就職して給料をもらったら…

kamikaze

Administrator
 就職して給料をもらったら、あれを買いたい、これも欲しいと、楽しい夢想をした覚えのある人は多いだろう。両親への感謝の贈り物と、貯蓄を横目にみながら

▼今の大学生は違うらしい。就職支援会社の毎日コミュニケーションズ(東京)が大学4年生らを対象に、この夏「社会人になってお金をかけたいもの」を複数回答で尋ねたところ、貯金が断トツの62%。旅行(48%)や家電・家具(18%)、車(16%)を大きく引き離した

▼若者の購買力の低下が言われて久しい。が、お金をかけたいものが、貯金という価値観に社会変容の芽吹きを感じる

▼目的は結婚資金が23%で最も多く、なんとなく(18%)、不測の事態に備えて(16%)と続く。「なんとなく」は前年と比べても増加している。若者たちの間には倹約志向を超え、漠然とした不安感が一段と強まっているように映る

▼バブル時代に青春を謳歌(おうか)した40代からみれば、調査結果は市場と同時に、わが身も縮む。役職が不足して会社のお荷物だの、余剰人員だのと呼ばれる世代だからだ

▼高度成長期に生まれ育ったバブル世代と、バブル崩壊後に育った若者の隔たりは大きい。貯蓄だけが「人生の保険」ではない。働き盛りの世代には若者の将来の安心につながる働きを期待されているはずなのだが。

http://www.okinawatimes.co.jp/article/2011-09-14_23407/
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
就職して給料をもらったら…

Khi kiếm được việc làm và có lương thì…


就職して給料をもらったら、あれを買いたい、これも欲しいと、楽しい夢想をした覚えのある人は多いだろう。両親への感謝の贈り物と、貯蓄を横目にみながら

Có lẽ nhiều người còn nhớ đến những mơ mộng thú vị của mình khi kiếm được việc làm và có lương, như muốn có cái này hay muốn mua cái kia. Một món quà cảm tạ đến cha mẹ và thoáng chút suy nghĩ tới việc tiết kiệm tiền.

▼今の大学生は違うらしい。就職支援会社の毎日コミュニケーションズ(東京)が大学4年生らを対象に、この夏「社会人になってお金をかけたいもの」を複数回答で尋ねたところ、貯金が断トツの62%。旅行(48%)や家電・家具(18%)、車(16%)を大きく引き離した

Sinh viên đại học ngày nay dường như đã khác trước. Công ty hỗ trợ tìm kiếm việc làm Mainichi Communications (Tokyo) trong mùa hè này đã tiến hành điều tra với đối tượng phần đông là những sinh viên năm thứ 4 đại học bằng câu hỏi có thể chọn nhiều câu trả lời rằng “Bạn muốn sử dụng tiền cho việc gì khi đã trở thành một cá thể trong xã hội?” thì câu trả lời “tiết kiệm” dẫn đầu với tỷ lệ 62%. Bỏ xa phía sau là “du lịch” (48%), “đồ điện gia dụng/đồ nội thất” (18%) và “xe hơi” (16%).

▼若者の購買力の低下が言われて久しい。が、お金をかけたいものが、貯金という価値観に社会変容の芽吹きを感じる

Sự suy giảm sức mua của giới trẻ được nói là đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, từ việc tiền được sử dụng phần lớn cho tiết kiệm ta cảm thấy được có sự nảy sinh những thay đổi xã hội.

▼目的は結婚資金が23%で最も多く、なんとなく(18%)、不測の事態に備えて(16%)と続く。「なんとなく」は前年と比べても増加している。若者たちの間には倹約志向を超え、漠然とした不安感が一段と強まっているように映る

Về mục đích, nhiều nhất với tỷ lệ 23% là “tiền để kết hôn”, tiếp theo là “để làm gì đó khác” (18%) và “để chuẩn bị cho sự việc không lường trước được” (16%). Câu trả lời “để làm gì đó khác” so với năm trước cũng đã tăng lên. Nó thể hiện rằng, vượt qua khỏi ý định tiết kiệm, đó là cảm giác bất an không rõ ràng đang từng bước tăng mạnh trong giới trẻ.

