Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật.

Người sáng lập trà đạo là một hòa thượng tên gọi Muratashu Mitsu. Ông đã tìm thấy hương vị tuyệt vời trong khi uống trà. Sau này, các đệ tử của ông đã phát huy ảnh hưởng và hình thành nên một môn nghệ thuật lưu truyền đến ngày nay.

Những người Nhật thích uống trà thường thành lập những nhóm nhỏ, chọn ngày mời nhau cùng thưởng thức. Số người tham gia mỗi lần không vượt quá 4 người và hoàn cảnh tổ chức một buổi trà đạo cũng có những quy định đặc biệt. Những gia đình khá giả thường cho xây ba căn phòng nhỏ trong vườn riêng nhà mình, hai phòng nối liền nhau, trong đó một phòng là phòng trà - nơi tổ chức trà đạo, phòng kia đặt than, bộ đồ trà và vòi nước. Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của khách, phải cách hai phòng kia một khoảng nhất định. Trong vườn có những con đường nhỏ lát đá, quanh co với hai bên trồng hoa và cây cảnh làm cho không gian trong vườn yên tĩnh và thanh nhã. Bố trí trong phòng trà cũng rất được chú ý. Thông thường là treo tranh của các danh họa nổi tiếng, có hoa cắm nghệ thuật để khách mời được thưởng thức nghệ thuật mang hương sắc cổ kính.



Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). Khách mời đúng giờ đến phòng nghỉ, gõ vào chiếc chuông gỗ báo hiệu đã đến. Chủ nhà nghe tiếng chuông sẽ từ phòng trà ra đón khách. Trước cửa phòng trà có đặt một chiếc cối đá đựng đầy nước, khách phải rửa sạch tay trước khi vào phòng. Cửa ra vào có một ô cửa cao gần 3 thước để khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới được bước vào để biểu thị không khí hòa bình. Trong số khách, người tinh thông trà đạo được cử làm người chủ trì. Người chủ trì phải cạo trọc đầu để biểu thị sạch sẽ, thanh khiết. Trong phòng trà, một góc chiếu có đặt bếp lò và nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam hoặc đen đậm dáng vẻ cổ kính. Trong khi chủ nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm. Món điểm tâm này hết sức tinh tế phải được làm căn cứ vào thời tiết. Ví dụ: tổ chức trà đạo vào mùa thu thì món điểm tâm phải làm giống như lá phong hoặc hoa cúc. Trà để pha là loại bột trà xanh được chế biến cẩn thận bằng cách giã nát trong cối đá - người Nhật gọi là nghiền trà.

Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát. Trà đặc có màu xanh đậm, hương thơm hơi chát. Chủ nhân múc hai muôi gỗ trà cho vào bát, đổ nước sôi, dùng que trúc khuấy đều để trà có nước đặc như bột đậu. Bát đầu tiên mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép miệng để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân. Khi tất cả khách uống xong thì nghi thức trà đạo cũng kết thúc. Nhưng đôi khi còn một nghi lễ cao hơn là ăn cơm thường sau khi uống trà. Tuy gọi là cơm thường nhưng cũng thịnh soạn.

Trà đạo đã hình thành nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu có ba trường phái lớn là: Risenka, Hyosenka và Bushakoro Senka. Mỗi nhà đều theo chế độ gia truyền - tức là con thường kế nghiệp bố làm người chủ trì trà đạo của gia đình đó.

Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Có người dùng 4 chữ "hòa, kính, thanh, tịnh" để khái quát tinh thần cơ bản của trà đạo. "Hòa" là hòa bình; "kính" là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; "thanh" tức là thanh tịnh, thanh khiết; còn "tịch" là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.

Trà đạo ngày nay càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và đẹp đẽ hơn.

