Bài sửa:
Khi có được việc làm và kiếm ra tiền thì…
Có lẽ nhiều người còn nhớ đến những mơ mộng thú vị, muốn có cái này hay mua cái kia, khi có được việc làm và kiếm ra tiền. Đó thường là món quà cảm tạ đến cha mẹ, và đồng thời cũng có một chút suy nghĩ tới việc để dành tiết kiệm.
Nhưng dường như, sinh viên đại học ngày nay đã khác trước. Công ty hỗ trợ tìm kiếm việc làm Mainichi Communications (Tokyo) mùa hè này đã tiến hành điều tra với đối tượng phần đông là những sinh viên năm thứ 4 đại học bằng câu hỏi có thể chọn nhiều câu trả lời, rằng “Bạn muốn sử dụng tiền cho việc gì khi đã trở thành một cá thể trong xã hội?”, thì câu trả lời “tiết kiệm” dẫn đầu với tỷ lệ 62%. Bỏ xa phía sau là “du lịch” (48%), “đồ điện gia dụng/đồ nội thất” (18%) và “xe hơi” (16%).
Sự suy giảm sức mua của giới trẻ được cho là đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, từ việc tiền được sử dụng phần lớn cho tiết kiệm, ta có thể cảm thấy được mầm mống của sự thay đổi trong xã hội.
Về mục đích sử dụng tiền, nhiều nhất với tỷ lệ 23% là “tiền để kết hôn”, tiếp theo là “không xác định rõ ràng” (18%) và “để chuẩn bị cho những việc không lường trước được” (16%). Câu trả lời “không xác định rõ ràng” so với năm trước cũng đã tăng lên. Nó thể hiện rằng, vượt qua khỏi ý định tiết kiệm, đó là cảm giác bất an không rõ ràng đang từng bước tăng mạnh trong giới trẻ.
Nếu nhìn từ phía chúng tôi, những người ở độ tuổi 40, đã từng trải qua thời tuổi trẻ đúng vào thời kỳ bong bóng kinh tế
(*) thì kết quả điều tra này đã chỉ ra được thực trạng của thị trường. Đồng thời, bản thân chúng tôi cũng cảm thấy khó xử, bởi thế hệ chúng tôi hiện bị coi là thành phần dư thừa hay gánh nặng của công ty, khi mà những vị trí dành cho những người như chúng tôi đang dần không còn đủ.
Rõ ràng, có một sự khác biệt lớn giữa thế hệ bong bóng đã được sinh ra và nuôi dưỡng trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao độ
(**) và giới trẻ đã lớn lên sau khi bong bóng kinh tế nổ tung. Tuy nhiên, tôi chắc rằng, người ta vẫn đang trông đợi những hoạt động gắn liền với việc đảm bảo cho tương lai lớp trẻ của thế hệ đã đạt tới sự trưởng thành về công việc, bởi, chỉ có tiết kiệm không thể "bảo hiểm được cuộc sống”.
Ghi chú:
(*) Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991.
(**) Thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao độ của Nhật Bản kéo dài 19 năm, từ tháng 12 năm 1954 đến tháng 11 năm 1973.
[email protected] dịch
Nguồn: www.okinawatimes.co.jp