▼バブル時代に青春を謳歌(おうか)した40代からみれば、調査結果は市場と同時に、わが身も縮む。役職が不足して会社のお荷物だの、余剰人員だのと呼ばれる世代だからだ

Nếu nhìn từ phía những người tuổi tầm 40 đã có thời tuổi trẻ đúng vào thời kỳ bong bóng kinh tế (*), bản thân tôi cũng sợ co rúm người lại trước kết quả điều tra cũng như tình hình thị trường hiện tại. Bởi thế hệ chúng tôi được gọi là nhân viên dư thừa hay gánh nặng cho công ty khi vị trí công việc bị thiếu hụt.

▼高度成長期に生まれ育ったバブル世代と、バブル崩壊後に育った若者の隔たりは大きい。貯蓄だけが「人生の保険」ではない。働き盛りの世代には若者の将来の安心につながる働きを期待されているはずなのだが。

Có sự khác biệt lớn giữa giới trẻ được lớn lên sau sự sụp đổ của thời kỳ bong bóng kinh tế và thế hệ bong bóng đã được sinh ra và nuôi dưỡng trong thời kỳ tăng trưởng cao độ (**). Chỉ tiết kiệm không phải là “bảo hiểm cuộc sống”. Bởi tôi cũng chắc rằng, trong thế hệ đã đạt tới sự trưởng thành về công việc, hoạt động gắn liền với việc đảm bảo tương lai của giới trẻ vẫn đang được mong đợi.

Ghi chú:
(*) Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991.
(**) Thời kỳ tăng trưởng cao độ của Nhật Bản kéo dài 19 năm, từ tháng 12 năm 1954 đến tháng 11 năm 1973.
 

kamikaze

Administrator
Một món quà cảm tạ đến cha mẹ và thoáng chút suy nghĩ tới việc tiết kiệm tiền.

(Đó là) Một món quà cảm tạ đến cha mẹ và thoáng chút suy nghĩ tới việc để dành tiết kiệm

Sửa lại như thế có lẽ liền câu và rõ hơn.

Cũng có thể sửa lại cả câu là

"Có lẽ nhiều người còn nhớ đến những mơ mộng thú vị muốn có cái này mua cái kia khi có việc làm và kiếm ra tiền...."



Sự suy giảm sức mua của giới trẻ được nói là đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, từ việc tiền được sử dụng phần lớn cho tiết kiệm ta cảm thấy được có sự nảy sinh những thay đổi xã hội.

Sự suy giảm sức mua của giới trẻ được cho là đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, từ việc tiền được sử dụng phần lớn cho tiết kiệm ta cảm thấy được mầm mống (của sự) thay đổi trong xã hội.


Về mục đích, nhiều nhất với tỷ lệ 23% là “tiền để kết hôn”, tiếp theo là “để làm gì đó khác” (18%) và “để chuẩn bị cho sự việc không lường trước được” (16%). Câu trả lời “để làm gì đó khác” so với năm trước cũng đã tăng lên. Nó thể hiện rằng, vượt qua khỏi ý định tiết kiệm, đó là cảm giác bất an không rõ ràng đang từng bước tăng mạnh trong giới trẻ.

“để làm gì đó khác”>>> "không rõ ràng"/"không chắc chắn"/"không xác định rõ ràng" (Để làm gì đó khác=他の目的)


bản thân tôi cũng sợ co rúm người lại trước kết quả điều tra

Chỗ này cũng thử xem lại xem có cách dịcn nào khác không nhé.



Có sự khác biệt lớn giữa giới trẻ được lớn lên sau sự sụp đổ của thời kỳ bong bóng kinh tế và thế hệ bong bóng đã được sinh ra và nuôi dưỡng trong thời kỳ tăng trưởng cao độ (**). Chỉ tiết kiệm không phải là “bảo hiểm cuộc sống”. Bởi tôi cũng chắc rằng, trong thế hệ đã đạt tới sự trưởng thành về công việc, hoạt động gắn liền với việc đảm bảo tương lai của giới trẻ vẫn đang được mong đợi.

