shy chếc ku, giật mình nhắc lại mới hiểu ra là đi khám sức khỏe. Bác rất thích dùng tiếng Anh, mọi lúc mọi nơi đều cố gắng sử dụng tiếng Anh. Trên đường về, bác bảo: Này, khi nào họ gửi kết quả về công ty thì đừng có mở ra nhé vì cái này là naisho. Á à, bác ơi cái này là giấy khám sức khỏe để xin giấy phép lao đông. Uhm, uhm... bác không nói gì nữa. Vài ngày sau, báo bác kết quả đã có - bác vẫn mail sang bảo đừng có mở ra đấy nhá :((.
Trên xe bác bảo, cần những giấy tờ gì nữa nhỉ. Giấy xác nhận 5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương hả. Chiều qua công ty cũ của bác xin thử xem sạo. Gì thế, bác làm ở Việt Nam tổng tất cả có 9 tháng, mà bác muốn xin xác nhận 5 năm ah. Suy nghĩ này giống VN nhỉ. Chiều qua công ty đó, Sếp Nhật đồng ý nhưng mama tổng quản không đồng í xác nhận cho vì liên quan đến thuế má nữa, ko có được đậụ
Trên xe, bác lại giơ ra bản copy trang 2 hay 3 gì đó của hộ chiếu bảo: này, cầm cái này đi công chứng có được ko?(chắc là bản photo sơ cua của bác). Á ah, theo bác nghĩ là đơn giản thế???
Về công ty, nghe Mr đồng nghiệp kể hôm qua Bác đã uống rất nhiều trong buổi tiệc cắt băng lễ khánh thành của đối tác. Bác còn nhiệt tình đi mời từng người uống cơ và kết quả là say về khách sạn ngủ luôn.
Tối bác mời nó đi chuộc lỗi vì làm nó cáu, bác quảng cáo đây là hầm rượu lớn nhất miền Bắc đấy, toàn rượu Chile. Uhm, nó cũng được nhân viên dẫn đi giới thiệu rồi bác ạ. Bác gọi rượu theo ngôn ngữ của bác mà chả cần mở menu. Nhân viên phục vụ ngơ ngác: Chị ơi, bác gọi loại gì? Hỏi bác, bác bảo loại nổi tiếng của Chile í và cũng chỉ biết phát âm theo bác. Em nhân viên bảo: chắc bên em ko có rồi, em nghe lạ lắm. Nó quay sang bảo: bác thông cảm, tất cả các loại rượu nhà hàng có đều có trong menu, bác chọn giùm trong đâỵ. Mở ra, rồi lại gập vào luôn chả thèm nhìn - bác yêu cầu 1 loại rượu khác cứ như thể bác đã từng đến đây vài lần (hầm rượu mới hoạt đồng chừng 1 tháng hay sao á). Lại tiếp tục vướng mắc về phát âm nhưng cuối cùng cũng hiểu nhau. Nhân viên đi rồi, bác nói rượu lúc nãy á là loại rượu nổi tiếng ở Chile, tôi đã từng uống khi đến Chile thế mà ở đây lại ko có. Dạ, điều bình thường mà bác. Đâu phải, bác cứ vào cửa hàng thuốc lá bác yêu cầu loại nào cũng phải có. Người ta phục vụ theo nhu cầu khách hàng nơi đó và theo khả năng của họ thôi mà. Nhớ lại, cũng tình huống order đồ ăn này của 1 bác Nhật khác, sau khi nói tiếng Anh thấy nhân viên phục vụ ko hiểu bác liền xin lỗi do phát âm của tôi có vấn đề nên anh không hiểu; tôi sẽ gọi món theo menu này. Mặc dù bác ấy nói được tiếng Anh nhưng bác luôn nghĩ phát âm của bác không chuẩn nên xin lỗi khi thấy người khác không hiểu. Còn bác này thì vô cùng tự tin với tiếng Anh của mình. Mr đồng nghiệp kể bác ấy gọi điện cho Mr này hỏi mày đang ở đâu bằng tiếng Anh, nói bao lần nhưng Mr ấy vẫn ko biết bác đang muốn nói gì. Chán chê mê mỏi bác mới nói tiếng Nhật là đang ở đâu. Nếu là nó, ngay câu đầu tiên xin mời bác nói tiếng Nhật:)
Bác nói, bác rất hứng thú với dự án đào tạo tiếng Nhât. Có chút chột dạ. Bác bồi thêm: bác có chứng chỉ sư phạm đậỵ Hả, bác là kỹ sư xây dựng mà?. Ah, sau khi nghỉ hưu bác đã đi học thêm khóa 6 tháng để lấy chứng chỉ này. Vâng, bác ơi dạy tiếng Nhật đâu đơn giản. Bình thường tiếng Nhật đã khó, tâm lý của những người mới học là sợ sệt rồi nên bác cố gắng đừng làm họ hoảng sợ nữa nhạ
 
Sửa lần cuối:

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
@chibi nhiều kỉ niệm ghê. :)
Mình chưa trải qua nhiều Công ty, cũng không phải Công ty lớn nên tiếp xúc cũng không nhiều lắm, nếu tính cả thời đi học thì ấn tượng (cả xấu cả tốt) cũng chỉ một vài người.

- Thầy giáo người Nhật : Thầy nhiều tuổi, tóc bạc trắng, mặt tròn, đeo kính, lúc nào cũng có dáng vẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh. Lúc nào cũng quan tâm đến học trò. Ngày đầu cả lớp đi thi NLTN, thầy đi thi cùng, chờ ở ngoài đợi cả lũ trò ra, hỏi han từng đứa một về tình hình thi cử. :) Cho đến giờ thì thầy không ở VN nữa, và đã lâu lắm không gặp lại thầy.

- Anh Nhật PGĐ công ty cũ: thấp thấp, tròn tròn, rất hiền, lấy vợ người Việt, rất giỏi tiếng Việt (nhưng thường giả vờ không hiểu) . Lúc nào cũng ăn trưa sau cùng. Thích đạp xe đạp và có lần đạp xe từ Nội thành HN sang Công ty (Khoảng 20km) ;D Khi mình xin nghỉ, anh tặng mình một cây son Nhật và nói là đã nhờ vợ chọn hộ. ^^ Sau này cũng ít liên lạc, mình nghe người bạn đồng nghiệp cũ nói anh bị u não, phải về Nhật chữa trị. :( Mình viết mail hỏi thăm nhưng không thấy hồi đáp. :(

- Anh Nhật Trưởng phòng KD công ty cũ : Trẻ 28 tuổi nhưng nhìn cứ như 40 tuổi, lúc đầu mình không biết nên khi nc với mọi người thường hay gọi " bác Nhật " ;D Hắn lại tròn xoay, tên cũng có chữ "Tròn" nên cứ gọi "Tròn"-san ^^ Có vẻ thích trêu con gái nhưng khi bị trêu lại thì lại có kiểu "giãy nảy" = ))

- Ông người Nhật : Phải gọi "ông" vì ông cũng đã hơn 70 rồi. Ông nhỏ thó, bé tí teo, rất tốt bụng. Ông là người hay giúp đỡ lưu học sinh sang Nhật nói chung và cũng giúp đỡ người quen của mình nhiều. Trước đây lần nào sang VN cũng tặng quà cho mình, lúc nào cũng ưu tiên Jin-chan :) (Dù sau này mình có khoe là vẫn đang dùng quà của ông thì ông cười bảo chẳng nhớ tặng cái đó khi nào ^^) Gần đây mỗi lần gặp là lại kêu với mình " Mau chóng kết hôn và làm cô dâu đi thôi! " (^O^)/

Ngoài ra vẫn còn những ấn tượng khác, tuy nhiên để dịp khác, trong chủ đề khác kể cũng được nhỉ. :)

Mọi người nếu không ngại gì thì cùng chia sẻ nhé!
 