(Theo sách Phong tục tập quán các nước)
 
Bình luận (12)

meo_ac

New Member
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

chưa đâu
trước khi ún trà người ta còn ăn bánh ngọt okashi
khi ăn fải dùng 1 miếng zấy cứng riêng, fụ nữ thường nhét 1 miếng khăn ngay trước áo kimono để lau miệng tách trà sau khi uống, trước và sau khi uống fải cúi chào người khách ngồi kế bên. Sau khi uống sạch li trà fải lật đít tách lên và ngắm nghía để tỏ ý gì thì meoac wên gòi

sau đó fải bò lên trả tách lại cho chủ nhà nữa
thường cửa vào fòng trà nhỏ nên người vào fải khom người và ko được mang theo vũ khí

người ta uống trà rất cầu kì
sau khi uống thì ngồi đàm đạo
mục đích chính của những buổi uống trà chính là để người ta có thời gian tĩnh lặng ( thiền) và sau đó là ngồi wây wần đàm đạo
chú ý là trà đạo không bao giờ biểu diễn ở chỗ đông người vì sẽ mất đi cái không khí thiền vốn có trong nghệ thuật trà đạo
 

kamikaze

Administrator
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

meo_ac nói:
chưa đâu
trước khi ún trà người ta còn ăn bánh ngọt okashi
khi ăn fải dùng 1 miếng zấy cứng riêng, fụ nữ thường nhét 1 miếng khăn ngay trước áo kimono để lau miệng tách trà sau khi uống, trước và sau khi uống fải cúi chào người khách ngồi kế bên. Sau khi uống sạch li trà fải lật đít tách lên và ngắm nghía để tỏ ý gì thì meoac wên gòi
sau đó fải bò lên trả tách lại cho chủ nhà nữa
thường cửa vào fòng trà nhỏ nên người vào fải khom người và ko được mang theo vũ khíngười ta uống trà rất cầu kì
sau khi uống thì ngồi đàm đạo
mục đích chính của những buổi uống trà chính là để người ta có thời gian tĩnh lặng ( thiền) và sau đó là ngồi wây wần đàm đạo
chú ý là trà đạo không bao giờ biểu diễn ở chỗ đông người vì sẽ mất đi cái không khí thiền vốn có trong nghệ thuật trà đạo


Bạn này có cách viết tiếng Việt tếu thiệt đấy ! Đọc nghe có vẻ gì đó vừa vui vui vừa trẻ trung vừa biểu hiện chất dọng miền nam.

Theo mình biết thì việc ăn bánh ngọt không phải là trước khi uống mà thường là sau khi uống vì trà quá đắng chăng.

Còn khi uống xong thì không là "lật đít li trà " lên như bạn nói mà người ta thường xoay li trà trên tay và vừa hỏi chủ nhà những câu hiểu như là " Bộ li trà này ông bà mua ở đâu thế ? Thật là tuyệt vời.." Đây là biểu hiện tỏ lòng kính trọng chủ tiệc trà .

Còn bình thường người Nhật không mang vũ khí nên tất nhiên khi vào phòng tra cũng chẳng ai mang vũ khí cả .
 

sweetie

New Member
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

kamikaze nói:
Bạn này có cách viết tiếng Việt tếu thiệt đấy ! Đọc nghe có vẻ gì đó vừa vui vui vừa trẻ trung vừa biểu hiện chất dọng miền nam.

:D thia' sempai tưởng ai cũng suốt ngày nghiêm nghị như sempai seo :p lên mạng - lại còn hổng phải làm cho bon Nhựt thì tranh thủ tếu táo cho dzui dze hihi

mà mấy loại thuộc về đạo chi đó - sw tham gia được chắc chít liền :( coi cứ chậm chạp là, mình thì đại ẩu - :cool: [ chỉ khoái uống tu, ăn bốc thui hehe, thía mới ngon - ]
 

meo_ac

New Member
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

người Trung Hoa uống trà thì thường có 3 lối uống là : độc ẩm,đối ảm và hội ẩm
họ uống trà nhiều loại, uống cả trà nấu như mình nấu nước sâm bông cúc ý
chỉ có người Nhật là uống loại trà bột khó uống jì đâu
lần đầu tiên meoac ún thật là ...hehe :p 1 ngụm là đã mún fun ra hết mà fải zữ lễ ún cho hết li trà cho cô vui

**** ngoài lề tí***
tại sao meoac ko dùng được chức năng trả lời nhanh ???
ngoài trà ra ở đây có wí anh chị chú bác nào khoái kiếm đạo hông cho em học hỏi tí ...
 

kamikaze

Administrator
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

Mèo ac nhấn vào cái biểu tượng này

quickreply.gif
để trả lời nhanh nhé.

