Tục ngắm hoa của người Nhật

Tục ngắm hoa của người Nhật

Nhân dịp trả lời câu hỏi của một bạn tại diễn đàn của Hội lưu học sinh và thanh niên tại Nhật có 1 bài viết liên quan đến vấn đề này xin đưa ra đây cho các bạn tham khảo. nick của ttnb là meoconcon.

--------------------------------------------------
Tớ search ra được câu chuyện này nè, nhưng mà bằng tiếng Nhật. Bạn nào văn hay chữ tốt dịch cho cả nhà nghe với

桜の花と日本人

日本の四季の花のうちで、春の花といえばなんといっても桜である。場所によって時期は異なるが「花見の宴」という、まずわが国以外では見られないであろう年中行事に人々は出かける。どうしてこうも日本人は桜の花に愛着を持つのであろうか。

 花見の宴が歴史に登場するのはじつに1200年も昔、平安朝の初期のことである。時は第52代嵯峨天皇の御代、弘仁3年(812)2月12日「神泉苑に(天皇が)幸して花樹を覧る、文人に命じて詩を賦さしむ、錦を給ふこと差有り。花の宴の節、これより始まる(後略)」これはわが国の正史『日本後紀』に載っている記述である。

 しかし文献の上での初出が必ずしも花見の宴の始まりだとは限らない。おそらくこれ以前にも平安朝の大宮人は3月の桜、9月の菊などに事寄せてしばしば宴遊を試みたのであろう。宴会となればこれはもう詩歌管弦がつきものである。音楽のほうは譜面が残されていないので分からないが、和歌は桜を詠み込んだものが数多く残っている。

 奈良時代か、あるいはそれ以前の万葉集の中では、春の花は梅が主役であった。このことは平安時代の桜と対照的である。

 花見の宴が王朝の詩文を育むのに役立ったのは事実だが、やはりその源は庶民の遊楽からであろう。その頃は「山見」といわれたという。春先の短い農閑期に農民たちが貴重な酒肴を持ち寄って集まり、一家総出で山の桜を鑑賞に出かけたのである。当時の花見歌に「春は花、秋は稲穂を待ちゃかねたる、お孫さんをとりあげて、膝に舞わせて、お庭の桜を眺めます」(意訳)などとある。花見は庶民にとって豊年や長寿への祈りの行事でもあったわけである。

 野生の桜(その多くは山桜)が山の斜面いっぱいに咲き誇っている景観はじつに素晴らしい。しかしこれが江戸時代以降となると、植樹用に品種改良されたソメイヨシノ(オオシマザクラとヒガンザクラの交配種)が花の主役となり、堤防や公園での花見が当り前のことになった。

 日本人が桜を賞でる気持ち、それは「パッと咲いてパッと散る、咲いている間は短いがその絢爛たる雰囲気がいい」などと表現される。桜の花を日本人の精神の象徴としてとらえ、これを詠んだ有名な和歌二首を挙げておく。

  願はくは花のしたにて春死なんそのきさらぎの望月のころ    西行法師

  敷島の大和ごころを人問はば 朝日ににほふ山桜花       本居宣長

http://www8.ocn.ne.jp/~giyoh/sonota-9.htm

--------------------------------------------------------------------------------




Xin lược dịch như sau . Vì không ở nhà để có thể tra thêm từ điển này nọ nên có thể sẽ có những sai sót trầm trọng . Ai nhận ra xin chỉ giáo.

-----------------------------------------

Hoa Anh Đào và Người Nhật
Trong các lòai hoa đại diện cho bốn mùa ở Nhật Bản thì khi nói đến mùa xuân người ta không thể không nhắc đến Anh Đào. Tùy theo địa điểm mà thời gian khác nhau, nhưng cứ đến dịp lễ hội Ngắm hoa(có thể nói là một tập tục riêng của con người xứ sở mặt trời mọc)thì người người, nhà nhà lại thi nhau đổ ra đường ngắm hoa. Lý do gì khiến cho người Nhật yêu hoa Anh Đào đến thế ?

Thực ra thì lịch sử của lễ ngắm hoa có nguồn gốc cách đây 1200 năm, vào sơ kỳ của thời Heian. Trong “Hậu Kỷ Nhật Bản” có ghi như sau: “ Vào ngày 12 tháng 2 năm Kounin thứ 3 (812), thiên hòang (Saga) thứ 52 đã đến suối thần ngắm hoa ra lệnh cho muôn dân ngắm hoa. Tục lệ ngắm hoa bắt đầu từ đây”.

