"Việt Nam luôn cần nhớ rằng, tất cả các công ty Nhật Bản hay các công ty Mỹ đều đang cố gắng tìm kiếm lợi ích từ vòng đàm phán WTO với Việt Nam", ông Yasukata Fukahori - Bí thư thứ nhất, Trưởng ban Kinh tế Đại sứ quán Nhật Bản - thẳng thắn nhận định.
Một thành viên phái đoàn Việt Nam tại phiên đàm phán đa phương thứ 9 ở Geneva nhận xét, Nhật Bản khá kín tiếng về tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Liệu đây có phải là tín hiệu không tích cực từ phía Nhật, thưa ông?
Nhật Bản vẫn luôn bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Việt Nam gia nhập WTO. Việc Nhật và Việt Nam không có các cuộc gặp tại Geneva hôm 15/12 vừa qua thực ra đã được hai bên thoả thuận từ phiên đàm phán hồi tháng 11 tại Hà Nội.
Theo đó, vòng đàm phán tiếp theo giữa Việt Nam - Nhật sẽ diễn ra vào tháng 1/2005, vì nếu tổ chức các cuộc gặp chỉ cách nhau 2 tuần sẽ không mang lại hiệu quả tốt. Hồi tháng 9, Nhật đã đưa ra bản yêu cầu với Việt Nam, nhưng chưa nhận được phản hồi nên vẫn đang chờ bản chào mới từ phía Việt Nam.
Nguyên nhân phải chăng vẫn là do đòi hỏi từ phía Nhật quá cao?
Theo tôi, yêu cầu của Nhật không cao, mà có tính đến mọi điều kiện về trình độ phát triển kinh tế chưa cao của Việt Nam. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng, WTO không phải là một tổ chức hợp tác hay viện trợ phát triển mà là một tổ chức thương mại - nơi các thành viên luôn tìm kiếm và mưu cầu quyền lợi riêng của mình. Các yêu cầu mà mỗi nước đưa ra đối với nước đang đàm phán thường được dựa trên lợi ích của các công ty nước họ. Chính vì vậy, kỹ năng trong các cuộc đàm phán là rất quan trọng.
Tiến trình đàm phán giữa Việt Nam và Nhật trước đây được cho là khả quan hơn nhiều so với Liên minh Châu Âu (EU). Nhưng EU và Việt Nam lại kết thúc đàm phán hồi tháng 10, trong lúc cho tới nay Nhật vẫn "im hơi lặng tiếng". Vì sao vậy thưa ông?
Bản thân tôi cũng ngạc nhiên không kém về việc kết thúc sớm đàm phán Việt Nam - EU. Tôi đã hỏi một số đối tác tại EU và được biết, nguyên nhân là do EU đã kết thúc vòng đàm phán WTO với Nga - một đối tác hết sức quan trọng với EU - sớm hơn nhiều so với các nước khác. Chính vì vậy, EU có thể dễ dàng đi đến một thoả thuận với Việt Nam.
Hiện Nhật cũng đang đồng thời đàm phán với Nga và Việt Nam, và hy vọng có thể kết thúc với Nga vào tháng 1 tới, để sau đó tập trung toàn bộ cho đàm phán với Việt Nam.
Một số ý kiến cho rằng Việt Nam -Nhật có thể kết thúc đàm phán vào tháng 3. Liệu điều này có quá lạc quan?
Đúng là có lạc quan, nhưng không phải không thể xảy ra. Để đạt được thoả thuận vào thời hạn này, Việt Nam-Nhật còn phải cố gắng rất nhiều để giải quyết những cách biệt giữa hai bên. Thêm vào đó, không phải cứ đàm phán liên tục là có thể đi đến thoả thuận. Chúng ta cần thời gian để trao đổi các điều kiện và bản chào.
Theo tôi, bản chào mới của Việt Nam nên dựa trên kết quả đàm phán hồi tháng 11 vừa qua tại Hà Nội. Tôi cho rằng nhiều khả năng Việt Nam-Nhật có thể đạt thoả thuận vào tháng 3 tới.
Ông có thể cho biết rõ hơn về một số lĩnh vực mà Việt Nam và Nhật chưa tiếp cận được nhau trong đàm phán?
Chẳng hạn về mức thuế đối với hàng hoá. Việt Nam đưa ra mức thuế là 18%, còn Nhật yêu cầu 10%. Hay như về dịch vụ, còn rất nhiều vấn đề cần bàn thảo như mở cửa lĩnh vực ngân hàng, vận tải hay phân phối hàng hoá... Tất nhiên chúng ta sẽ còn tiến hành nhiều vòng đàm phán để đưa ra được một tỉ lệ hợp lý mà hai bên cùng chấp nhận. Và điều đó phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng đàm phán. Nhưng tôi không mấy lo ngại về vấn đề thuế. Vì thuế bao giờ cũng là lĩnh vực đàm phán căng thẳng khi gia nhập WTO, nhưng chưa bao giờ xảy ra bế tắc cả.