Chibi14

Member
Thích những kỉ niệm của Jin vì mình ko có kỷ niệm đó. Đặc biệt là kỷ niệm thầy giáo đi cổ vũ học sinh thi tiếng Nhât. Chờ nghe những câu chuyện khác của Jin.
 

Chibi14

Member
4. Thầy cô giáo
- Cô giáo người Nhật khi học ở trường là người đầu tiên cho nó hiểu người Nhật nguyên tắc đến mức nào. Bạn cùng lớp bị tai nạn chiều hôm trước, sáng hôm sau cả lớp đang học giờ tiếng Nhật nhận được thông tin từ bệnh viện chắc k qua khỏi. Cả lớp nhốn nháo, xin phép cô cho vô viện với bạn. Có thể thời gian đã tính bằng phút giây, nhưng cô vẫn thực hiện theo đúng nguyên tắc – yêu cầu cả lớp chờ cô lên báo cáo khoa. Văn phòng khoa không có ai do các thầy cô trên lớp hết. Chờ lâu sốt ruột nên 2 bạn đã tự ý đi, sau đó về phải viết bản kiểm điểm.

- Thầy giáo người Nhật nhiệt tình, đam mê, vô cùng có trách nhiệm với công việc, trẻ hơn nhiều so với tuổi, chỉn chu với ngoại hình, coi trọng hình thức. Học sinh cảm nắng thầy khá nhiều nhưng thầy vẫn giữ vững quan điểm không lấy vợ. Hết hợp đồng, thầy về nước. Sau đó có mail qua lại 2,3 lần nhưng do cv bận rộn thầy ko sử dụng email nên cũng mất liên lạc hẳn. 4 năm sau thầy quay lại VN, 2 thầy trò gặp nhau rất tình cờ. Lần này ở VN lâu hơn, cơ hội gặp nhau nhiều hơn. Tình cảm thầy trò dần chuyển sang tình anh em, người thân. Như mọi lần, thầy tặng nó quà, sau khi cảm ơn nó liền cất quà đi. Lần này, thầy nói: lần sau khi nhận quà từ người khác, cảm ơn xong phải bày tỏ sự quan tâm đến món quà bằng những câu nói như tôi mở ra có được không. Nếu được thì người tặng sẽ nói hãy mở đi và khi đó sẽ khen món quà đó hoặc nói tôi sẽ sử dụng nó một cách cẩn thận. Nếu ko được, họ sẽ nói về nhà hãy mở. Không nên cảm ơn rồi cất quà đi luôn vì người tặng có thể đã mất rất nhiều thời gian để lựa chọn quà mà người nhận lại ko hào hứng với món quà đó thì chắc lần sau họ sẽ ko tặng quà nữa đâu. Ngẫm lại, nếu nó là người tặng chắc cũng hụt hẫng ít nhiều khi mình dành nhiều tâm huyết cho món quà mà người nhận lại hờ hững thế. Chợt nhớ lại lần anh Nhật công ty cũ tặng cho quyển sách tiếng Nhật mà hồn nhiên từ chối: tôi có rồi, tặng người khác đi – thấy áy náy vô cùng vì sự vô tư, thiếu lịch sự của bản thân.

- Sau khi học thầy 1 khóa học ngắn hạn về chuyên môn, được thầy nhờ dạy thêm một số kiến thức - thầy rất ham học hỏi. Và khoảng thời gian này thầy cho nó thấy, cũng có người Nhật .... như thầy. Với các giờ giảng trên lớp của thầy thì luôn chính xác giờ bắt đầu và kết thuc. Không hiểu có phải giờ học với nó mang tính chất cá nhân, ko phải giờ học mang tính chất tổ chức như giờ của thầy chăng mà giờ học thường xuyên có sự kéo dài thời giạn theo đam mê của thầy. Bản thân nó khi dạy ở trung tâm hay dạy cá nhân cho những người khác, luôn tự nguyện kéo dài thời gian so với quy định thêm 1 chút chừng 15-30 phút. Nhưng với thầy, sau khi hết giờ quy định là thầy sẽ hỏi thêm cái nọ, hỏi thêm cái kia, muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực khác - vài lần kéo dài hơn 1 tiếng; có khi còn qua cả bữa trưa. Thêm vào đó, trong tất cả những người Nhật mà nó đã gặp, chỉ riêng thầy liên lạc với nó vào thời gian khá muộn - 10, 11 giờ tối. Đỉnh điểm là 1 giờ sáng thứ 5 đang ngủ nhận được tin nhắn báo chủ nhật bận rồi, đổi giờ học vào hôm khác được không?. Đâu có cấp thiết đến mức phải nhắn tin vào 1 giờ sáng như thế. Gần 1 năm với những bức xúc vụn vặt như thế, nên sáng hôm sau nó đã mail cho thầy báo: xin lỗi vì có công việc đột xuất nên ko tiếp tục được. Sau hơn 2 năm kể từ khi đó, gặp lại thầy: thầy nói vẫn tiếp tục sự nghiệp học tập sau đó, giờ đã biết thêm cũng khá nhiều rồi nhạ. Trong tất cả, thầy vẫn ấn tượng với cách dạy của nó. Cuối tuần vừa rồi, bỗng nhận được tin nhắn của thầy báo đang ở sân bay, cảm ơn rất nhiều đã hỗ trợ thầy trong thời gian ở HN. Giật mình, phải chăng thầy nhắn nhầm???

Cùng với thời gian dạy cho thầy, có dạy cho 1 chị người Nhật – phu nhân của tổng giám đốc công ty Nhật ở Việt Nam (gọi là chị thôi, nhưng bằng tuổi mẹ). Chị sang Việt Nam bận rộn với các kế hoạch đi chơi đánh golf, chơi bài với mấy bà bạn khác, đi shopping, học tiếng Việt. Bởi học để biết, học để giết thời gian hay bởi chị là người Nhật chính xác về thời gian mà cứ đến gần hết giờ là chị lại nhắc nó sắp hết giờ rồi. Nhưng nó thường kéo dài thêm của chị 15 phút nếu chị ko có kế hoạch gì sau đó. Chị thường nói với nó là: xin lỗi, có lẽ chị là học sinh dốt nhất của nó vì học hành không tập trung, ko tiến bộ nhưng chị sẽ cố gắng. Tiếp xúc với chị, nó cũng học hỏi được nhiều ví dụ như khi chị nói chuyện với người dọn dẹp của tòa nhà, chị luôn ghi ra giấy và truyền đạt lại 1 lần nữa khi nói dù tiếng Anh của chị nói khá dễ nghe.
 
