Nhân dịp gần đến ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, xin đưa ra một và ý kiến cá nhân về quan hệ giữa thầy và trò ở Nhật Bản và Việt Nam. Xin lưu ý đây chỉ là ý kiến cá nhân và coi như 1 bước mở đầu cho 1 topic. Hy vọng các thành viên khác sẽ có ý kiến.
Thứ Nhất nếu không nhầm thì truyền thống tôn sư trọng đạo có nguồi gốc từ Nho Giáo. Và cả Nhật Bản và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng rất mạnh của Nho Giáo, do đó truyền thống tôn sự trọng đạo có sẵn từ trong lịch sử của hai dân tộc Nhật và Việt. Rất tiếc là tôi không học chuyên môn về Giáo Dục Học nên không có cơ hội để tìm hiểu và so sánh vấn đề này trong lịch sử. Tuy thế theo cảm nhận cá tính thì trong tiếng Việt có rất nhiều câu tục ngữ hay những câu chuyện về kính trọng thầy cô của mình, còn trong tiếng Nhật thì có vẻ rất ít.
Và một điều rất thú vị là ở Việt Nam mình có ngày Nhà Giáo Việt Nam, là dịp để người ta tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo thì ở Nhật không có ngày này(không rõ là trên thế giới có bao nhiêu nước có ngày dành cho thầy cô?! Hình như ở Thái Lan cũng có ngày này vào tháng 5).
Kế tiếp xin nêu ra một và ý kiến về quan niệm của đối với thầy cô giữa Nhật Bản và Việt Nam trong hiện tại.
Có lẽ một điểm khác biệt khá lớn đó là thầy cô giáo ở Việt Nam có nhiều quyền lực hơn ở Nhật.
Một thấy giáo ở Việt Nam có thể bạt tai học trò nếu học trò đó sai sót.Trong khi đó nếu một thầy giáo ở Nhật có hành động tương tự sẽ bị báo đài lên tiếng. Một giảng Viên ở Việt Nam có thể ném phấn vào mặt sinh viên nếu sinh viên này ngủ gật mà trong khi đó sinh viên Nhật ngủ gật là chuyện bình thường(nhiệm vụ của anh ta là đến trường và chịu sự điểm danh-còn học hay không là quyền cá nhân)…Ngày đầu tiên bước đến giảng đường đại học của Nhật tôi cũng vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong giờ học sinh viên có thể ngang nhiên úp mặt lên bàn ngủ mà giảng viên không hề có ý kiến gì. Có lẽ lý do của việc này là do ở Nhật người ta tôn trọng quyền cá nhân hơn ở Việt Nam chăng? Tương tự cảnh sát cũng ít khi hành xử bạo lực.
Xét về khỏang cách giữa học sinh và giáo viên thì có lẽ ở Nhật khỏang cách này ngắn hơn ở Việt nam- ít ra là ở môi trường đại học. Ở Việt Nam sau giờ giảng sinh viên rất khó có thể gặp giảng viên khi muốn trao đổi vấn đề gì ngược lại ở Nhật thì giảng viên công khai giờ mình có thể tiếp sinh viên tại phòng nghiên cứu. Do đó sinh viên có thể có điều kiện để gặp và trao đổi với giảng viên hơn. Hy vọng là trong tương lai cơ chế đại học của Việt Nam sẽ thay đổi và các giảng viên có phòng nghiên cứu riêng thì khoảng cách giữa sinh viên và giảng viên sẽ được rút ngắn lại.
Một điểm khác biệt nữa là trong khi ở Việt Nam ít người muốn trở thành giáo viên cho dù họ có tốt nghiệp ngành sư phạm đi nữa thì ở Nhật ngành giáo viên khá được ưa chuộng vì giáo viên đồng nghĩa với công chức nhà nước(công việc và lương bổng ổn định). Nguyên nhân chính của vấn đề này có lẽ bắt nguồn từ chế độ làm việc, lương bổng, chế độ đãi ngộ của Nhật và Việt Nam dành cho giáo viên khác nhau.