Như vậy vấn đề sở hữu trí tuệ phải chăng là đáng ngại nhất?
Đây là lĩnh vực vô cùng quan trọng. Có thể nói hầu hết các đối tác quan trọng đều tỏ ra quan tâm tới vấn đề này. Nhật rất chú trọng và quan tâm tới lĩnh vực này. Hiện Việt Nam đã ra một đạo luật về vấn đề sở hữu trí tuệ, nhưng còn nhiều điều chưa hợp lý. Theo chúng tôi, mức phạt 1 tỉ đồng đối với các công ty vi phạm sở hữu trí tuệ là quá thấp. Việt Nam cần sửa đổi lại sắc luật này, sao cho mức phạt phải lớn hơn lợi ích mà các công ty thu được từ việc sao chép. Nếu không, tệ nạn này sẽ không bao giờ ngăn chặn được.
Theo ông, đâu sẽ là đối tác đàm phán khó khăn nhất đối với Việt Nam?
Tôi cho rằng đó là Mỹ. Mọi yêu cầu mà Mỹ đưa ra tại vòng đàm phán với Việt Nam đều phải dựa trên những đòi hỏi từ phía các công ty của nước này đối với thị trường Việt Nam. Kể cả khi chính quyền Mỹ muốn kết thúc đàm phán, nhưng khu vực tư nhân không đồng ý, thì Mỹ vẫn không thể đi đến thoả thuận với Việt Nam. Vì vậy, Mỹ sẽ là đối tác đáng ngại nhất với Việt Nam. Còn các nước khác, theo tôi sẽ không quá khó khăn.
Việt Nam đang nỗ lực gia nhập WTO vào cuối năm 2005. Nếu như không đạt được mục tiêu này, theo ông nó có ảnh hưởng như thế nào với Việt Nam?
Việc WTO có thể cùng lúc đón chào sự gia nhập của Nga và Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng tại Hong Kong vào tháng 12/2005, đó sẽ là một sự kiện đáng mừng, tạo nên một dấu ấn khó quên. Nhưng nếu chưa gia nhập được vào thời điểm đó, Việt Nam vẫn có thể vào WTO trong tháng 1 hay tháng 2 năm 2006. Vòng đàm phán Doha sẽ khó có thể kết thúc sớm được trước thời hạn này, nên Việt Nam không có gì phải quá lo lắng.
Xin cảm ơn ông!
(Theo Lao động)
Một thành viên phái đoàn Việt Nam tại phiên đàm phán đa phương thứ 9 ở Geneva nhận xét, Nhật Bản khá kín tiếng về tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Liệu đây có phải là tín hiệu không tích cực từ phía Nhật, thưa ông?
Nhật Bản vẫn luôn bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Việt Nam gia nhập WTO. Việc Nhật và Việt Nam không có các cuộc gặp tại Geneva hôm 15/12 vừa qua thực ra đã được hai bên thoả thuận từ phiên đàm phán hồi tháng 11 tại Hà Nội.
Theo đó, vòng đàm phán tiếp theo giữa Việt Nam - Nhật sẽ diễn ra vào tháng 1/2005, vì nếu tổ chức các cuộc gặp chỉ cách nhau 2 tuần sẽ không mang lại hiệu quả tốt. Hồi tháng 9, Nhật đã đưa ra bản yêu cầu với Việt Nam, nhưng chưa nhận được phản hồi nên vẫn đang chờ bản chào mới từ phía Việt Nam.
Nguyên nhân phải chăng vẫn là do đòi hỏi từ phía Nhật quá cao?
Theo tôi, yêu cầu của Nhật không cao, mà có tính đến mọi điều kiện về trình độ phát triển kinh tế chưa cao của Việt Nam. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng, WTO không phải là một tổ chức hợp tác hay viện trợ phát triển mà là một tổ chức thương mại - nơi các thành viên luôn tìm kiếm và mưu cầu quyền lợi riêng của mình. Các yêu cầu mà mỗi nước đưa ra đối với nước đang đàm phán thường được dựa trên lợi ích của các công ty nước họ. Chính vì vậy, kỹ năng trong các cuộc đàm phán là rất quan trọng.
Tiến trình đàm phán giữa Việt Nam và Nhật trước đây được cho là khả quan hơn nhiều so với Liên minh Châu Âu (EU). Nhưng EU và Việt Nam lại kết thúc đàm phán hồi tháng 10, trong lúc cho tới nay Nhật vẫn "im hơi lặng tiếng". Vì sao vậy thưa ông?