Sửa lần cuối:

Chibi14

Member
Nói thêm 1 chút về liên lạc ngoài giờ của người Nhật, cho đến giờ hầu như nó ko bị làm phiền ngoài giờ làm việc. Nếu có, thì họ sẽ xin lỗi vì k còn cách nào khác phải liên lạc, ngày hôm sau đến gặp lại xin lỗi tiếp. Nhưng, cũng có những người Nhật coi việc gọi cho nhân viên ngoài giờ làm việc là chuyện bình thường: 10 giờ tối đang ngồi cafe ca nhạc cùng bạn thấy Sếp bạn gọi, hỏi ủa sao gọi giờ này > bạn nói: uhm, gọi bất cứ lúc nào Sếp cần; lần khác đi ăn cùng với chị lúc hơn 8 giờ tối thấy Sếp chị gọi, hỏi chị Sếp chị có hay thường xuyên gọi ngoài giờ như này không, chị nói việc này là thường xuyên em ạ có khi 6 giờ sáng cũng gọi luôn.
 
Sửa lần cuối:

kamikaze

Administrator
Đọc qua loạt bài này thì nhận ra là cần phải nhờ @chibi 14 và @jindo_89 quản lý mục "người nhật.com" hộ .
Cho đến thời điểm này đã gặp vô số ngườiNhật. Tốt cũng có xấu cũng có. Đáng yêu cũng có đáng ghét cũng nhiều. Xin mượn phong cách kể chuyện của @Chibi14@jindo_89 kể lại vài trường hợp.

1/ Thầy giáo - Người Nhật đầu tiên được gặp:
Lúc vào trường làm thủ tục nhập học và sau đó là lên xem thời khóa biểu, giờ học v.v.. thì bản thân mình rất ngạc nhiên với sự có mặt của khá nhiều người nước ngoài tại trường. Sau đó hỏi ra thì biết rằng họ là sinh viên tiếng Việt hay giáo viên dạy ngoại ngữ của trường.
Trong số những người này thì mình rất để ý đến 1 ông người châu á. Người cũng đậm, mắt một mí, nhìn bề ngoài thì có thể đoán là người Hàn Quốc, Nhật Bản, hoặc Trung Quốc. Mội điều đáng chủ ý nữa là ông này đi xe đạp cà tàng, đội mũ lá cọ và đeo 1 chiếu túi không khác gì của cái bang. Lúc đó vẫn tự hỏi không biết người này làm gì ở đây mà cứ hôm nào cũng đến trường.

Chỉ đến ngày lên lớp và nghe báo là thầy giáo người Nhật dạy thì mới biết rằng chính ông già này là thầy giáo dạy tiếng Nhật.
Tính thầy rất hiền. Và đặc biệt là nói tiếng Nhật rất chậm và rõ. Cũng nhờ đó mà dù có học với người bản xứ cũng vẫn nghe và ghi chép rõ ràng. Sau này hỏi ra mới biết thầy ở Việt Nam cũng lâu rồi nhưng thầy không nói tiếng Việt. Khi giảng bài thì pha lẫn tiếng Nhật và tiếng Anh.

Lúc mới bắt đầu học thì rất thích cách dạy của thầy. Nhưng về sau khi mà đã biết chút ít tiếng Nhật rồi thì cảm thấy hơi chán vì thầy dạy quá chậm.

Ngoài tiếng Nhật ra thì mình học được ở thầy sự mẫn cán. Dù đến trường bằng xe đạp không bao giờ thầy vắng hay đi trễ vì bất cứ lý do gì. Và một điều nữa là sự kiên nhẫn. Thầy rất hiền, nhưng một khi thầy yêu cầu sinh viên làm gì thì thầy cũng sẽ cố gắng bằng cách nào đó để sinh viên hoàn thành bằng được chứ không bỏ cuộc.

Sau một năm du học bằng học bổng tạiNhật mình có ý định thì chuyển trường vào học tiếp đại học ở Nhật. Khi nghe ý định này thầy hết sức ủng hộ và chính tay thầy đã viết cho một lá thư giới thiệu đến trường. Hiện giờ mình vẫn còn giữ bản sao của lá thư đó.

Một điều không thể phủ nhận được chính những "ông già" như thầy đã góp phần quyết định giúp cho mìnhc ó cơ hội để hôm nay gõ những dòng này từ Osaka. Cảm ơn thầy rất nhiều!
 

