Trung Quốc 2010 và Nhật Bản 1968

-nbca-

dreamin' of ..
Cả hai nước cùng đợi ngày lật đổ ngai vàng của người Mỹ. Nhật Bản đã thất bại. Liệu Trung Quốc có thể thành công?

trungquoc2208.jpg

Dù có tính theo đồng đôla, Trung Quốc nay cũng đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trừ khi có tai họa nào ập đến, họ sẽ giữ vững vị trí đó cho đến khi đoạt ngôi số một của Hoa Kỳ.

So sánh theo đồng đôla cũng có phần hơi tùy tiện vì nó không những chịu tác động của hoạt động kinh tế mà còn cả biến động tỷ giá nữa.

Họ cũng không tính tới chuyện mua một ngôi nhà, một bữa ăn hay một buổi mát xa chân ở Bắc Kinh rẻ hơn nhiều so với Tokyo. Tính theo sức mua tương đương, kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật Bản từ gần một thập kỷ trước.

Sự nổi lên của Trung Quốc thực sự đã tạo lập nên một trật tự mới. Lần đầu tiên kể từ năm 1968 khi Nhật Bản vượt Tây Đức trở thành nền kinh tế tư bản lớn thứ hai mới lại có một quốc gia thách thức ngai vàng của nước Mỹ.

Có những điểm tương đồng giữa Nhật Bản 1968 và Trung Quốc 2010.

Khi ấy, thành tựu của nước Nhật đã phá tan tư duy phân biệt chủng tộc còn rơi rớt lại rằng không phải người da trắng thì không đủ khả năng hiện đại hóa.

Năm 1958, nhà kinh tế học có tư tưởng tự do John Kenneth Galbraith mở đầu cuốn “The Affluent Society” (Xã hội giàu có) với định nghĩa các nước giàu là các nước “ở một góc tương đối nhỏ của thế giới nơi có người Âu sinh sống”.

Với nhiều người Châu Á, sự nổi lên của Trung Quốc là biểu trưng cho sự trở lại của toàn khu vực.

Trung Quốc, với hệ thống văn tự cổ và nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 18 trên 20 thế kỷ của mình, chỉ đơn giản là đưa mọi chuyện trở về trạng thái “tự nhiên” mà thôi.

Cũng giống Trung Quốc ngày nay, Nhật Bản của năm 1968 vừa mới có một năm tăng trưởng tới 12%, và họ cũng theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá.

Đó cũng là năm chính phủ Nhật Bản thừa nhận thảm kịch ở Minamata. Công ty Chisso đã thải chì ra vịnh biển này hàng chục năm và gây tác hại khủng khiếp tới sức khỏe con người.

Mãi cho đến “Nghị viện ô nhiễm” năm 1970, một chương trình dọn dẹp triệt để mới được thông qua và Tokyo mới bắt đầu đề cập tới việc mình đã hủy hoại môi trường thế nào.

Nhưng đến nay, hàng trăm ngàn người Trung Quốc mất sớm vì bệnh hô hấp, các con sông tiếp tục bị đầu độc còn thức ăn bị pha tạp đủ các chất độc hại.

Tiền tệ là một điểm tương đồng nữa. Đồng Yên khi ấy cũng như NDT bây giờ đều bị coi là dưới giá trị. Tỷ giá đã được cố định ở mức 360JPY/USD kể từ sau chiến tranh.

Năm 1985, khi Bộ trưởng Tài chính của 5 nước đồng thuận phá giá đồng đôla theo Hiệp định Plaza đồng Yên mới tăng từ trung bình 240 lên 128 JPY/USD.

Nếu NDT cũng tăng tương tự, nền kinh tế Trung Quốc vốn hiện chỉ bằng 1/3 Hoa Kỳ sẽ san bằng khoảng cách chỉ sau một đêm.

Dù vậy điều thú vị lại là sự khác nhau giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Cho đến năm 1968, Nhật Bản đã có nhiều công ty tầm cỡ thế giới hơn cả Trung Quốc ngày nay. Họ cũng đang trên đà trở thành một nước giàu.

Ngày nay, mức thu nhập trên đầu người danh nghĩa 3867 đôla của Trung Quốc chỉ gần bằng El Salvador.

Lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại, một quốc gia tương đối nghèo lại có tầm ảnh hưởng to lớn tới toàn cầu và thể hiện sức mạnh ấy thông qua việc đầu tư vào Châu Phi vào bỏ phiếu tại các hội nghị biến đổi khí hậu.

