Phòng và chữa bệnh mất trí như thế nào?

Phòng và chữa bệnh mất trí như thế nào?

Theo một số liệu khoa học được công bố, trong 24 triệu người cao tuổi tại Nhật có 1,5 triệu người mắc bệnh, và ở Mỹ có tới 16 triệu bệnh nhân Alzheimer.

Cũng theo tính toán của các nhà khoa học, đến giữa thế kỷ này số người mắc bệnh mất trí nhớ sẽ tăng gấp bốn lần hiện nay. Có là vì tốc độ “tăng trưởng” nhanh như vậy mà Alzheimer được coi là căn bệnh của thế giới hiện đại.

Bệnh Alzheimer đang có xu hướng tăng lên mà theo các nhà khoa học, tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer là hút thuốc lá, chứng xơ vữa động mạch, lượng cholesterol cao và lượng homocysteine trong máu cao (hút thuốc ít sẽ giảm được 2 - 3 lần nguy cơ mắc bệnh Alzheimer).

Bệnh Alzheimer được biết tới từ những năm 1980 do bác sĩ thần kinh học Larry Sparks ở Kentucky, Lexington (Mỹ) khi nghiên cứu não người nhận thấy trong não của người bệnh Alzheimer xuất hiện những mảnh beta dạng tinh bột và các sợi tế bào thần kinh bị quấn vào nhau.

Năm 1996 tiến sĩ tâm thần học Ingmar Skoog Trường đại học Goteborg, Thụy Điển, tìm ra sự liên quan giữa huyết áp cao và bệnh Alzheimer. Những người trung niên bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp năm lần so với những người khác. Hiện nay các nhà khoa học cho rằng những mảnh beta-amyloid (beta dạng tinh bột) - một protein khác thường làm cho não bị suy nhược - là nguyên nhân chính gây bệnh Alzheimer.

Chữa trị và phòng chống

Theo giáo sư Ryuta Kawashima, Trường đại học Tohoku, liệu pháp chữa trị có kết quả khả quan hiện nay vẫn là những bài tập về trí tuệ nhằm phục hồi vỏ não trước trán - là phần não được coi đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng đòi hỏi trình độ cao về trí nhớ, suy luận và đánh giá. Hiện nay, liệu pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại Nhật.

Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất vẫn là phòng chống bằng luyện tập trí não. Để giữ cho não được linh hoạt, nhanh nhẹn cần thực hiện bài tập thần kinh (neurobics): sử dụng các giác quan tạo ra sự liên kết mới trong vùng não điều khiển cảm giác. Việc này cần tiến hành đều đặn với những bài tập đơn giản giúp khôi phục trí nhớ, kích thích sự nhạy bén của các giác quan. Ví dụ: tăng cường các hoạt động vào buổi sáng như chải kiểu tóc mới, giặt giũ, nhắm mắt lại khi bạn tắm dưới vòi hoa sen để có cảm giác thích thú, thư giãn. Thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, đi siêu thị để có thể vận dụng linh hoạt các giác quan của mình.

Theo các nhà khoa học, lối sống lành mạnh có thể giảm thấp nguy cơ bệnh, hay nói cách khác điều gì tác động tốt tới tim thì cũng tốt cho não. Do đó chúng ta nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục và giữ cho cơ thể không bị béo phì có thể giảm nguy cơ bệnh tim, đột quị và Alzheimer.

Nghiên cứu của Trường Harvard cho thấy những phụ nữ trung niên ăn nhiều rau xanh, nhất là rau cải xanh, có thể ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ khi họ bước vào tuổi 70. Đặc biệt là những thay đổi trong lối sống có thể trì hoãn bệnh Alzheimer như hòa mình với thiên nhiên, sống gần các vườn cây sẽ cho đầu óc minh mẫn hơn. Ăn kiêng rất có lợi cho tim và cũng là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bệnh Alzheimer. Nếu ăn cá ít nhất một lần một tuần thì bốn năm sau sẽ giảm 60% nguy cơ bệnh Alzheimer, do hấp thụ axit béo omega-3 có trong cá là DHA (DHA là lipid chính trong não). Những người có khẩu phần ăn chứa nhiều vitamin E (dầu thực vật, giá, ngũ cốc, hạt hướng dương và rau xanh) sẽ giảm được 70% nguy cơ mắc Alzheimer.

(Theo Times, Reuters, Newsweek)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top