Chibi14

Member
5. Sếp
- Sếp 1: Ở trong apartment trên phố được gần 1 năm, một hôm Sếp đi ăn uống ở đâu đó gặp được 1 bác Nhật làm bất động sản và được mời về thuê ở gần công ty – 1 tòa nhà tư nhân xây hướng tới khách hàng thuê là người Nhật nhưng mọi dịch vụ vẫn rất Việt Nam, chưa chuyên nghiệp. Sếp đi xem nhà, rồi thỏa thuận sơ qua. Mọi chuyện nó không hề được biết cho đến khi Sếp lôi về cái hợp đồng nhờ nó xem hộ. Giá thì cũng chưa hẳn là rẻ hơn, vì là giá chưa thuế mà không bao gồm bất cứ dịch vụ gì. Sau khi liên hệ, trao đổi và đã giảm được giá khá nhiều – giá thỏa thuận là đã bao gồm thuế. Báo cáo Sếp, Sếp cảm ơn rất nhiều vì đã hỗ trợ. Ký hợp đồng, chuyển khoản tiền đặt cọc, tiền thuê được 2 đơt. Chừng nửa năm sau đang ngồi làm việc, Sếp đập bàn cái rầm: Sao tiền thuê nhà chưa có thuế mà lại chuyển đã có thuế? Đâu nào, lúc đầu là tiền chưa có thuế nhưng sau đó tôi đã đàm phán giảm giá xuống, và yêu cầu giá đó đã có thuế mà. Đây hợp đồng ông đã ký đây. Trời đất ơi, lúc đó nghĩ 1 mình tôi đâu có thể chuyển khoản được, cần có chữ ký của ông mà. Sao lúc ký, tôi báo cáo ông không thắc mắc đi. Bao lâu sau mới thắc mắc vậy, hóa ra lúc đó ông ký bừa ah. Sau khi xác nhận xong thì Sếp có xin lỗi nhưng vẫn ko thấy thoải mái vì trước khi bắt lỗi người khác thì Sếp nên kiểm tra các mail trao đổi xem như nào. Nếu không, thì có thể nói là: tiền thuê nhà là bao nhiêu nhỉ?. Đằng này thì đập cái bàn rồi nói cứ như mình đang nghĩ đúng, còn người khác sai. Viết mail góp ý: lần sau, Sếp nên xác nhận lại trước khi hành động nhé. Lần khác, gửi file cho Sếp gồm 2 sheet: 1 tiếng Việt, 1 tiếng Nhật - ko nói rõ file gồm 2 sheet. Khi Sếp mở file thì hiện ra sheet tiếng Việt trước. Sếp quát, tiếng Việt thì sao hiểu được. Nói với Sếp bên cạnh là sheet tiếng Nhật đó. Sếp xin lỗi, nhưng cảm xúc của nó thì khó chịu. Sao cứ mãi như này vậy Sếp ơi, lúc nào cũng ầm ầm lên thế. Lúc này, thấy nhớ và trân trọng vô cùng những người ở công ty cũ - khi trình bày mọi việc luôn có đầu có cuối, khi có thắc mắc luôn hỏi lại bằng những câu xác nhận hoặc câu hỏi hoặc lịch sự hơn thì xin lỗi, hôm trước đã đàm phán giúp tôi về giá thuê - giá khi ký là bao nhiêu nhỉ?. Ngày hôm sau đến công ty, nó chào Sếp và làm việc ngoài ra không nói gì – khác hẳn mọi hôm là nói chuyện rôm rả. Sếp báo 11 giờ Sếp sang công ty đối tác, nó trả lời vâng, rồi thôi. 11 giờ Sếp đi, nó chào và cũng k hỏi mấy giờ thì về, hay có ăn cơm ko để đặt. Sếp đi và dường như quên cái gì nên quay lại, đặt cặp máy tính rầm trên mặt bàn rồi đóng, mở hộc tủ rất mạnh. Nó kệ, chả liên quan. Làm Sếp mà k che giấu được cảm xúc. Hơn 2 giờ Sếp đi về, vừa bước vào phòng đã hỏi: Này, có biết công ty abc không? Không, nhưng nó có liên quan gì đến công ty mình không? Ah, ko nó là đối tác của công ty kia. Một lúc sau, Sếp lại bắt chuyện: sắp tới là nghỉ lễ nhỉ, không biết HN có hoạt động gì ko nhỉ. Uhm, tôi ko quan tâm vì tôi về nhà. Bình thường là hay buôn đủ thứ chuyện như thế. Hôm sau, nó vẫn thế đến là làm việc, ko nói gì khác. Không khí im lặng, ko chịu nổi Sếp quay ra hỏi: có chuyện gì thế hả, sao thái độ thay đổi. Nó nói: Giờ tôi ko thích nói chuyện nữa, tập trung làm việc thôi. Sếp bảo: nếu tôi có làm gì sai thì tôi xin lỗi. Hãy quay trở về như lúc trước đi. Đó là văn hóa của công ty. Nó nói: Nếu Sếp không thích làm việc với tôi thì Sếp cứ nói, tôi sẽ nghỉ. Chứ đừng có thi thoảng lại quát mắng như thế. Nếu muốn góp ý với tôi thì Sếp cứ nói, tôi sẽ tiếp thu. Đâu phải là tôi biết được Sếp thích làm việc như nào. Bình thường tôi gửi file excel như thế mọi người sẽ mở các sheet để xem rồi sau đó mới ý kiến. Sếp thì chưa cả mở hết đã quát mắng rồi. Lần sau, khi gửi tôi sẽ nói rõ có những sheet nào, nhưng nếu file có 10 sheet tôi cũng cần liệt kê hết ah. Sẽ bao nhiêu lần Sếp to tiếng nữa thì tôi biết được Sếp cần làm như nào. Sếp rơm rớm nước mắt xin lỗi.

Ngày nào đến công ty pha cà phê cho mình thì pha luôn cho Sếp, sáng chiều đều thế. Một hôm, sáng đến bận làm việc nên quên mất ko pha cà phê. Đang ngồi làm việc, cứ thấy Sếp thở dài. Nó ghét nghe tiếng thở dài nên cũng hơi khó chịu. Chả hiểu Sếp đang gặp vấn đề gì mà thở dài như thế. Bắt đầu để í hơn, thấy Sếp thở dài rồi lại ngáp. Chợt nhận ra từ sáng quên pha cà phê - phải chăng đó là cách nhắc nhở hôm nay k pha cà phê ah. Và cũng nhận ra, hình như nó đã sai khi để Sếp mặc định đó là công việc của nó. Lại nghĩ đến Sếp cũ dù là Sếp tổng nhưng luôn cố gắng tự thân vận động, cố gắng ko làm phiền người khác. Ở công ty í rất nhiều người Nhật, nhưng ko ai phải lo nước cho ai. Nhìn sang các công ty bên cạnh, các bác Nhật cũng tự pha hết.

- Sếp 2: Hết hợp đồng thuê văn phòng, đàm phán để ký tiếp hợp đồng mới. Sau khi đàm phán, mức giá rẻ hơn. Báo cáo và gửi mail Hợp đồng cho 1 chị người Nhật trình Sếp ký. Sau khi Sếp ký xong, nó làm lệnh chuyển khoản và gửi mail báo cáo có kèm theo yêu cầu thanh toán. Chị người Nhật hỏi lại tại sao lúc trước là 4332$ mà bây giờ là 4000$. Lại phải forward lại mail hôm trước cùng hợp đồng chị đã trình Sếp ký. Vài lần trước, cũng gặp tình trạng như thế với Sếp. Tự hỏi, sao họ nhanh quên vậy nhỉ? Mà tại sao trước khi hỏi ko xem lại mail?

- Sếp Nhật công ty bên cạnh: Vừa đến Việt Nam đã có nhu cầu mua xe máy để di chuyển cho tiện lợi, tiết kiệm chứ ko phải là đam mê. Sếp cầm 60tr đi mua xe, đến quầy mua xe Sếp hỏi chị nhân viên là tiền đâu? Chị hỏi: tiền nào? Bác nói: Tiền lúc nãy đưa mang đi mua xe máy. Chị bảo: Chưa đưa cho chị. Bác bảo: Lúc ở công ty đưa chị mà. Hốt hoảng tìm lại, hóa ra số tiền đó nằm trong cặp của bác í (gọi là bác nhưng chừng 45 tuổi). Quên như này thì chít.
 
Sửa lần cuối:

Chibi14

Member
Hi hi, vừa định P/s ở cuối bài trên là: "Chibi hơi tham lam 1 chút, mặc dù đã được bác kamikaze chia sẻ cho rất nhiều kiến thức trên diễn đàn nhưng rất mong muốn được nghe những chia sẻ của bác về những người Nhật đã từng gặp trên đất Nhật". Thực sự là Chibi muốn được trải nghiệm cuộc sống ở Nhật, muốn được gặp nhiều người Nhật hơn nữa trên đất nước Nhật để học hỏi. Đôi khi đã được gặp người Nhật có đức tính tốt nhưng chưa nhận ra điều mình học đươc từ họ cho đến khi gặp 1 người có tính cách khác họ - lúc đó mới nhớ, mới thấm hơn.