Đôi khi Trung Quốc thấy thoải mái khi náu mình dưới danh nghĩa “nước nghèo”. Nhưng họ hung hăng hơn Nhật Bản nhiều. Sự nổi lên kỳ diệu của người Nhật còn kỳ lạ ở chỗ nó không kéo theo tầm ảnh hưởng về mặt ngoại giao.

Trung Quốc không rụt rè như thế.

Một quân đội đang hiện đại hóa nhanh chóng, một mạng lưới mậu dịch và kênh đầu tư cùng tinh thần dân tộc vị kỷ, bất kể ở biển Đông Việt Nam hay ở Sudan, khiến họ khác hẳn với một Nhật Bản vẫn náu mình dưới chiếc ô của người Mỹ.

Hai nước cũng mở rộng “quyền lực mềm” của mình theo những cách khác nhau.

Hệ thống chính quyền của Trung Quốc ít có điểm hấp dẫn đối với các nước tiên tiến dù với các nước nghèo vốn chỉ ưu tiên hiện đại hóa, đây cũng là một mô hình cho họ học tập.

Ngược lại, có nhiều người từng một thời rất nghiêm túc khi cho rằng Nhật Bản là một mô hình tư bản chủ nghĩa vượt trội.

Dù vậy, Trung Quốc lại có nhiều khả năng tạo lập ảnh hưởng trên toàn cầu hơn. Có lẽ Martin Jacques đã nói quá trong cuốn sách “When China Rules the World” (Khi Trung Quốc thống trị thế giới) khi nhấn mạnh tới tâm lý tự cao về mặt văn hóa của nước này.

Nhưng ít nhất lời quả quyết của ông cũng có phần đúng khi cho rằng rút cục sự nổi lên của Trung Quốc sẽ tái định hình lại bộ mặt của thế giới.

Điểm khác biệt quan trọng nhất lại là điểm dễ nhận thấy nhất. Dân số 1,34 tỷ người của Trung Quốc lớn gấp 10 lần dân só Nhật Bản.

Để kiếm đủ đầu vào cho công nghiệp, để theo kịp mức sống ở Mỹ hay để xuất khẩu mà không gây tác động lớn tới các nguồn nguyên nhiên liệu, Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn gấp 10 lần.

(Theo cafef.vn)
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố kết quả sơ bộ của Khảo sát lao động hàng tháng cho tháng 3 vào sáng ngày 9. Tiền lương thực tế trên mỗi người lao động, phản ánh biến động giá cả, đã giảm...
Thumbnail bài viết: Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota Motor Corporation đã công bố vào ngày 8 rằng lợi nhuận hoạt động của công ty trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2026 có thể đạt 3,8 nghìn tỷ yên (giảm 20,8% so với năm trước) và...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Một bản tóm tắt của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú Nhật Bản đã tiết lộ rằng trong số khoảng 8.000 đơn xin công nhận người tị nạn được xử lý vào năm 2024, gần 40%, tương đương khoảng 3.000...
Thumbnail bài viết: Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Bộ định tuyến Wi-Fi là thiết bị thiết yếu để "kết nối Internet" trong cuộc sống hàng ngày.Nhiều người mua bộ định tuyến Wi-Fi mới khi họ chuyển nhà hoặc xây nhà mới và tiếp tục sử dụng cùng một bộ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Bảo hiểm hưu trí của người lao động là hệ thống cốt lõi của hệ thống lương hưu công cộng của Nhật Bản và là hệ thống mà những người lao động làm việc tại "nơi làm việc áp dụng" như công ty trở...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, xếp hạng mức độ hạnh phúc của các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, Nhật Bản xếp thứ 55, tụt bốn bậc so với năm trước. Phần Lan xếp hạng nhất năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
JS Corporation công bố "Xếp hạng phổ biến của trường đại học" hàng tháng. Các bảng xếp hạng hàng đầu trong ấn bản quốc gia mới nhất, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2025, là "Đại học Tokyo" đại diện...
Thumbnail bài viết: Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Vào ngày 6, Tổng thống Hoa Kỳ Trump tái khẳng định sự không hài lòng của mình với lượng xuất khẩu ô tô thấp hiện nay sang Nhật Bản. Tổng thống Trump cho biết : "(Nhật Bản) đã bóc lột đất nước...
Top