Quý ông Nhật “đổ bạc” vào thời trang

Quý ông Nhật “đổ bạc” vào thời trang

Nhạc nổi lên trong khi các nam người mẫu “trình chưng” những bộ cánh mùa hè mới nhất trên sàn catwalk: áo vest sọc nhỏ, áo sơmi hở nửa ngực. Những người mẫu đều trạc tuổi 50 hoặc thậm chí già hơn.

Sau nhiều thập kỷ chỉ chuyên tạo ra quần áo hợp mốt, mỹ phẩm... dành cho nữ thanh niên, ngành công nghiệp thời trang Nhật Bản vừa phát hiện khách hàng đầy tiềm năng: đàn ông trung niên.

"Ngài chủ tịch công ty trông thật cuốn hút", người dẫn chương trình bình luận khi Chủ tịch hội đồng quản trị Toyota Motor Hiroshi Okuda khoác bộ complete đen trong buổi trình diễn thời trang tại World Fair 2005 tuần qua.

Không chỉ Okuda, 72 tuổi, quan tâm đến hình thức của mình. Tham dự buổi trình diễn còn có nhiều "đại gia" khác.

Những tạp chí thời trang nhằm vào nam giới trung niên đang bán chạy. Các cửa hiệu vừa sửa sang lại khu vực dành cho nam giới để kiếm chác từ trào lưu này. Các sản phẩm mới nhằm vào nam khách hàng được tung ra liên tục.

"Trước đây, những người đàn ông ở độ tuổi 50-60 ít chú ý đến thời trang, nhưng giờ đây, họ hưởng thụ cuộc sống", Eiji Utsunomiya, nhân viên bán hàng quầy nam tại cửa hiệu Mitsukoshi, Tokyo, nhận xét.

Đây thực sự là một thay đổi hoàn toàn với đàn ông trung niên Nhật Bản, hay thường gọi là "oyaji", những người từ lâu không hề được coi là chạy theo mốt.

Thay vì các bộ complete Armani, một oyaji bình thường đi làm với áo khoác xanh, miệng ngậm điếu thuốc. Hết giờ làm, họ tụ tập trong quán bar hay những nhà hàng giá rẻ để uống nước với đồng nghiệp, khách hàng, rồi vội vàng lên chuyến tàu cuối trở về nhà. Oyaji từ lâu đã là đối tượng của sự chê bai. Các cô con gái tuổi teen không chịu giặt chung quần áo với cha mình trong máy giặt; một số bà vợ thì gọi ông chồng đã nghỉ hưu là "sodai gomi" - tức thùng rác lớn.

Oyaji của quá khứ lớn lên từ những thế hệ lao động cực nhọc xây dựng lại nước Nhật sau Thế chiến II và biến nó trở thành nền kinh tế vào loại phát triển nhất thế giới. Tuy nhiên, thói quen của những người đàn ông độ tuổi 40 ở đất nước mặt trời mọc hiện nay đã thay đổi.

"Nhiều độc giả của chúng tôi trải qua thời kỳ phát triển kinh tế bong bóng khi còn trẻ", Ichiro Kishida, tổng biên tập tạp chí thời trang cho người có tuổi Leon, nhận xét. "Họ không thể từ bỏ những bộ quần áo hợp thời trang, dù giờ đây họ đã ở tuổi trung niên".

Leon là một trong những tờ báo kiếm lợi từ trào lưu này. Được thành lập năm 2003, số lượng phát hành của tờ báo đã tăng từ 38.000 tờ/tháng lên 70.000.
Doanh số bán lẻ cũng thay đổi. Hệ thống quần áo nhằm vào đối tượng thanh niên United Arrow vừa khai trương một loạt cửa hàng mới mang tên Darjeeling Days tháng này. Tại đây, quần áo trông rất trẻ trung, mặc thoải mái, có màu tối vì đối tượng khách hàng là đàn ông 45-60 tuổi. Một bộ complete trung bình có giá 500 USD. Nhân viên bán hàng Shinnosuke Fuse cho biết công ty mở ra Darjeeling Days sau khi thấy rằng những quý ông có tuổi không có nhiều chỗ sắm quần áo như những thanh niên ở tuổi 20.

"Những người đàn ông trên 45 tuổi thường có tiền, nhưng họ không biết tiêu ở đâu", Fuse nói. "Họ nghĩ tại sao lại không chi một ít vào thời trang nhỉ?".

(Vnexpress/AP)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top