Chibi rất thích đoạn này, và ước gì cũng gặp được 1 người tiếp sức mỗi khi bản thân muốn dừng bước.
Ngoài tiếng Nhật ra thì mình học được ở thầy sự mẫn cán. Dù đến trường bằng xe đạp không bao giờ thầy vắng hay đi trễ vì bất cứ lý do gì. Và một điều nữa là sự kiên nhẫn. Thầy rất hiền, nhưng một khi thầy yêu cầu sinh viên làm gì thì thầy cũng sẽ cố gắng bằng cách nào đó để sinh viên hoàn thành bằng được chứ không bỏ cuộc.
 

kamikaze

Administrator
Hi hi, vừa định P/s ở cuối bài trên là: "Chibi hơi tham lam 1 chút, mặc dù đã được bác kamikaze chia sẻ cho rất nhiều kiến thức trên diễn đàn nhưng rất mong muốn được nghe những chia sẻ của bác về những người Nhật đã từng gặp trên đất Nhật". Thực sự là Chibi muốn được trải nghiệm cuộc sống ở Nhật, muốn được gặp nhiều người Nhật hơn nữa trên đất nước Nhật để học hỏi. Đôi khi đã được gặp người Nhật có đức tính tốt nhưng chưa nhận ra điều mình học đươc từ họ cho đến khi gặp 1 người có tính cách khác họ - lúc đó mới nhớ, mới thấm hơn.

Chibi rất thích đoạn này, và ước gì cũng gặp được 1 người tiếp sức mỗi khi bản thân muốn dừng bước.

@Chibi14 nên vượt biển làm một chuyến viễn chinh qua Nhật và ở lại đây dài ngày đi nhé.
Chỉ cần thay đổi góc độ quan sát và cách nhìn nhận thì sẽ tìm thấy nguồn động viên tiếp sức từ những người xung quanh ta gặp nói chung và những người Nhật ta gặp nói riêng thôi. Xin đưa một ví dụ nhé:

2/ Anh Nhật phát ốm vì công việc nhưng vẫn đi làm:
Hôm thứ Sáu tuần vừa rồi có người quen giới thiệu đến gặp một công ty Nhật nghe nói là đang cần lao động (cả Việt Nam và Nhật). Đi cùng có một anh Nhật là chuyên trách bộ phận cho thuê lao động (派遣)của một công ty khá lớn (Đã lên sàn chứng khoán) tại Kyoto.

Bề ngoài trông anh này rất bảnh bao. Có điều khuôn mặt bộc lộ sự mệt mỏi và có phần nào đó "thiếu sức sống". Ngay khi vừa gặp anh đã nói với 1 người đi cùng là "mệt quá", "đau bụng " "đau đầu" v.v... Lúc đó không tiện hỏi nhưng chỉ nghe mang máng thì anh bảo là anh đang bị viêm dạ dày vì áp lực công việc và thiếu ngủ thời gian dài.

Sau khi xong việc ở công ty khách mới có dịp ngồi lại nói chuyện một lúc thì mới biết là từ hôm 31 tháng 12 đến nay anh không được nghỉ (Ngay cả tết cũng phải đi làm). Và, anh cho biết ngay hôm nay đây đang rất mệt nhưng cũng phải gượng dậy mà hoàn thành công việc vì không muốn bỏ một đơn hàng mới.
Khi đang ngồi nói chuyện thì điện thoại của anh cũng kêu suốt và nghe ra thì biết là những người anh đã sắp đặt công việc vào các công ty đã tự tiện nghỉ nên anh phải xếp người thay thế. Có hỏi anh nếu không có ai thay thì làm sao? Anh trả lời rằng trường hợp này chính anh phải đi thay. Và vừa hôm trước anh cũng đi làm thay về đây.

Nói chung là cường độ làm việc rất cao. Và lúc nào anh cũng phải căng dây thần kinh lên để chờ điện thoại từ khách hàng của anh. Thế nhưng anh vẫn vui vẻ và coi như không có gì(mặc dù về thể chất thì rất mệt mỏi).

Nhìn từ trường hợp của anh chợt nghĩ lại công việc mình đang làm. Thỉnh thoảng cũng bị những rắc rối tương tự với anh này. Vừa mới hôm nọ cũng bị chuyện tương tự anh là khi thuê 1 người làm phiên dịch cho công ty khách nhưng đến hôm đi làm người này lại không xuất hiện. Thế nhưng nhìn tổng thể lại thì sự vất vả của mình chưa thấm vào đâu so với anh Nhật hôm nọ gặp cả.

Vừa ngồi nói chuyện với anh này vừa thầm tự an ủi bản thân: Mình thế này còn sướng chán!
 

Chibi14

Member
Dạ, mục tiêu trong năm 2015 của em là hướng tới nước Nhật - đi để học hỏi, đi để trải nghiệm, đi để lớn lên. Từ khi tiếp xúc với tiếng Nhật có lẽ chưa bao giờ em cảm thấy muốn được đi Nhật như giai đoạn này - vi nhiều lí do: để nâng cao ngoại ngữ, để làm việc nghiêm túc hơn, để hiểu hơn về người Nhật.... Không tự tin với khả năng của bản thân, nhưng em sẽ cố gắng. Em thích những job như công việc hỗ trợ kỹ sư IT í :). Dù đi Nhật với công việc nào thì chắc cũng có nhiều điều mới - những trải nghiệm mới, những tình huống mới mong được sự hỗ trợ, tư vấn của bác. Rất mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của bác.

Thực ra thì bên cạnh em vẫn có những người động viên, tiếp sức - 1 vài người Nhật, 1 vài người Việt, họ tin em và nghĩ rằng em có thể làm được; nhưng em không tin chính bản thân mình. Đôi khi nhận được những đề xuất, gợi ý mà ko dám nhận nhưng dù sao cũng vui vì họ đã đặt lòng tin nơi mình. Lúc này đang chơi vơi nên lại ước vu vơ (hơi tham lam ^^)