Đoạn sau này nên sắp xếp thứ tự cũng như tìm cách diễn đạt cho thoáng hơn chút nữa nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Giải quyết chỗ này trước ạ >> 調査結果は市場と同時に、わが身も縮む。

Chỗ này khi dịch em cũng thấy không hiểu lắm, nhưng "cố" dịch ;;) Em nêu thử một phương án khác :)() kami xem giúp dùm em ^^

- わが身 = 調査結果 phải ko ạ?

- 同時に chắc ko phải là "đồng thời" như em đã hiểu (市場 ở vị trí tương đương với 調査結果), nhưng tự dưng có 市場 đưa vào nên không hiểu...

Câu sửa:

調査結果は市場と同時に、わが身も縮む。
Kết quả điều tra theo nhịp của thị trường, chính nó cũng trở nên nhỏ bé.
 

kamikaze

Administrator
ー調査結果は市場と同時に、わが身も縮む>>>>市場もわが身も縮む

ーわが身=私たちの身

ー身が縮む=身の縮む思いをする〔恥じ入る〕
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Em dịch lại đoạn cuối:

▼高度成長期に生まれ育ったバブル世代と、バブル崩壊後に育った若者の隔たりは大きい。貯蓄だけが「人生の保険」ではない。働き盛りの世代には若者の将来の安心につながる働きを期待されているはずなのだが。

Rõ ràng, có một sự khác biệt lớn giữa thế hệ bong bóng đã được sinh ra và nuôi dưỡng trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao độ (**) và giới trẻ đã lớn lên sau khi bong bóng kinh tế nổ tung. Tuy nhiên, tôi chắc rằng, người ta vẫn đang trông đợi những hoạt động gắn liền với việc đảm bảo cho tương lai lớp trẻ của thế hệ đã đạt tới sự trưởng thành về công việc, bởi, chỉ có tiết kiệm không thể "bảo hiểm được cuộc sống”.
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
ー調査結果は市場と同時に、わが身も縮む>>>>市場もわが身も縮む

ーわが身=私たちの身

ー身が縮む=身の縮む思いをする〔恥じ入る〕

Ôi, thế thì cách dịch ban đầu khả quan hơn ạ, chỉ có điều viết hơi "điêu" ->- Em dịch lại:

調査結果は市場と同時に、わが身も縮む。
Chính chúng tôi cũng cảm thấy ngại ngùng với kết quả điều tra này cũng như tình hình thị trường hiện tại.
 

kamikaze

Administrator
Gần sát rồi. Nhưng lưu ý chút đây là bài kiểu như "ý kiến bạn đọc" và người viết có cách viết khá độc đáo.
Chỗ 調査結果は市場(1)と同時に、わが身も縮む(2) gồm hai ý. Và cùng sử dụng chung động từ. Nhưng ý 1 là dùng nghĩa đen (thị trường nhỏ lại/ đi xuống hay ý là "sức mua giảm" đã đề câp ở trên). Trong khi đó ý thứ 2 lại mượn cụm "身が縮む”  để nói ý "ngại ngùng".
 

Kiskyle

New Member
バブル時代に青春を謳歌(おうか)した40代からみれば、調査結果は市場と同時に、わが身も縮む。役職が不足して会社のお荷物だの、余剰人員だのと呼ばれる世代だからだ

Nếu nhìn từ phía những người tuổi tầm 40 đã có thời tuổi trẻ đúng vào thời kỳ bong bóng kinh tế (*), bản thân tôi cũng sợ co rúm người lại trước kết quả điều tra cũng như tình hình thị trường hiện tại. Bởi thế hệ chúng tôi được gọi là nhân viên dư thừa hay gánh nặng cho công ty khi vị trí công việc bị thiếu hụt.