Bản thân tôi cũng ngạc nhiên không kém về việc kết thúc sớm đàm phán Việt Nam - EU. Tôi đã hỏi một số đối tác tại EU và được biết, nguyên nhân là do EU đã kết thúc vòng đàm phán WTO với Nga - một đối tác hết sức quan trọng với EU - sớm hơn nhiều so với các nước khác. Chính vì vậy, EU có thể dễ dàng đi đến một thoả thuận với Việt Nam.
Hiện Nhật cũng đang đồng thời đàm phán với Nga và Việt Nam, và hy vọng có thể kết thúc với Nga vào tháng 1 tới, để sau đó tập trung toàn bộ cho đàm phán với Việt Nam.
Một số ý kiến cho rằng Việt Nam -Nhật có thể kết thúc đàm phán vào tháng 3. Liệu điều này có quá lạc quan?
Đúng là có lạc quan, nhưng không phải không thể xảy ra. Để đạt được thoả thuận vào thời hạn này, Việt Nam-Nhật còn phải cố gắng rất nhiều để giải quyết những cách biệt giữa hai bên. Thêm vào đó, không phải cứ đàm phán liên tục là có thể đi đến thoả thuận. Chúng ta cần thời gian để trao đổi các điều kiện và bản chào.
Theo tôi, bản chào mới của Việt Nam nên dựa trên kết quả đàm phán hồi tháng 11 vừa qua tại Hà Nội. Tôi cho rằng nhiều khả năng Việt Nam-Nhật có thể đạt thoả thuận vào tháng 3 tới.
Ông có thể cho biết rõ hơn về một số lĩnh vực mà Việt Nam và Nhật chưa tiếp cận được nhau trong đàm phán?
Chẳng hạn về mức thuế đối với hàng hoá. Việt Nam đưa ra mức thuế là 18%, còn Nhật yêu cầu 10%. Hay như về dịch vụ, còn rất nhiều vấn đề cần bàn thảo như mở cửa lĩnh vực ngân hàng, vận tải hay phân phối hàng hoá... Tất nhiên chúng ta sẽ còn tiến hành nhiều vòng đàm phán để đưa ra được một tỉ lệ hợp lý mà hai bên cùng chấp nhận. Và điều đó phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng đàm phán. Nhưng tôi không mấy lo ngại về vấn đề thuế. Vì thuế bao giờ cũng là lĩnh vực đàm phán căng thẳng khi gia nhập WTO, nhưng chưa bao giờ xảy ra bế tắc cả.
Như vậy vấn đề sở hữu trí tuệ phải chăng là đáng ngại nhất?
Đây là lĩnh vực vô cùng quan trọng. Có thể nói hầu hết các đối tác quan trọng đều tỏ ra quan tâm tới vấn đề này. Nhật rất chú trọng và quan tâm tới lĩnh vực này. Hiện Việt Nam đã ra một đạo luật về vấn đề sở hữu trí tuệ, nhưng còn nhiều điều chưa hợp lý. Theo chúng tôi, mức phạt 1 tỉ đồng đối với các công ty vi phạm sở hữu trí tuệ là quá thấp. Việt Nam cần sửa đổi lại sắc luật này, sao cho mức phạt phải lớn hơn lợi ích mà các công ty thu được từ việc sao chép. Nếu không, tệ nạn này sẽ không bao giờ ngăn chặn được.
Theo ông, đâu sẽ là đối tác đàm phán khó khăn nhất đối với Việt Nam?
Tôi cho rằng đó là Mỹ. Mọi yêu cầu mà Mỹ đưa ra tại vòng đàm phán với Việt Nam đều phải dựa trên những đòi hỏi từ phía các công ty của nước này đối với thị trường Việt Nam. Kể cả khi chính quyền Mỹ muốn kết thúc đàm phán, nhưng khu vực tư nhân không đồng ý, thì Mỹ vẫn không thể đi đến thoả thuận với Việt Nam. Vì vậy, Mỹ sẽ là đối tác đáng ngại nhất với Việt Nam. Còn các nước khác, theo tôi sẽ không quá khó khăn.
Việt Nam đang nỗ lực gia nhập WTO vào cuối năm 2005. Nếu như không đạt được mục tiêu này, theo ông nó có ảnh hưởng như thế nào với Việt Nam?
Việc WTO có thể cùng lúc đón chào sự gia nhập của Nga và Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng tại Hong Kong vào tháng 12/2005, đó sẽ là một sự kiện đáng mừng, tạo nên một dấu ấn khó quên. Nhưng nếu chưa gia nhập được vào thời điểm đó, Việt Nam vẫn có thể vào WTO trong tháng 1 hay tháng 2 năm 2006. Vòng đàm phán Doha sẽ khó có thể kết thúc sớm được trước thời hạn này, nên Việt Nam không có gì phải quá lo lắng.
Xin cảm ơn ông!
(Theo Lao động)
Có thể bạn sẽ thích