6. Bác Nhật đáng kính - người đã tiếp sức cho nó đến Nhật lần trước
Quen Bác qua giới thiệu của một người bạn đang sống ở Nhật khi bác sang Việt Nam cần người phiên dịch, hỗ trợ bác 1 vài công việc lặt vặt. Bác hoạt động trong hiệp hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật nên trước đó đã đi lại Việt Nam khá nhiều, gặp khá nhiều người Việt tiếng Nhật giỏi hơn nó nhưng Bác ấn tượng nó ở sự chân thành, nhiệt tình, hay cười. Bác nói rất mong nó đến Nhật, Bác sẽ giới thiệu cho nó biết về nước Nhật - nếu nó thu xếp được công việc và thời gian Bác sẽ tài trợ cho nó 1 chuyến du lịch. Nó rất vui, nhưng nó không dám nhận điều đó. Bác bảo: đừng ngại, Bác rất quý những người như nó và Bác kể đã giúp vài trường hợp rồi. Nó nói: công ty cũng đang có kế hoạch cho cháu đi rồi, lần này cháu sẽ cố gắng. Bác bảo: Khi đó, nhớ liên lạc với Bác nhé. Nếu công việc của cháu bận thì thôi, nhưng nếu thu xếp được thời gian thứ 7, chủ nhật thì Bác sẽ dẫn đi chơi. Dù sao, cũng phải liên lạc với Bác khi đó nhé. Bác mong chờ ngày đó. Khoảng 1 tháng trước kế hoạch đi, Bác mail hỏi tình hình thế nào. Nó nói: chắc ko đi được theo kế hoạch, mà tình hình này không biết có đi không nữa. Bác bảo: không nản lòng nha, chắc sẽ đi thôi. Hay là thu xếp công việc, Bác tài trợ cho. Nó nói: dạ không, cháu chờ đi theo công ty. Bác bảo: Ok, nếu có vấn đề gì cứ liên lạc với Bác nha. Có những người đồng nghiệp cũ, những học viên luôn mong chờ nó đến Nhật, sẽ dẫn nó đi đó đây nhưng chỉ đến khi có sự nhiệt tình của Bác nó mới cố gắng - không dễ buông tay như lần trước. Và cuối cùng, nó đã đến Nhật. Bác đã ra ga đón nó, thuê khách sạn cho nó, dẫn nó đi ăn đi chơi tối thứ 6, ngày thứ 7. Chủ nhật nó hẹn đến chỗ bạn chơi, đường đến đó khá xa phải chuyển ga tàu - Bác sợ nó không đi được, đề xuất là sẽ đi cùng nó đến đó. Nó nói: bác yên tâm, chắc là cháu đi được. Nếu không hiểu, cháu có thể hỏi được mà. Có lẽ do cháu hiền lành, tốt bụng nên cháu được người Nhật giúp đỡ khá nhiều từ lúc đến đây đó. Hôm sau đi bác nhắn tin hỏi thăm rồi cuối ngày hỏi thăm nó đã về đến khách sạn công ty thuê cho chưa?
Chuyến đi ấy ấm áp trong sự chu đáo của Bác, trong vòng tay chào đón của bạn bè (bạn cấp 3, bạn ĐH, đồng nghiệp) và vẫn còn nhiều lời hẹn hò không thực hiện được. Bạn rủ xin Sếp ở lại thêm đi qua chỗ bạn ở rồi đi chơi, nhưng ko dám la cà quá. Về đến công ty, mà sáng đến công ty tối lại bắt tàu lên Tokyo đi ăn, đi chơi với bạn, từ chối lời mời đi ăn của Sếp. Ấm áp khi gặp người Nhật trên đường đi: 1 phụ nữ trẻ địu con phía trước dẫn nó ra ga khi nó hỏi đường, vợ chồng bác người Nhật trên tàu cho cuốn sổ tay có map ga tàu, 1 bạn người Nhật đã bỏ chuyến tàu đang đến đi tìm nó sau khi chợt nhớ ra đã chỉ nhầm cách chuyển tàu cho nó, 1 phụ nữ trung niên người Nhật bắt chuyện khi thấy nó kéo vali trên đường về khách sạn và thấy vui khi biết nó đến từ Việt Nam - chị khoe chị đã từng đến Việt Nam và đi Sapa rồi đó, 1 bác giám đốc kinh doanh của khu vực Đông Nam Á trên chuyến bay về Việt Nam đã bắt chuyện với nó và mời nó đi ăn tối cùng 1 người Nhật phụ trách ở Việt Nam trong buổi tối duy nhất bác ở HN.
Cảm ơn Bác rất nhiều đã tiếp sức cho nó có 1 chuyến đi vui trọn vẹn. Khi quay lại Việt Nam, Bác mới kể rằng sau hôm đi chơi cùng nó Bác đã nằm viện 1 tháng (trước đó Bác bị bệnh tim, gan, phổi - nó biết). Vô cùng áy náy với điều đó, nhưng Bác nói - do tuổi già và bệnh tật thôi, ko phải do nó. Có lẽ chuyến đi Việt Nam lần này là chuyến đi cuối cùng của Bác. Bác cảm ơn nó rất nhiều vì đã hỗ trợ Bác thực hiện tâm nguyện cuối cùng - photo cuốn sách của Bác ở VN và mang về Nhật. Đã có nhiều cuộc chia tay nhưng chưa có cuộc chia tay nào mà lại biết là lần cuối được gặp như này:(. Về đến Nhật Bản, Bác lại nhập viện luôn và qua đời ko lâu sau đó khi những cuốn sách còn chưa kịp tặng hết. Cũng đã 2 năm trôi qua, lần này khi quyết tâm đi Nhật - sống và trải nghiệm cuộc sống ở Nhật, nó nhớ về Bác rất nhiều. Với nó, có lẽ Bác sẽ là người Nhật tuyệt vời nhất mà nó gặp trong cuộc đời này. 1 người nhân ái, phúc hậu, rộng lượng, bao dung, chu đáo với tất cả mọi người - cảm nhận của những người Việt xung quanh nó về Bác.
 
Sửa lần cuối:

kamikaze

Administrator
3/ Người Nhật "chuối" nhất trong các loại "chuối":
Có lần đã đề cập đến trên diễn đàn này rồi nhưng giờ biến mất đâu rồi ấy nên gõ ra lại.

Vài năm trước đây có ký hợp đồng hợp tác với một anh Nhật. Công việc của anh ấy là tìm khách cho công ty mình (Khách đầu tư vào Việt Nam, Khách muốn nhận kỹ sư Việt Nam v.v..). Sau một thời gian hợp tác cảm thấy cũng tạm tin được vì có vẻ thật thà. Một ngày nọ anh ta liên lạc và báo là kẹt tiền. Muốn mượn một ít và sẽ trả trong vòng 3 tuần.

Hỏi ra thì anh ấy muốn mượn 30 0000 Yên. Không nghĩ ngợi gì và chuyển tiền cho anh ta.

Đến hạn cuối cùng trả tiền thì anh ta gọi điện nói rằng "đang ra ngân hàng hỏi tiền vay để trả".
(Chắc đây chỉ là nói dối thôi chứ làm gì có chuyện nước đến chân mới nhảy thế này).

Tiếp sau đó là việc hẹn trả tiền cứ bị kéo dài ra. Và cuối cùng một ngày nọ anh ấy nói là "Bây giờ không có tiền nên có giết cũng không trả được. Thành thật xin lỗi".

Rắc rối nhưng rút cuộc thì cũng tìm cách làm cho anh ấy trả tiền lại. Dù là chia ra trả hai lần.

