Vua nhà hàng Việt" tại Nhật

Vua nhà hàng Việt" tại Nhật

ImageView.aspx

Khách Nhật xếp hàng đến ăn tại quán Last Saigon (Tokyo)

Với 30 nhà hàng VN tại Tokyo và vùng phụ cận, đồng thời đang dự định tăng thêm 20 nhà hàng trong sáu tháng tới - đó là cơ ngơi của ông Keiichi Miyamoto sau bốn năm “làm quen” với ẩm thực VN - người được mệnh danh là “vua nhà hàng Việt” tại Nhật.

Mở nhà hàng vì mê VN

“Tôi mê VN lắm và dường như chính sự đam mê này đã giúp tôi thành công” - ông Keiichi Miyamoto bắt đầu câu chuyện của mình như vậy.

Từng đến VN nhiều lần và cũng từng có cửa hàng bán đồ lưu niệm VN, song ông Keiichi Miyamoto chính thức bước chân vào “thế giới ẩm thực Việt” bắt đầu từ bốn năm trước. Khi đó, làn sóng du khách Nhật đến VN bắt đầu bùng nổ, nhiều người Nhật sau những chuyến đi du lịch VN trở về bỗng trở nên ghiền phở, bún bò, nem cuốn...

Trong khi đó, tại Tokyo và nhiều thành phố ở Nhật lúc bấy giờ chỉ có vài ba nhà hàng VN. Ở một vài siêu thị lớn lúc này cũng đã bán thực phẩm đóng gói từ VN xuất sang nhưng số lượng không đáng kể.

"Điều gì đã khiến hệ thống nhà hàng của ông phát triển một cách nhanh chóng như vậy?”. Ông Keiichi Miyamoto cười: “Tại món ăn của các bạn quá hấp dẫn!”. Có lần, nhóm ba thực khách đến nhà hàng, sau khi ăn xong đã bày tỏ sự ngưỡng mộ rằng “nhờ đến ăn món ăn Việt đều đặn nên da mặt ai cũng rất đẹp”. Thì ra, trong hầu hết các món ăn Việt có rất nhiều rau xanh và đây chính là yếu tố khiến phụ nữ Nhật rất thích.
Nhận thấy đây là một thị trường tiềm năng, Keiichi Miyamoto quyết định đầu tư vào lĩnh vực này và khởi sự bằng một nhà hàng nhỏ ở trung tâm Tokyo. “Nguồn thực phẩm để chế biến các món ăn và các vật dụng để trang bị một nhà hàng theo kiểu VN quá rẻ lại rất phong phú càng khiến tôi phải nhanh chóng thành lập nhà hàng” - ông Keiichi Miyamoto bày tỏ.

Tuy nhiên, “vạn sự khởi đầu nan”, thời gian đầu do chưa quen khách, phần khác về phong cách ẩm thực chưa đạt “chuẩn Việt” nên số lượng khách đến nhà hàng không nhiều. Suy nghĩ mãi ông quyết định sang VN “tầm sư học đạo”, đồng thời mời các đầu bếp chuyên nghiệp từ VN sang.

“Với nhiều khách Nhật khó tính, chỉ có người Việt làm bếp, nguyên liệu Việt mới thật sự thuyết phục được họ, còn nếu không thì họ sẽ chỉ ghé lại một lần” - ông Keiichi Miyamoto nói.

Không chỉ đầu bếp là người Việt, nhân viên phục vụ cũng là những du học sinh VN đang học tại Nhật đến làm theo dạng bán thời gian. Đồng thời hầu hết nguyên liệu chính dùng chế biến các món ăn VN như: hải sản đông lạnh, chả giò, gia vị, bún, miến... cũng được nhập từ VN.

Khách đến nhà hàng tăng lên thấy rõ, ông bắt đầu xây dựng nhà hàng thứ hai, thứ ba... Cứ thế trong vòng bốn năm, chuỗi nhà hàng VN của ông giờ đây đã tăng lên 30, với tổng cộng trên 300 nhân viên là người Việt. Và doanh thu năm 2005 của chuỗi các nhà hàng đạt 35 triệu USD!
ImageView.aspx

Ông Keiichi Miyamoto

"Thổi" lòng nhân hậu vào phong cách phục vụ

Mỗi ngày hệ thống nhà hàng của ông đã đón tiếp và phục vụ khoảng 6.000 thực khách. Trong đó có không ít thực khách chưa hề đặt chân, cũng chưa hiểu gì nhiều về VN. “Tôi cứ phải dặn nhân viên phục vụ của mình: người Việt các bạn rất nhân hậu, chân tình và cởi mở, do đó khi đón khách phải làm sao thể hiện được điều đó không chỉ trên khuôn mặt, cử chỉ... mà phải bằng cả trái tim. Có như vậy khách mới trở lại với mình” - ông Keiichi Miyamoto tâm sự.