Tuy thế, cũng không hẳn là việc sử liệu đầu tiên này là sự khởi đầu của tục lệ ngắm hoa. Có lẽ rằng vào thời Heian tầng lớp quý tộc, cũng đã đi ngắm hoa Cúc vào tháng 9 và hoa anh đào vào tháng 3. Một khi đã trở thành lễ hội thì phải có nhạc kèm theo. Về các bản nhạc người ta chưa tìm thấy dấu tích nên không thể đưa ra một kết luận nào. Tuy thế, hiện nay còn lại rất nhiều bản Hòa Ca liên quan đến hoa Anh Đào.
Vào thời Nara hoặc trước thời Nara, trong các bài thơi của “Vạn Diệp Tập”, đại diện cho mùa xuân không phải là hoa Anh Đào mà là Hoa Mai. Đây là một điểm hòan tòan khác biệt giữa thời Heian và thời Nara.

Để tìm nguồn gốc của lễ hội ngắm hoa thì các tác phẩm thi ca cung đình giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Tuy vậy nguồn gốc thực của lễ hội này có thể là từ thú vui chơi của tầng lớp bình dân. Và vào thời đó, họ không gọi là ngắm hoa mà gọi là “Ngắm núi”.Vào dịp đầu xuân, thời gian rảnh rổi ngắn ngủi của nhà nông, thì họ tập trung cả gia đình lại mang theo các bình rượu quý hiếm của mình và cùng nhau lên núi thưởng thức vẻ đẹp của hoa Anh Đào. Trong các bài hát về ngắm hoa thời đó có câu như sau(dịch theo ý): “Mùa Xuân là mùa ngắm hoa, mùa thu là mùa đợi thu họach, bế cháu xem hoa(Anh Đào)”. Có thể nói phong tục ngắm hoa là một dịp để tầng lớp bình dân (nông dân) cầu mong cho sự trường thọ cũng như một năm làm ăn phát đạt.

Người ta thường nói về cảm giác của người Nhật khi ngắm hoa là “Hoa Anh Đào chưa nở đã tàn, nhưng khỏanh khắc nở rồi tàn đó đưa lại cho ta một cảm giác rất tốt!”. Hoa Anh Đào đã được coi là biểu tượng của Nhật Bản. Và xin dẫn ra đây hai câu Hòa Ca nổi tiếng:

(Hai câu này mèo xin không dám mạo muội dịch vì chưa bao giờ đọc những đọan liên quan. Ai đang nghiên cứu văn học xin cho 1 cách dịch chính xác )

---------------------------------------------------------

Edited by meoconcon at 4/17/05 13:08:35
 
Bình luận (4)

kamikaze

Administrator
Ðề: Tục ngắm hoa của người Nhật

Không có cao thủ nghiên cứu văn học Nhật Bản nào lên tiếng nên mèo đành xin bổ sung những điều mình mới tìm hiểu thêm được.

1. 願はくは花のしたにて春死なんそのきさらぎの望月のころ   

Được chú giải là :


願はくは桜の花の咲く下で死にたいものだ。あの釈迦が入滅した2月15日の頃に。

Tạm dịch là : "Mong đựoc chết dưới hoa Anh Đào đang nở rộ vào dịp phật tịch ngày 15 tháng 2"

Ý kiến của riêng mèo: Qủa thật là 1 câu thơ không những nói lên vai trò của Anh Đào trong văn hóa Nhật mà còn nói lên chất Phật giáo in đậm trong tâm tưởng tác giả. và một điều thú vị là tác giả cũng mất vào ngày 16/2(đúng như ý nguyện trong bài thơ).

2.敷島の大和ごころを人問はば 朝日ににほふ山桜花

Được chú giải là :

"Nếu như có ai hỏi tôi tâm hồn của người Nhật là gì? Tôi sẽ chỉ vào hoa Anh Đào đang khoe sắc dưới ánh nắng ban mai và nói " Đây chính là tâm hồn Nhật Bản"



Ai có ý kiến gì khác xin cho biết nhé !

(trích từ câu trả lời ở vysa.jp)
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Ngoài hoa anh đào, chắc là người Nhật còn thích ngắm các loại hoa khác đúng không ah? Em thấy trong các công viên ở Nhật luôn rực rỡ sắc hoa, mà nhiều hoa lạ lắm cơ. Nếu có thể sempai viết thêm bài giới thiệu về các loài hoa ở Nhật được không ah?

Vô google tìm thử, phát hiện ra bài dịch của sempai bị "đạo" không ghi nguồn gốc, mà họ còn quên mất hai câu Hoà Ca kia :sweat:
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Hoa Fuji (藤の花)

byoudouin02a_1.jpg


Loài hoa màu tím nở vào đầu tháng 5, là loài hoa biểu tượng của Kurashiki - thành phố lịch sử nằm ở phía tây Okayama.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top