Tất nhiên bản thân cũng đã phạm sai lầm là dễ dàng cho người khác mượn tiền (Một điều kiêng kỵ tại Nhật). Nhưng nói chung anh Nhật này cũng rất lỳ lợm.
 

Chibi14

Member
Mọi tình tiết trong câu chuyện này, em thấy quen quá - giống i xảy ra ở Vn, cả về cách ứng xử rồi câu nói.

Hơi bất ngờ khi thấy bác kamikaze cho vay như thế. Em muốn cầm cố tấm thân bé nhỏ này, vay bác Kamikaze 30 0000 Yên có được hông?
 
Sửa lần cuối:

kamikaze

Administrator
Cho vay thế nên mới có chuyện để viết đấy @Chibi14 .
"Tấm thân bé nhỏ" nhưng trách nhiệm nặng nề nên không dám nhận rồi.

4/ Anh Nhật " láo toét":
Thời gian trước có 1 công ty quen nhờ tuyển người Việt Nam. Nên đã nhờ người quen hỏi giúp và có 1 người đồng ý đi. Trước khi đi đã giải thích phí tư vấn là bao nhiêu, điều kiện thế nào v.v.. Nhưng sau khi sắp xếp phỏng vấn và có kết quả đậu xong thì ứng viên quay 180 độ không chịu đóng phí tư vấn như đã thỏa thuận. Đây là cách ứng xử thông thường của nhiều người Việt nên không có gì để bàn cả.

Chuyện thú vị hơn khi có 1 anh Nhật hình như là cấp trên của người ứng tuyển. Không hiểu vì lý do gì mà gọi điện thoại qua cho người (Nhật) bên công ty mình dọa dẫm và nói ý như ứng viên kia bị bên mình lừa gạt sau đó còn khoe "tôi làm ở 1 công ty đã lên sàn chứng khoán"(!) . Rất tiếc là anh người Nhật bên công ty mình cũng quá hiền anh ấy nghe xong rồi cũng im lặng không báo cáo lại(Thật ra phần vì hiền phần vì anh ấy sợ báo lại sẽ rắc rối!).

Về nguyên tắc thì anh Nhật kia không liên quan gì và không có quyền xía vào chuyện của công ty khác.
Và tất nhiên chuyện anh ấy làm cho công ty đã lên sàn hay xuống sàn cũng không có tầm ảnh hưởng gì cả.
Bên mình luôn cố gắng không xía vào chuyện của ai cả nhưng cũng không thể chấp nhận việc ai đó không liên quan xía vào những công việc của công ty. Sau khi tìm hiểu tình hình thì bên mình liên lạc cho anh

Nhật và chỉ hỏi mấy câu như sau:
-Tại sao không liên quan gì mà ông xía vào chuyện người khác?
-Đề nghị ông dừng ngay kiểu xía vào chuyện người khác một cách vô lý như thế!
-Tối nay tôi sẽ cho người đến gặp ông ở hai địa điểm : trước cổng công ty ông hay ngay tại nhà riêng của ông để nói chuyện.

Sau lần liên lạc này thì anh ta co vòi lại.

Xin nói thêm là thỉnh thoảng lại có kiểu người Nhật vừa hâm vừa muốn chứng tỏ ta đây là anh hùng.
Đặc biệt là khi sang những nước như Việt Nam được nhiều người o bế nên họ tưởng rằng mình là vua nên muốn làm gì thì làm. Có lẽ người Việt mình cũng nên bỏ bớt suy nghĩ kiểu xem các phát biểu của người nước ngoài nói chung và người Nhật nói riêng là "chân lý" .

(Trên đây chỉ là một ví dụ thôi còn mình còn nghe khá nhiều chuyện còn ly kỳ hơn nữa ấy!)
 

Chibi14

Member
Ly kỳ quá, em cứ tưởng là chuyện này có nhưng ở dạng hiếm nhưng có vẻ cũng nhiều nhỉ.

P/s: có trách nhiệm gì nặng nề đâu nào:p
 

kamikaze

Administrator
Xin bổ sung thêm chút lý do vì sao mà nhiều người Nhật (đặc biệt là những người làm ở công ty lớn ) ra nước ngoài hay có hành động "láo toét". Có hai lý do như sau:
Thứ nhất người Nhật có cách đánh giá một người dựa trên trường anh ta tốt nghiệp, công ty anh ta làm việc v.v.. Và cứ nghe trường nổi tiếng, công ty lớn (lên sàn chứng khoán là một tiểu chuẩn đánh giá công ty lớn) là nhiều người nể sợ. Suy nghĩ này đã tạo nên một lớp người có suy nghĩ kiểu "ta đây là thượng lưu". Và hầu như những người này không biết nể ai cả và chỉ biết yêu cầu đối phương phục tùng mà thôi.

Thứ hai nữa là khi ra nước ngoài những người này đã quên mất yếu tố "nhập gia tuỳ tục" . Vẫn hành động như khi họ đang ở Nhật (được nhiều người cung phụng, nể nang v.v..): cộng với cách nhìn khinh miệt đối với người bản địa nên họ vẫn lầm tưởng họ là "vua" và tác oai tác quái.
 

Chibi14

Member
Chibi cũng gặp nhiều người Nhật khiến bản thân mệt mỏi, đau đầu nhưng chắc chưa đến mức "láo toét" như 2 trường hợp trên.
1. Người Nhật có cách đánh giá dựa trên cơ sở trường anh ta tốt nghiệp, nơi anh ta đã làm việc - việc này em đã từng gặp. Nhớ lần đầu tiên đi phỏng vấn, hồi í đi phỏng vấn lớp em lúc nào cũng phải rủ nhau cùng nộp hồ sơ khoảng 3,4 người mới đi cho đỡ run. Thông tin công việc thì hiếm, mà ai có thông tin nào cũng chia sẻ rồi rủ nhau cùng đi, chứ k ai đi 1 mình vì sợ - thế nên cũng vui. Phỏng vấn khoảng 15 phút với những câu hỏi đơn giản, được Sếp đồng í liền hẹn ngày đi khám sức khỏe. Ra ngoài vẫn giữ im lặng, ko nói với ai để mọi người bình tĩnh phỏng vấn. Cuối buổi phỏng vấn có kết quả là em và 1 chị nữa đã từng ỏ Nhật 8 năm tiếng Nhật chắc chắn là hơn em nhiều (1 người 23 và 1 người 32 nhưng nhìn same same như nhau, chị kia rất rất rất trẻ). Ngày đầu tiên đi làm việc với tâm lí nhiều bỡ ngỡ lo sợ, ấy vậy mà đến công ty đi đến đâu cũng được mọi người chào đón, hỏi han "em là... phải không, anh Nhật kia khen em quá trời quá đất. Phỏng vấn được em xong, anh ấy vui hớn hở từ hôm í đến giờ". Đến cả 1 chị trước khi em vào "tung hoành" công ty ghê gớm lắm cũng chạy lại làm quen, nhờ giúp đỡ vì thấy anh Nhật kia ca ngợi về em nhiều quá. Hic hic, buổi phỏng vấn chỉ là vài câu rất đơn giản, cũng chưa đi làm chính thức bao giờ chỉ là vài công việc gia sư Toán, Lý, Hóa suốt thời đại học nên chả có gì để nói, thế mà cơ sở đâu để anh ca ngợi em đến thế - chỉ có thể căn cứ vào nơi em đã tốt nghiệp, chứng chỉ tiếng Nhật quèn của em - thứ mà em ko tự tin.
Sau này, gặp các bác Nhật khác thấy các bác cũng đánh giá nhiều dựa trên nơi tốt nghiệp, nơi làm việc nên buổi phỏng vấn thường diễn ra khá nhanh. Trong khi đó người Việt thường k quá chú trọng yếu tố này - chỉ coi là yếu tố để tham khảo, còn họ đánh giá chủ yếu qua tình huống đưa ra, cách xử lý tình huống trong quá khứ, tính cách và thái độ của ứng viên trong quá trình phỏng vấn. Đôi khi em thấy hơi oải với phỏng vấn của người Việt. Ai làm về nhân sự chắc cũng biết đến phỏng vấn kiểu tù binh - cho tất cả ứng viên ngồi vào 1 phòng và sau 1 thời gian thì cho tất cả về, hôm sau phỏng vấn; hoặc phỏng vấn lần lượt từng người nhưng k hẹn giờ lêch nhau mà hẹn cùng 1 giờ. Qua camera có thể thấy được thái độ, tính cách của ứng viên bộc lộ trong thời gian chờ đợi: người thì mở sổ ghi chép xem, người thì nói chuyện, người thì chơi điện thoại, người thì sốt ruột, .... Hôm trước, chương trình Đường tới vương miện của VTV3 cũng áp dụng xiu xíu cách này trong quá trình đào tọa hoa hậu:).