Xin tạm dừng ở đây. Hy vọng là cho đến ngày 20/11 sẽ có nhiều người đóng góp ý kiến.
Thứ Nhất nếu không nhầm thì truyền thống tôn sư trọng đạo có nguồi gốc từ Nho Giáo. Và cả Nhật Bản và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng rất mạnh của Nho Giáo, do đó truyền thống tôn sự trọng đạo có sẵn từ trong lịch sử của hai dân tộc Nhật và Việt. Rất tiếc là tôi không học chuyên môn về Giáo Dục Học nên không có cơ hội để tìm hiểu và so sánh vấn đề này trong lịch sử. Tuy thế theo cảm nhận cá tính thì trong tiếng Việt có rất nhiều câu tục ngữ hay những câu chuyện về kính trọng thầy cô của mình, còn trong tiếng Nhật thì có vẻ rất ít.
Và một điều rất thú vị là ở Việt Nam mình có ngày Nhà Giáo Việt Nam, là dịp để người ta tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo thì ở Nhật không có ngày này(không rõ là trên thế giới có bao nhiêu nước có ngày dành cho thầy cô?! Hình như ở Thái Lan cũng có ngày này vào tháng 5).
Kế tiếp xin nêu ra một và ý kiến về quan niệm của đối với thầy cô giữa Nhật Bản và Việt Nam trong hiện tại.
Có lẽ một điểm khác biệt khá lớn đó là thầy cô giáo ở Việt Nam có nhiều quyền lực hơn ở Nhật.
Một thấy giáo ở Việt Nam có thể bạt tai học trò nếu học trò đó sai sót.Trong khi đó nếu một thầy giáo ở Nhật có hành động tương tự sẽ bị báo đài lên tiếng. Một giảng Viên ở Việt Nam có thể ném phấn vào mặt sinh viên nếu sinh viên này ngủ gật mà trong khi đó sinh viên Nhật ngủ gật là chuyện bình thường(nhiệm vụ của anh ta là đến trường và chịu sự điểm danh-còn học hay không là quyền cá nhân)…Ngày đầu tiên bước đến giảng đường đại học của Nhật tôi cũng vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong giờ học sinh viên có thể ngang nhiên úp mặt lên bàn ngủ mà giảng viên không hề có ý kiến gì. Có lẽ lý do của việc này là do ở Nhật người ta tôn trọng quyền cá nhân hơn ở Việt Nam chăng? Tương tự cảnh sát cũng ít khi hành xử bạo lực.
Xét về khỏang cách giữa học sinh và giáo viên thì có lẽ ở Nhật khỏang cách này ngắn hơn ở Việt nam- ít ra là ở môi trường đại học. Ở Việt Nam sau giờ giảng sinh viên rất khó có thể gặp giảng viên khi muốn trao đổi vấn đề gì ngược lại ở Nhật thì giảng viên công khai giờ mình có thể tiếp sinh viên tại phòng nghiên cứu. Do đó sinh viên có thể có điều kiện để gặp và trao đổi với giảng viên hơn. Hy vọng là trong tương lai cơ chế đại học của Việt Nam sẽ thay đổi và các giảng viên có phòng nghiên cứu riêng thì khoảng cách giữa sinh viên và giảng viên sẽ được rút ngắn lại.
Một điểm khác biệt nữa là trong khi ở Việt Nam ít người muốn trở thành giáo viên cho dù họ có tốt nghiệp ngành sư phạm đi nữa thì ở Nhật ngành giáo viên khá được ưa chuộng vì giáo viên đồng nghĩa với công chức nhà nước(công việc và lương bổng ổn định). Nguyên nhân chính của vấn đề này có lẽ bắt nguồn từ chế độ làm việc, lương bổng, chế độ đãi ngộ của Nhật và Việt Nam dành cho giáo viên khác nhau.
Xin tạm dừng ở đây. Hy vọng là cho đến ngày 20/11 sẽ có nhiều người đóng góp ý kiến.
Có thể bạn sẽ thích