Việc làm Tiền tăng ca và tiền lương cho phần thời gian đi lại trong ngành xây dựng tại Nhật Bản

Việc làm Tiền tăng ca và tiền lương cho phần thời gian đi lại trong ngành xây dựng tại Nhật Bản

Hôm nay 5 giờ sáng thức dậy nhìn ra cửa sổ đã thấy xe của công nhân đang tháo dỡ toà nhà bên cạnh đến và chờ sẵn để bắt đầu công việc. Nhìn xe của họ lại liên tưởng đến việc nhiều người Việt Nam sang Nhật làm việc trong ngành xây dựng (và một số ngành khác liên quan) than thở việc đi làm xa nhưng không được trả lương cho thời gian di chuyển( đi và về) hay làm việc muộn nhưng ít được tính tăng ca. Dù đã đề cập đến vấn đề này trong một số bài viết trước đây nhưng xin nói lại một lần nữa bằng một bài viết riêng.

xechocongtrinh.webp

Xe công trình đang chờ chuẩn bị làm việc​

1/Tâm lý so sánh:
Trước hết nguyên do đâu mà lại có sự than vãn này?Có thể nói nguyên nhân xuất phát từ việc lao động làm ngành xây dựng so sánh với các ngành nghề khác như cơ khí, nhựa.. rồi cảm thấy "bất công" và than vãn. Tâm lý này cũng không phải không hiểu được bởi lẽ các ngành khác thường lao động sống gần công ty. Chỉ mất 10-20 phút là đến công ty vào làm và được tính tiền theo đơn vị 15 phút cho đến lúc về . Ngược lại lao động làm ngành xây dựng nhiều khi phải di chuyển cả 1-2 tiếng. Tất nhiên phần này sẽ không được trả lương. Hay nhiều hôm phải làm đến 8-9 giờ tối cũng không được tính tăng ca. Thoạt nhìn vào thực tế này ai cũng sẽ cảm thấy những người làm trong ngành xây dựng bị đối xử bất công.

2/Thực tế:
Nhiều người Việt quá lời rằng chỉ người nước ngoài mới không được tính lương phần thời gian di chuyển(còn người Nhật thì có lương). Nhưng thực tế câu trả lời là cả người Nhật và người nước ngoài đều không được tính lương cho phần di chuyển này. Tại Nhật Bản thường lương cho ngành xây dựng được tính lương ngày(hoặc nhân viên lão làng sẽ là lương tháng hay thậm chí lương theo năm). Do đó thời gian di chuyển ra công trình sẽ không có lương. Và hầu như ngành xây dựng cũng không có khái niệm "tăng ca". Lý do là ngành này thường phải di chuyển nhiều. Ngoài ra, nhiều khi còn phải phụ thuộc vào thời tiết. Nhiều trường hợp, sau khi di chuyển ra công trường thời tiết không thuận lợi lại phải chờ hết buổi sáng. Hay công trình xong sớm thì có thể rời nơi làm việc lúc 2-3 giờ chiều. Tất nhiên những trường hợp này cũng không bị trừ lương (do không làm việc và phải chờ hay do hết việc mà phải về sớm).

Về điểm không được tính tiền cho khoảng thời gian di chuyển thì có lẽ ngành xây dựng ở Việt Nam cũng thế. Hầu như ít công ty nào tính tiền cho phần lao động phải di chuyển từ nhà ra công trình cả. Thời gian lao động chỉ được tính từ khi lao động bắt đầu công việc thực tế tại công trình.

Ngoài ra, sự thực thì không riêng gì ngành xây dựng mà các ngành dịch vụ khác cũng hầu như không được tính tiền cho thời gian di chuyển. Ví dụ công việc phiên dịch thì thường chỉ được tính lương dựa vào thời gian phiên dịch có mặt và bắt đầu công việc tại hiện trường. Còn hầu như không ai tìm hiểu phiên dịch ở đâu và di chuyển mất bao lâu. Có chăng thì chỉ trợ cấp tiền tàu xe đi lại mà thôi.

3/Giải pháp:
Việc ngành xây dựng thường lao động phải di chuyển ra công trình xa và mất thời gian hay tùy công trình mà phải làm muộn nhưng lại không được tính tiền là sự thật. Đây không phải là sự phân biệt đối xử gì cả mà chỉ là một đặc thù công việc mà thôi. Nếu ai đã chọn ngành này thì phải chấp nhận. Ai không chấp nhận được thì không nên chọn đi ngành này. Một khi đã lỡ nghe theo lời ngon ngọt của môi giới hay mơ lương cao và chọn đi ngành xây dựng thì có than thở bao nhiêu thực tế cũng khó thay đổi.

Trước khi kết thúc bài này tôi cũng cần nói thêm là xây dựng là ngành mà công việc luôn thay đổi theo công trình. Vì vậy trừ những việc như đúc bê tông trong nhà máy ra,nếu ai đó hứa hẹn về sự ổn định của nội dung công việc,thời gian làm việc và di chuyển thì không nên tin tưởng.
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Your content here
Top