Nó nằm bên phải đấy mà
 

meo_ac

New Member
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

ah ... đã thấy rồi
cảm ơn kamikaze nhá
---------------------------
cho meoac hỏi thăm tí, có ai có hình ảnh của nghi thức trà đạo ko
rót trà, lau muỗng hay cách uống cũng được
post lên cho meoac coi với
 

Yumi

Member
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

Tiệc trà Nhật Bản

Chaji là tiệc trà truyền thống của người Nhật Bản và thường được thưởng thức cùng với một số món ăn cổ truyền. Trà đạo được coi như một nghệ thuật, một thú vui tao nhã của người Nhật nên việc chuẩn bị một tiệc trà không những đòi hỏi rất nhiều thời gian mà còn cần phải hết sức chu đáo.

Thường thì chủ nhà phải chuẩn bị tiệc trà từ nhiều ngày trước đó sao cho tiệc trà có thể diễn ra một cách hoàn hảo đến từng chi tiết. Tiệc trà phải chuẩn bị sao cho mỗi lần thưởng thức trà người dự phải cảm nhận được không chỉ hương vị độc đáo của trà đem lại mà phải có được những khoảng khắc ấn tượng chỉ có thể có một lần trong đời. Mỗi tiệc trà đem lại cho người thưởng thức một ấn tượng độc đáo không thể trộn lẫn

Chaji thường được tổ chức trong một phòng thiết kế dành riêng cho trà đạo. Căn phòng này gọi là chashitsu. Thường thì căn phòng này nằm cách xa khu dân cư và có vườn cây bao quanh.

Khi khách đến, thường là 4 người, họ sẽ được dẫn vào phòng khách. Tại đây hanto, người trợ tá giúp chủ nhà trong tiệc trà, bưng lên và mời các vị khách sayu, nước nóng được dùng để pha trà. Các vị khách sẽ chọn ra trong số họ một người được gọi là khách chính. Sau khi khách chính được chọn, hanto sẽ dẫn khách tới một khu vườn có vòi phun nước và không có hoa. Đi đầu là hanto, tiếp theo người khách chính và lần lượt là các vị khách khác. Khu vườn này được gọi là roji, vườn sương. Khi bước vào khu vườn sương, khách cảm thấy như được thoát khỏi mọi bụi bặm của thế giới ồn ã bên ngoài và lạc vào một không gian thanh tịnh. Khách sẽ ngồi trên những chiếc ghế băng dài, koshikake machiai, đợi chủ nhà, teishu, tới.

Trước khi đón khách chủ nhà, teishu, phải rửa tay, tráng miệng bằng nước trong một bồn đá nhỏ, tsukubai đặt trước phòng trà. Sau đó chủ nhà đi qua cửa giữa, chumon, cúi mình chào khách. Không ai nói một câu nào. Chủ nhà đi đầu, tiếp đến là hanto, người khách chính rồi lần lượt là những thành viên trong đoàn khách mời cùng vào phòng trà. Tất cả đều bước qua cánh cửa giữa - biểu tượng ranh giới giữa một bên là thế giới trần tục và bên kia là thế giới tinh thần thanh cao của trà đạo.

Những vị khách và người trợ tá cũng phải rửa tay ở bồn đá trước khi vào phòng trà. Cánh cửa phòng trà không cao lắm nên khách vào đây đều phải cúi khom lưng mỗi khi đi qua. Cánh cửa này mang hàm ý khi mọi người tham gia vào thế giới của trà đạo đều bình đẳng như nhau không phân biệt địa vị xã hội cao hay thấp. Người cuối cùng đi qua ngưỡng sẽ đóng cửa lại.
 

Yumi

Member
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

Trong phòng trà

Căn phòng được bài trí khá đơn giản. Trong phòng có một hốc tường gọi là tokonoma. Trong hốc tường đó có treo một bức tranh cuốn, kakemono, được chủ nhân lựa chọn kỹ lưỡng. Bức tranh này thể hiện chủ đề của bữa tiệc trà.

