Về chuyện "cố gắng"!

Về chuyện "cố gắng"!

Ai cũng biết câu cửa miệng của người Nhật là "がんばって”(Cố gắng lên nhé!). Và một khi một người nào đó bị đánh giá là thiếu cố gắng ở công ty Nhật thì cũng sẽ có rấn nhiều bất lợi trong công việc và lương bổng. Tất nhiên ai cũng muốn nhận được đánh giá là "đã cố gắng".

Thế nhưng chuyện không đơn giản. Thực tế vẫn còn nhiều và rất nhiều người than vãn rằng "em đã cố rồi mà vẫn cứ bị phàn nàn".

Lý do nằm ở đâu?

Đơn giản là do cách biểu hiện của sự cố gắng không đúng. Thứ nhất, nên nhớ rằng công ty Nhật họ nhìn vào kết quả công việc chứ ít khi nhìn vào quá trình. Do đó, dù bạn có cố bao nhiêu đi nữa mà kết quả không tốt thì cũng không bằng 1 anh vừa làm vừa chơi nhưng kết quả công việc lại tốt.

Thứ 2 nữa, đừng quên một điều là công việc khác với học hành. Học hành cố gắng cày bừa thì có lẽ sẽ có kết quả tốt. Còn công việc nhiều khi cố hết sức mà kết quả vẫn không như ý muốn. Hay là trong mắt bản thân thì kết quả đã tốt nhưng trong mắt cấp trên thì chưa đạt chẳng hạn. Do vậy nên hãy nhìn xung quanh và tìm ra 1 cách "cố gắng" để có thể vừa được đánh giá tốt vừa thoải mái cho bản thân. Tìm như thế nào thì tuỳ vào hoàn cảnh, môi trường công việc để mà có quyết định sáng suốt.

Đây là một số gợi ý:
- Hãy luôn biết báo cáo kịp thời tình hình công việc.
-Hãy đọc trước suy nghĩ của sếp để dàn xếp công việc (nhưng lưu ý là đừng để vượt quá "quyền hạn" cho phép).
-Tách mình ra những suy nghĩ cá nhân để có cái nhìn trung lập trong công việc khi phát biểu, quyết định một vấn đề nào đấy.
-Phải biết "ăn cây nào rào cây ấy"- bảo vệ công ty khi cần thiết.

Và đây là những điều nên lưu ý để không bị rơi vào thế khó xử về sau:
- Quá trình cố gắng hãy cố gắng từ từ. Có nhiều người khi vào thử việc thì cố hết ga hết số và sau khi vào làm thì xì hơi. Việc này tạo ra ấn tượng xấu là khi đã an bài thì không còn cố nữa. Thay vào mở hết tốc lực ở giai đoạn thử việc thì hãy làm cầm chừng và tăng dần lên theo tỷ lệ thuận với thời gian ở công ty.

-Hãy luôn có chính kiến và biết cứng đầu đúng lúc. Thường thì các công ty có xu hướng tạo không khí để buộc nhân viên mới phải ở lại làm muộn, phải cam chịu những công việc khó khăn. Bạn muốn chứng tỏ mình bằng cách tuân theo những xu hướng này cũng tốt. Tuy thế, khi cần cũng nên biết từ chối, biết về sớm. Việc này sẽ tạo ra ấn tượng bạn là 1 con người mạnh mẽ,có chính kiến, có thể giao phó công việc quan trọng.


Và có lẽ kết luận đơn giản là hãy "cố gắng" chơi nhưng lại được đánh giá là "làm việc rất tốt"!
 
Bình luận (4)

-nbca-

dreamin' of ..
kamikaze nói:
Và một khi một người nào đó bị đánh giá là thiếu cố gắng ở công ty Nhật thì cũng sẽ có rấn nhiều bất lợi trong công việc và lương bổng.

Ngoài bất lợi về lương bổng, thăng tiến, có một bất lợi khá "khó chịu" đó là bị sếp liên tục "soi", nhắc nhở về công việc của mình.

Em hỏi chút, việc báo cáo kịp thời công việc là tốt nhưng có trường hợp lợi dụng "quyền được báo cáo" rồi tâng bốc thành quả của mình, thậm chí còn hạ thấp việc làm của người khác - điều này không biết có xảy ra ở công ty Nhật hay nhân viên người Nhật không ạh?
 

kamikaze

Administrator
Àh ý anh nói báo cáo ở đây là báo cáo khi có vấn đề cần phải giải quyết thôi. Còn báo cáo thành quả công việc thì có lẽ khó mà tự báo cáo để tâng bốc mình và hạ người khác được. Vì ít ai nhìn vào cái báo cáo đó mà họ nhìn vào phản ứng của khách hàng để đánh giá nhân viên. Ví dụ như em làm mảng nào đấy và thấy khách hay gọi đt đến chỉ định trực tiếp tên em ra để được gặp dù người khác bảo thay thế khách cũng không chịu. Đấy là giấu hiệu của thành quả công việc. Hay sếp sẽ đi nói chuyện với khách và khôn khéo tìm hiểu về nhân viên của mình qua thái độ của khách ấy em.
 

-nbca-

dreamin' of ..
Trường hợp không có liên quan đến khách hàng để kiểm tra đó ạh.

Trường hợp này vẫn có thể thấy tại các công ty tại VN. Ví dụ nhé, tại phòng xuất nhập khẩu một công - công việc chỉ là làm thủ tục khai báo hải quan nọ kia trong nước thôi, không liên quan đến khách hàng nước ngoài. Nhưng lợi dụng sếp là người nước ngoài, không hiểu rõ thủ tục hải quan, mức độ khó/dễ nên khi làm đạt kết quả tốt có thể lại nói quá là nó khó thế mà tôi vẫn làm tốt, thậm chí trong công việc đó người đóng góp nhiều chưa chắc đã là anh đi báo cáo đó. Nếu sếp là người không "tỉnh táo", thậm chí có tỉnh táo nhưng nghe nịnh hót nhiều, tự tâng bốc nhiều khi lại tin.

Hơi lan man, lại sang chuyện "đấu đá" giữa các nhân viên rồi thì phải :D
 

kamikaze

Administrator
Chuyện này cũng có ở công ty Nhật. Và nhiều khi là nghiêm trọng nữa nếu sếp "gà mờ". Nhiều sếp "gà mờ" người Nhật qua VN đã mắc bẫy người VN về vấn đề này.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top