SIBAI - Nghệ thuật kịch truyền thống sống mãi với thời gian

SIBAI - Nghệ thuật kịch truyền thống sống mãi với thời gian

[WRAP]http://www.sendmefile.net/uploads/5e6ef82926.jpg[/WRAP]
Theo như câu chuyên kể của nghệ sĩ Misaki, kịch Sibai Nhật Bản ra đời vào thời Minh Trị, tức là năm 1881. Khi đó các nghệ nhân của triều đình Nhật tập hợp lại thành một nhóm và dựng nên sân khấu nhỏ lộ thiên.


Đến tỉnh Tochigi vào một ngày cuối xuân, tôi vừa được ngắm cảnh, vừa được thưởng thức một trong nét văn hoá đặc sắc của người Nhật, đó là kịch Sibai.

Vở kịch của tôi được xem miêu tả nét sinh hoạt của một gia đình Nhật Bản truyền thống vào cuối thế kỷ 19. Trong gia đình có bố, mẹ, anh trai và một cô em út đang đến tuổi cập kề. Việc lựa chọn một chàng rể tương lai quả thật là điều khó khăn. Bố mẹ đã sắp xếp một đám khác nhưng cô con gái đã trót hẹn thề với một chàng nghèo làng bên. Mặc dù bị bố mẹ cấm đoán, trải qua bao khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của người anh trai, cuối cùng cô đã thuyết phục được bố mẹ và… hạnh phúc thực sự đã tới với cô.


Ngay sau đêm diễn tôi được chị Misaki, một nghệ sĩ kịch Sibai giới thiệu về lịch sử của nền nghệ thuật truyền thống này. Với giọng nói trong trẻo đầy cá tính, chị kể cho tôi nghe những bước đi đầu tiên khi đến với nghệ thuật kịch Sibai. “Tôi sinh ra tại thành phố Nagoya. Từ nhỏ tôi đã hay hát và múa các loại ca kịch truyền thống. Năm 27 tuổi, tôi được tiếp xúc với kịch Sibai và từ đó đến nay mối lương duyên của tôi với loại hình nghệ thuật này ngày càng sâu đậm và cho tới nay đã gần 20 năm trong nghề tôi vẫn thấy mình cần học hỏi nhiều hơn nữa để ngấm được nét tinh hoa của thể loại kịch này”.


Theo như câu chuyện kể của nghệ sĩ Misaki, kịch Sibai Nhật Bản ra đời vào thời Minh Trị, tức là năm 1881. Khi đó các nghệ nhân của triều đình Nhật tập hợp lại thành một nhóm và dựng nên sân khấu nhỏ lộ thiên. Cho tới năm 1886, một số nhà hát kịch Sibai chính thức được thành lập. Đây cũng là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của các trào lưu kịch truyền thống Nhật Bản. Mỗi nhà hát đều mang một phong cách đặc trưng khác nhau song nổi tiếng nhất vào thời này vẫn là kịch của vùng Okinawa. Năm 1919, kịch Sibai cũng bị chìm sâu trong dòng thác của chiến tranh. Nhà hát kịch bị chia thành nhiều nhóm nhỏ đi lưu diễn khắp nơi và cũng trong thời kỳ này nghệ thuật kịch Sibai của Nhật Bản lại được giới thiệu ra các nước láng giềng xung quanh. Nhờ vây mà nền kịch truyền thống của đất nước này lại sống dậy một cách mạnh mẽ với nhiều nét cách tân cho phù hợp với thị hiếu của người xem thời bấy giờ. Vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật Bản chủ trương tập hợp những nhóm kịch nhỏ thành 3 đoàn kịch lớn tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam nước này biểu diễn phục vụ cho những gia đình bị nạn và những binh sĩ bị thương trong chiến tranh.

Tiếp đó vào những năm 70, 80, các đoàn kịch dần được dân doanh hoá và mở rộng thành nhiều đoàn kịch trên cả nước. Cho tới nay, kịch truyền thống Sibai của Nhật Bản cũng bị đôi chút lấn át do việc phát triển mạnh mẽ của điện ảnh, video, tivi và các dịch vụ giải trí khác nhưng vẫn còn duy trì được hơn 300 đoàn kịch sibai tren cả nước, trong đó có những đoàn nổi tiếng như: HAIYUSA, MINGEI hay BUNGAKUZA. Hiện nay, thể loại kịch Shibai được người dân Nhật ưa thích nhất là những vở kịch ngắn diễn tại sân khấu nhỏ được gọi là kịch trường mini. Những sân khấu nhỏ này di động linh hoạt ở khắp mọi nơi, có khi chính tại kịch trường, có khi ở ngoài công viên, có khi lại được đặt tại khu suối nước nóng để người dân Nhật vừa đi du lịch vừa có thể thưởng thức nghệ thuật.


Ông Kawada, một trong vị khách có mặt thường xuyên tại kịch trường mini của khu du lịch suối nước nóng Horai thuộc tỉnh Tochigi nói: “Tôi là người đam mê nghệ thuật kịch truyền thống. Hàng tuần tới đây vừa được ngâm mình trong suối nước nóng vừa được thưởng thức những vở kịch hay. Nhật Bản có rất nhiều nét đẹp nghệ thuật truyền thống trong đó có kịch Sibai rất hưng thịnh trong thời kỳ võ sĩ Samurai. Kịch Sibai sở dĩ cho tới bây giờ vẫn tồn tại và được ưa thích là do sự đổi mới cách tân không ngừng. Khi được xem vở kịch này, tôi cảm thấy vô cùng phấn khích có khi đến trào cả nước mắt, tự hào về nét tinh hoa của văn hoá dân tộc mình”./.

Nguyễn Thu Hà-VOV
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top