Trước khi ngồi vào chỗ của mình, các vị khách cùng chiêm ngưỡng ấm trà, kama, và bếp (gọi là furo nếu là bếp xách tay và gọi là ro nếu loại này đặt dưới nền vào mùa đông để sưởi ấm) đặt sẵn trước đó. Khách sẽ ngồi theo vị trí phân cấp đã định. Chủ nhà và các vị khách cùng ngồi và lần lượt cúi chào lẫn nhau. Trước tiên là giữa chủ nhà và vị khách chính và sau đó chủ nhà và các vị khách còn lại.

Nếu tiệc trà diễn ra trong mùa đông thì bếp được nhóm lên ngay sau khi chủ khách kết thúc thủ tục chào nhau còn nếu không thì bếp được nhóm sau bữa ăn. Thường thì người Nhật cho thêm vào bếp hương trầm để tạo không khí trang trọng.

vh_csvh129_1.jpg
 

Yumi

Member
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

Bữa ăn

Mỗi vị khách sẽ được phục vụ một bữa ăn có tên gọi chakaiseki. Các món ăn được đặt trên một cái khay kèm theo một đôi đũa bằng gỗ tuyết tùng. Trên khay có cơm đựng trong bát gốm, canh miso được đựng trong một cái bát sơn mài, cá kho, một đĩa gốm đựng dưa góp.

Rượu sake, loại rượu truyền thống của Nhật Bản, cũng được dùng trong bữa ăn.

Bữa ăn sẽ gồm có 3 đợt. Đợt 1 có tên gọi là hashiarai, khai vị. Khai vị bao gồm có món súp Nimono nóng hổi trong đĩa sơn mài, món nướng, yakimono, bày trên đĩa gốm. Cơm canh sẽ mang đến cho từng người. Kết thúc khai vị là món kosuimono, món súp nhẹ đựng trong bát sơn mài.

Tiếp theo là bữa chính, hassun. Hassun cũng có nghĩa là khay bằng gỗ dùng để bày đồ ăn. Tên gọi hassun bắt nguồn từ truyền thống tôn thờ tự nhiên hoang sơ của người Nhật Bản. Bữa chính gồm 2 món. Món uminomono và món yamanimono, hải sản và thịt rừng, tượng trưng cho phong phú của rừng và biển. Ông chủ sẽ cùng ăn trong bữa chính này, được các vị khách tiếp rượu. Đối với người Nhật, vị thế của người tiếp rượu cho mọi người được coi là một vị trí cao quí nên để đảm bảo tinh thần bình đẳng trong tiệc trà mỗi người không phân biệt chủ khách sẽ lần lượt làm chủ nhà trong một thời gian nhất định.

Cuối cùng là món komomono, món ăn nhẹ bao gồm gạo đỏ và muối được đựng trong những bát nhỏ bằng gốm. Món này tượng trưng cho sự trường tồn của lúa gạo. Mỗi người khách sẽ lau bát đũa bằng giấy mềm mà họ mang theo. Món omogashi, thường là món ngọt, là món kết thúc bữa ǎn. Sau đó, chủ nhà sẽ mời khách ra nghỉ ngơi trong vườn hay trong phòng đợi khi ông chuẩn bị pha trà.

Trong khi khách nghỉ ngơi thư giãn, chủ nhà sẽ thay vào chỗ bức tranh một lọ hoa. Căn phòng được dọn dẹp và trang trí để tạo ra bầu không khí trang hoàng trong phòng. Thường có 13 đồ liên quan tới trà đạo được dùng để trang trí cho phòng trà. Hầu hết đây là những đồ rất có giá trị và mang tính nghệ thuật cao.
 

Yumi

Member
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo

Trong bữa tiệc trà, nước biểu tượng cho âm, Yin, lửa biểu tượng cho dương, Yang. Nước đựng trong một cái bình có tên gọi là mizushashi. Bình này chứa nước suối là biểu tượng của sự trong sạch chỉ có chủ nhà mới được đụng đến. Trà đựng trong một cái bình bằng gốm có tên là chaire sẽ được bọc trong một cái túi lụa tơ mỏng rất đẹp đặt cạnh bình mizushashi.