Mình nghĩ cách hiểu của dịu không có vấn đề gì , chỉ là diễn đạt tiếng Việt thì hơi dễ gây hiểu nhầm. " vị trí công việc thiếu " dễ làm người đọc nghĩ đến thiếu hụt nhân sự cho vị trí đó, hay là chức danh đó đột nhiên bị thiếu người làm ( hay là mình nghĩ thế nhỉ ?! ) chứ không phải là không còn vị trí đó nữa . Vì thường cách sắp xếp nhân sự trong công ty đã được hệ thống hóa và cố định rồi .

Đứng ở góc độ của những người thuộc thế hệ 7x chúng tôi, thì xu hướng sử dụng tiền của giới trẻ hiện nay cũng như thị trường, đang dần bị thu hẹp lại .(or tác động làm cho thị trường thu hẹp lại )
Thế hệ đã một thời được hưởng thụ sự thoải mái, sống dư dật vô lo nghĩ trong nền kinh tế bong bóng , nay đang bị xem như là thành viên dư thừa, gánh nặng của công ty, khi mà những vị trí giành cho những người như chúng tôi đang dần không còn nữa .

役職: Quản lý cấp cao. Những người đã phục vụ công ty lâu năm thì cứ theo thời gian dần thăng tiến, nhưng hệ thống nhân sự của công ty thì không thể phình to ra theo ý muốn . những vị trí quản lý cao cấp hay nói cách khác là những cái "ghế ngồi an toàn" dành cho họ đang dần hiếm đi trong khi thời kì của lạm phát thất nghiệp và những rủi ro không ngờ đến .

đó là cách hiểu của mình , rất mong được góp ý :)
 

kamikaze

Administrator
Về ý thì @kiskyle giải thích rõ rồi. Cảm ơn @kiskyle nhé.
(Liên quan đến ý trên ai quan tâm thì tra từ 窓際族. Không hoàn toan giống nhưng cũng có chút liên quan).

Cố gắng làm chõ rõ ý chỗ わが身も縮む thì chắc hay hơn.
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Em dịch lại:

バブル時代に青春を謳歌(おうか)した40代からみれば、調査結果は市場と同時に、わが身も縮む。役職が不足して会社のお荷物だの、余剰人員だのと呼ばれる世代だからだ

Từ góc độ của chúng tôi, những người tuổi tầm 40, đã từng trải qua thời tuổi trẻ đúng vào thời kỳ bong bóng kinh tế (*) thì kết quả điều tra này cho thấy sức mua đang giảm sút và chính bản thân chúng tôi cũng đang ngại ngùng. Bởi thế hệ chúng tôi bị coi là thành phần dư thừa hay gánh nặng của công ty, khi mà những vị trí dành cho những người như chúng tôi đang dần không còn nữa.
 

kamikaze

Administrator
Chắc không cần dịch sát ra là "thị trường đang giảm sút" mà chỉ ".. thì kết quả điều tra này cho thấy thực trạng thị trường. Đồng thời, bản thân chúng tôi cũng cảm thấy khó xử..."
 

Kiskyle

New Member
Kamikaze còn option nào khác ngoài từ " khó xử" không ?
Xin lỗi vì thu thoảng mình quan tâm hơi chi tiết đến cách dùng từ .
 

kamikaze

Administrator
Kamikaze còn option nào khác ngoài từ " khó xử" không ?
Xin lỗi vì thu thoảng mình quan tâm hơi chi tiết đến cách dùng từ .

Còn thì còn nhưng bạn tự suy nghĩ đáp án của riêng bạn và post lên mọi cho mọi người được không nhỉ?
Những từ mình đưa ra đó không phải là "đáp án" chuẩn. Cũng không phải là từ "hay nhất" chỉ là gợi ý để mọi người suy nghĩ thôi.
 

