(VietNamNet) - Lễ đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã được tổ chức vào 4h chiều nay tại Phủ Chủ tịch. Sau lễ đón, Thủ tuớng Abe đã có cuộc hội đàm với người đồng nhiệm nước chủ nhà Nguyễn Tấn Dũng.
Tại cuộc hội đàm, hai bên bàn sâu về những nội dung đã được thoả thuận trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng trước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.
Trong chuyến thăm Nhật Bản hôm 18/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chuyến thăm của ông nhằm đưa quan hệ hai nước Việt – Nhật trở thành đối tác chiến lược của nhau, cùng có lợi và cùng phát triển, trong đó trọng tâm là thu hút viện trợ phát triển ODA, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản và hợp tác khoa học công nghệ.
Lần này, tháp tùng Thủ tướng Shinzo Abe cùng phu nhân còn có khoảng hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là một sự kiện hiếm có bởi ít khi đoàn doanh nghiệp đi cùng một thủ tướng của Nhật Bản công du nước ngoài.
Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản, ông Hiroshige Seko cho biết, việc Thủ tướng Shinzo Abe đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng với tư cách khách mời đầu tiên chứng tỏ ông Abe rất coi trọng quan hệ với Việt Nam. Và sau đó, chỉ chưa đến 1 tháng ông lại đến Việt Nam và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó là điều chưa từng có.
''Đặc biệt chúng tôi rất xúc động khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi Nhật là đối tác chiến lược của Việt Nam. Về khoảng cách thì Việt Nam lại khá gần Nhật Bản. Ngoài ra, đặc điểm người dân hai nước giống nhau: coi trọng lời hứa và chăm chỉ. Điều đó làm cho quan hệ hai nước phát triển dễ dàng''
Chuyến thăm Việt Nam lần này là chuyến công du nước ngoài thứ ba kể từ khi ông nhậm chức Thủ tướng hôm 26/9. Hồi tháng 10, ông Abe đã thăm Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngày mai, Thủ tướng Nhật Bản sẽ đến chào xã giao Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Ông Abe dự kiến sẽ tới đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, ông Abe sẽ tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản và ăn trưa cùng các doanh nghiệp vào ngày 20/11. Cùng ngày, ông sẽ tới thăm khu công nghiệp Thăng Long.
VN và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Hiện nay Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của VN trên mọi lĩnh vực. Kim ngạch thương mại Việt - Nhật trong bảy tháng đầu năm đạt gần 5,56 tỉ USD.
Dự báo kim ngạch thương mại song phương có thể đạt mức kỷ lục 10 tỉ USD trong năm 2006. Tính đến cuối tháng tám, Nhật Bản đã đầu tư trực tiếp vào VN hơn 700 dự án với tổ số vốn đăng ký lên đến hơn 7 tỉ USD.
Trong giai đoạn 1992-2005, Nhật Bản đã tài trợ cho VN khoảng 11 tỉ USD vốn ODA, chiếm 30% tổng lượng ODA cam kết dành cho VN trong giai đoạn này. Trong những năm vừa qua do kinh tế rơi vào trì trệ, Nhật Bản cắt giảm ngân sách ODA nhưng lượng ODA của Nhật dành cho VN vẫn tăng. Và lượng ODA cho VN được một số chuyên gia Nhật dự báo còn tăng hơn nữa khi một số nước và khu vực không còn được coi là trọng tâm ưu tiên trong chính sách ODA của Nhật Bản và VN đang nổi lên như là ứng cử viên hàng đầu để tiếp nhận sự chuyển hướng này.
Cả nhà vào link dưới để biết thêm chi tiết nhé.
http://www3.vietnamnet.vn/chinhtri/2006/11/635377/
Tại cuộc hội đàm, hai bên bàn sâu về những nội dung đã được thoả thuận trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng trước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.
Trong chuyến thăm Nhật Bản hôm 18/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chuyến thăm của ông nhằm đưa quan hệ hai nước Việt – Nhật trở thành đối tác chiến lược của nhau, cùng có lợi và cùng phát triển, trong đó trọng tâm là thu hút viện trợ phát triển ODA, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản và hợp tác khoa học công nghệ.
Lần này, tháp tùng Thủ tướng Shinzo Abe cùng phu nhân còn có khoảng hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là một sự kiện hiếm có bởi ít khi đoàn doanh nghiệp đi cùng một thủ tướng của Nhật Bản công du nước ngoài.
Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản, ông Hiroshige Seko cho biết, việc Thủ tướng Shinzo Abe đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng với tư cách khách mời đầu tiên chứng tỏ ông Abe rất coi trọng quan hệ với Việt Nam. Và sau đó, chỉ chưa đến 1 tháng ông lại đến Việt Nam và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó là điều chưa từng có.
''Đặc biệt chúng tôi rất xúc động khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi Nhật là đối tác chiến lược của Việt Nam. Về khoảng cách thì Việt Nam lại khá gần Nhật Bản. Ngoài ra, đặc điểm người dân hai nước giống nhau: coi trọng lời hứa và chăm chỉ. Điều đó làm cho quan hệ hai nước phát triển dễ dàng''
Chuyến thăm Việt Nam lần này là chuyến công du nước ngoài thứ ba kể từ khi ông nhậm chức Thủ tướng hôm 26/9. Hồi tháng 10, ông Abe đã thăm Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngày mai, Thủ tướng Nhật Bản sẽ đến chào xã giao Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Ông Abe dự kiến sẽ tới đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, ông Abe sẽ tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản và ăn trưa cùng các doanh nghiệp vào ngày 20/11. Cùng ngày, ông sẽ tới thăm khu công nghiệp Thăng Long.
VN và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Hiện nay Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của VN trên mọi lĩnh vực. Kim ngạch thương mại Việt - Nhật trong bảy tháng đầu năm đạt gần 5,56 tỉ USD.
Dự báo kim ngạch thương mại song phương có thể đạt mức kỷ lục 10 tỉ USD trong năm 2006. Tính đến cuối tháng tám, Nhật Bản đã đầu tư trực tiếp vào VN hơn 700 dự án với tổ số vốn đăng ký lên đến hơn 7 tỉ USD.
Trong giai đoạn 1992-2005, Nhật Bản đã tài trợ cho VN khoảng 11 tỉ USD vốn ODA, chiếm 30% tổng lượng ODA cam kết dành cho VN trong giai đoạn này. Trong những năm vừa qua do kinh tế rơi vào trì trệ, Nhật Bản cắt giảm ngân sách ODA nhưng lượng ODA của Nhật dành cho VN vẫn tăng. Và lượng ODA cho VN được một số chuyên gia Nhật dự báo còn tăng hơn nữa khi một số nước và khu vực không còn được coi là trọng tâm ưu tiên trong chính sách ODA của Nhật Bản và VN đang nổi lên như là ứng cử viên hàng đầu để tiếp nhận sự chuyển hướng này.
Cả nhà vào link dưới để biết thêm chi tiết nhé.
http://www3.vietnamnet.vn/chinhtri/2006/11/635377/
Có thể bạn sẽ thích