Khi trà đã sẵn sàng thì người ta sẽ đánh chuông đĩa thông báo nếu tiệc trà diễn ra ban ngày và dùng chuông quả thông báo nếu tiệc diễn ra ban đêm. Thường thì có 5 tới 7 tiếng chuông để mời các vị khách trở lại tiệc trà. Một lần nữa các vị khách lại rửa tay, rửa miệng và bước vào phòng trà y theo nghi lễ trước đó. Họ lại thưởng thức hoa, ngắm ấm, bếp và ngồi đợi.

Chủ nhà bước vào trên tay cầm bình trà, chawan, kèm theo que đánh trà, chaser, và một mảnh vải trắng nhỏ, chakin, dùng để lau khô chén trà và muôi múc trà, chaskaku, đây là muôi làm bằng tre dùng để chia trà. Những đồ này được sắp cạnh bình trà tượng trưng cho mặt trời, dương-yang, và chén trà biểu tượng cho mặt trǎng, âm-yin. Sau đó, chủ nhà quay ra phòng ngoài và mang vào kensui, bát dùng để đựng nước trà bỏ đi, hishaku, muôi múc nước làm bằng tre và futaoki, một đoạn tre để nhóm bếp. Chuẩn bị xong mọi vật dụng cần thiết, ông nhẹ nhàng đóng cửa phòng trà lại.

Tiếp theo, chủ nhà dùng tấm vải, fukusa, lau bình trà, điều này tượng trưng cho tinh thần của chủ nhà. Một cách chậm rãi ông gấp gọn và đặt tấm vải fukusa xuống. Việc gấp tấm vải thể hiện sự chu đáo của chủ nhà nên cần được làm với một sự tập trung cao độ.

Ông dùng muôi múc nước nóng tráng các chén trà rồi lau khô bằng vải, chakin. Sau đó ông nâng ấm trà lên, múc ba muôi nhỏ trà vào chén, và rót nước nóng từ bình vào chén trà cho xâm xấp tạo ra một hương vị nhẹ. Bằng động tác rất nhanh chủ nhà sẽ thêm nước vào chén. Nước chưa dùng đến sẽ được đổ lại vào ấm.

Ông chủ nâng chén trà mời vị khách chính và vị khách này cúi người nhận chén trà. Chén trà được nâng lên và xoay trên tay biểu thị sự ngưỡng mộ. Sau đó vị khách này sẽ nhấp một ngụm rồi lau sạch mép cốc trà và truyền sang các vị khách còn lại. Sau khi các vị khách đều đã được thưởng thức hương vị trà, chén trà quay lại với người chủ nhà. Chủ nhà rửa sạch chén. Que thăm trà, muôi múc trà và ấm trà cũng được làm sạch. Và các vị khách sôi nổi nói chuyện về hương vị trà đem lại.
 

Yumi

Member
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

Rời tiệc trà

Lửa bếp được khơi lại để đun usa cha, trà cánh mỏng. Người ta dùng trà này để tráng miệng. Đây là sự biểu thị của việc các vị khách rời khỏi không gian của trà đạo và quay trở lại thế giới trần tục.

Sau khi uống usa cha khách sẽ được thưởng thức bánh ngọt, higashi. Cuối cùng các vị khách đưa ra các đánh giá về trà và bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nghệ thuật pha trà cũng như cách bài trí của chủ nhà. Khi tiễn khách chủ không đưa ra tới cửa mà dõi theo các vị khách từ cửa phòng trà.
 

fuyuko

New Member
Ðề: Trà đạo Nhật Bản

kamikaze nói:
.

Theo mình biết thì việc ăn bánh ngọt không phải là trước khi uống mà thường là sau khi uống vì trà quá đắng chăng.

Còn bình thường người Nhật không mang vũ khí nên tất nhiên khi vào phòng tra cũng chẳng ai mang vũ khí cả .
Hình như kamikaze nhầm hay sao ấy chứ người ta hay ăn okashi trước khi uống trà cho đỡ đắng.
Ngày xưa,các samurai trước khi vào trà thất phải bỏ vũ khí ở ngoài.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐỜI SỐNG TẠI NHẬT 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top