Kiskyle

New Member
Mình cũng đang băn khoăn về từ này và chưa chắc chắn lắm trong 1 loạt lựa chọn đã nghĩ .
Có lẽ là thấm thỏm, phập phồng, cảm thấy lo lắng ( cho tương lai của chính mình ) v..vv.
và vẫn chưa cảm thây có từ nào khả dĩ phù hợp
 

kamikaze

Administrator
Vậy thì suy nghĩ tiếp cho đến khi nào hài lòng và tìm ra chứ nhỉ.
Có nhiều trường hợp phải dùng đến hai từ chứ một từ không diễn tả hết nghĩa của từ gốc.
Với lại để thoát và sát hơn thì cụm kia nên dịch theo kiểu bị động " đồng thời nó (tức kết quả điều tra) cũng khiến bản thân chúng tôi......."
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Kiskyle

New Member
Thì suy nghĩ hoài không ra mới phải hỏi nè ^^ nhiều cái đầu thì hơn một mà.
Ừ, đó cũng là phương án hay .
 

kamikaze

Administrator
Thiên về "phập phồng" "lo lắng".. thì dùng "bối rối, lo lắng" hay là "áy náy" chẳng hạn.
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Bài sửa:

Khi có được việc làm và kiếm ra tiền thì…

Có lẽ nhiều người còn nhớ đến những mơ mộng thú vị, muốn có cái này hay mua cái kia, khi có được việc làm và kiếm ra tiền. Đó thường là món quà cảm tạ đến cha mẹ, và đồng thời cũng có một chút suy nghĩ tới việc để dành tiết kiệm.

Nhưng dường như, sinh viên đại học ngày nay đã khác trước. Công ty hỗ trợ tìm kiếm việc làm Mainichi Communications (Tokyo) mùa hè này đã tiến hành điều tra với đối tượng phần đông là những sinh viên năm thứ 4 đại học bằng câu hỏi có thể chọn nhiều câu trả lời, rằng “Bạn muốn sử dụng tiền cho việc gì khi đã trở thành một cá thể trong xã hội?”, thì câu trả lời “tiết kiệm” dẫn đầu với tỷ lệ 62%. Bỏ xa phía sau là “du lịch” (48%), “đồ điện gia dụng/đồ nội thất” (18%) và “xe hơi” (16%).

Sự suy giảm sức mua của giới trẻ được cho là đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, từ việc tiền được sử dụng phần lớn cho tiết kiệm, ta có thể cảm thấy được mầm mống của sự thay đổi trong xã hội.

Về mục đích sử dụng tiền, nhiều nhất với tỷ lệ 23% là “tiền để kết hôn”, tiếp theo là “không xác định rõ ràng” (18%) và “để chuẩn bị cho những việc không lường trước được” (16%). Câu trả lời “không xác định rõ ràng” so với năm trước cũng đã tăng lên. Nó thể hiện rằng, vượt qua khỏi ý định tiết kiệm, đó là cảm giác bất an không rõ ràng đang từng bước tăng mạnh trong giới trẻ.

Nếu nhìn từ phía chúng tôi, những người ở độ tuổi 40, đã từng trải qua thời tuổi trẻ đúng vào thời kỳ bong bóng kinh tế (*) thì kết quả điều tra này đã chỉ ra được thực trạng của thị trường. Đồng thời, bản thân chúng tôi cũng cảm thấy khó xử, bởi thế hệ chúng tôi hiện bị coi là thành phần dư thừa hay gánh nặng của công ty, khi mà những vị trí dành cho những người như chúng tôi đang dần không còn đủ.

Rõ ràng, có một sự khác biệt lớn giữa thế hệ bong bóng đã được sinh ra và nuôi dưỡng trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao độ (**) và giới trẻ đã lớn lên sau khi bong bóng kinh tế nổ tung. Tuy nhiên, tôi chắc rằng, người ta vẫn đang trông đợi những hoạt động gắn liền với việc đảm bảo cho tương lai lớp trẻ của thế hệ đã đạt tới sự trưởng thành về công việc, bởi, chỉ có tiết kiệm không thể "bảo hiểm được cuộc sống”.

Ghi chú:
(*) Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991.
(**) Thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao độ của Nhật Bản kéo dài 19 năm, từ tháng 12 năm 1954 đến tháng 11 năm 1973.


[email protected] dịch
Nguồn: www.okinawatimes.co.jp
 
Top