2. Người Nhật quên mất yếu tố "nhập gia tùy tục" - em cũng gặp rồi, nhưng chỉ là thỉnh thoảng yêu cầu những điều khó thực hiện ở Việt Nam, ví dụ như là "gọi điện lên sở điện lực hỏi xem tại sao lại mất điện, đến mấy giờ thì có?" - với 1 cái giọng như bố tướng. Sống 3 năm ở Việt Nam, qua nhiều chuyện tương tự nhưng cũng k đủ để Mr ấy nhận ra trước tiên cần hỏi xem ở Việt Nam thường sẽ như nào?.

3. Không biết việc đóng phí tư vấn của bạn ứng viên quay đầu 180 độ ở bên trên, là thỏa thuận trước phỏng vấn hay là thỏa thuận trong buổi phỏng vấn. Nếu là trong buổi phỏng vấn mới nói thì có lẽ là điều bình thường. Ứng viên dù được công ty nhận nhưng có thể từ chối k làm việc vì một điều gì đó thấy không phù hợp trong buổi phỏng vấn hoặc vì đang hi vọng ở 1 công ty khác phù hợp với họ hơn. Nhưng, bạn em làm bên tư vấn tuyển dụng thì hơi có thành kiến với những ứng viên công ty nhận thì lại từ chối ko đi - cho vào danh sách đen luôn. Mặc dù ứng viên đó có đi làm thì bên tư vấn tuyển dụng vẫn phải bảo đảm hết thời gian thử việc. Nhân tiện, bác kamikaze cho Chibi hỏi: thời gian bảo đảm của các công ty tư vấn tuyển dụng ở Nhật là bao nhiêu? Có phân biệt người nước ngoài và người Nhật ko ạ? Ở Việt Nam thường là 2 tháng với người Việt và 6 tháng với người Nhật.
 
Sửa lần cuối:

kamikaze

Administrator
@Chibi14 cứ tiếp xúc nhiều người Nhật hơn nữa là sẽ có ngày gặp người "láo toét" như mong muốn thôi.
Làm việc với mấy bác Nhật không chịu hiểu 1 chút xíu nào về Việt Nam thì rất khổ. Làm với Việt Nam mà cứa khuôn mẫu của Nhật và bắt lắp vào y như thế thì chắc chắn sẽ bị gãy gánh giữa đường.

Về việc trọng công ty to, trường nổi tiếng hiện nay ở Nhật vẫn còn nhưng có vẻ đang có xu hướng mờ nhạt dần bởi lẽ thực tế chứng minh nhiều người học trường nhỏ (thậm chí không học) vẫn làm việc rất tốt.

Việc chi phí tư vấn ở trên kia là thế này: Trước khi phỏng vấn đã đưa ra điều kiện làm việc, nội dung công việc cũng như điều kiện về chi phí và ứng viên đồng ý rồi. Tất nhiên nếu phỏng vấn rồi mà ứng viên từ chối không đồng ý đi làm thì không ai đòi hỏi phí tư vấn. Vấn đề là sau khi phỏng vấn xong thì ứng viên này phát biểu 1 câu xanh rờn rằng: Từ giờ trở đi tôi sẽ làm việc trực tiếp với công ty (bên nhận người) và bên môi giới chả liên quan gì nên tôi không trả tiền nữa. Thực tế thì chính ứng viên này đang lừa đảo bên này nhưng cái anh Nhật lại nói chuyện theo kiểu ứng viên đang bị lừa.

Về thời gian bảo đảm bên Nhật thì tùy hình thái giới thiệu hay cho thuê lao động v.v.. mà sẽ khác nhau. Về luật thì không có sự phân biệt giữa người Nhật và người nước ngoài. Nhưng thực tế thì có sự phân biệt.

Có một điều khác với Việt Nam là trong thời gian thử việc cả ứng viên hay công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ khi nào. Có nghĩa là không có chuyện bảo đảm cho hết thử việc như ở Việt Nam.

Thường các công ty Nhật sẽ bảo đảm khoảng nửa năm hay 1 năm tùy hình thái hợp đồng lao động.

Với người nước ngoài thường các công ty Nhật yêu cầu bảo đảm 1 năm hay 3 năm. Và giả sử trong thời gian này lao động chuyển việc thì bên môi giới có nghĩa vụ:
-Thay người
-Hoặc trả lại chi phí
-Hoặc cả thay người và trả lại chi phí.

Đây cũng chính là lý do vì sao các công ty xuất khẩu lao động yêu cầu lao động đóng đặt cọc.
 

Chibi14

Member
Ah em đính chính một chút xíu nhé, í em nói về thời gian bảo đảm là của công ty tư vấn tuyển dụng với công ty khách hàng có nhu cầu tuyển người. Công ty khách hàng sẽ trả phí tuyển dụng cho công ty tư vấn tuyển dụng, ứng viên ko phải trả phí và công ty tư vấn tuyển dụng sẽ có nghĩa vụ bảo đảm trong thời gian thử việc. Trong thời gian này, ứng viên và công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào. Và khi đó, bên môi giới cũng phải có nghĩa vụ như: thay người, trả phí hoặc cả 2.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐỜI SỐNG TẠI NHẬT 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top