Sau những năm tháng thành công tại Nhật, đầu tháng mười hai năm nay ông Keiichi Miyamoto quyết định chuyển hướng sang VN. Một nhà hàng chuyên về món tepanyaki (một dạng bíttết Nhật) ở đường Ngô Văn Năm (Q.1, TP.HCM).

“Thông qua Kacyo (tên nhà hàng), chúng tôi muốn giới thiệu đến người dân VN một loại hình ẩm thực khá độc đáo của người Nhật” - ông Keiichi Miyamoto bộc bạch.

Điều khá thú vị là áp dụng theo mô hình nhà hàng Việt ở Nhật, toàn bộ cách bài trí từ phông, màn, rèm, ghế, cho đến đầu bếp đều được ông đưa từ Nhật sang nhằm tạo một không gian hoàn toàn Nhật cho mọi thực khách đến đây thưởng thức.

Tuy nhiên, ông Keiichi Miyamoto cho biết mục tiêu cuối cùng của việc đầu tư sang VN sẽ không dừng ở nhà hàng mà sẽ mở rộng sang lĩnh vực chế biến thực phẩm Việt. “Chúng tôi sẽ lập những xưởng sản xuất chế biến hàng nông sản, thủy sản qui mô vốn khoảng 2-3 triệu USD nhằm cung cấp cho hệ thống nhà hàng tại Nhật” - ông Keiichi Miyamoto cho hay.

Tự tin khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này, ông Keiichi Miyamoto khẳng định: “Khảo sát tại nhiều nơi cho thấy nhiều mặt hàng nông thủy hải sản của VN chưa qua chế biến giá thấp hơn đến vài chục lần so với hàng cùng loại ở thị trường Nhật, chính vì vậy nếu đầu tư vào lĩnh vực này chúng tôi tin tưởng chắc chắn sẽ thành công”.

(Theo Tuổi Trẻ)
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: "Thẻ My Number" sắp hết hạn , liệu có mất phí gia hạn hay không ?
"Thẻ My Number" sắp hết hạn , liệu có mất phí gia hạn hay không ?
Thẻ My Number hiện đang được sử dụng phổ biến, nhưng năm 2025 cũng là năm mà nhiều người dự kiến thẻ của họ sẽ hết hạn. Một số người sắp hết hạn có thể không biết liệu có phải trả phí gia hạn hay...
Thumbnail bài viết: Thu nhập trung bình hàng năm của Nhật Bản "gần như không đổi" ? Liệu tương tự như 30 năm trước ?
Thu nhập trung bình hàng năm của Nhật Bản "gần như không đổi" ? Liệu tương tự như 30 năm trước ?
Với việc tăng lương thu hút sự chú ý, nhiều người tò mò về thu nhập trung bình hàng năm của Nhật Bản. Thu nhập trung bình hàng năm của Nhật Bản "gần như không đổi" trong khoảng 30 năm, mặc dù giá...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Thêm 1.098 bưu điện sẽ có "giờ nghỉ trưa", nâng tổng số lên 2.435 bưu điện. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 5.
Nhật Bản : Thêm 1.098 bưu điện sẽ có "giờ nghỉ trưa", nâng tổng số lên 2.435 bưu điện. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 5.
Japan Post đã thông báo vào ngày 24 rằng họ sẽ áp dụng "giờ nghỉ trưa" cho thêm 1.098 bưu điện nữa, nâng tổng số lên 2.435 trên toàn quốc. Mục đích là để dễ dàng quản lý các quầy giao dịch với ít...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Sửa đổi mức phạt khi sử dụng điện thoại thông minh khi đi xe đạp , bắt đầu từ tháng 4 năm 2026.
Nhật Bản : Sửa đổi mức phạt khi sử dụng điện thoại thông minh khi đi xe đạp , bắt đầu từ tháng 4 năm 2026.
Trong Luật Giao thông Đường bộ sửa đổi, dự kiến có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4 năm 2026, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia sẽ áp dụng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm, bao gồm cả việc sử dụng điện...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tia hy vọng cho bát mì ramen 2000 yên , phong trào lật đổ các quan niệm thông thường đang gia tăng.
Nhật Bản : Tia hy vọng cho bát mì ramen 2000 yên , phong trào lật đổ các quan niệm thông thường đang gia tăng.
"Rào cản mì ramen 1000 yên" đã là một vấn đề tồn tại từ lâu, nhưng gần đây nó đã phá vỡ rào cản 1500 yên và đang tiến tới rào cản 2000 yên. Không có gì lạ khi mì ramen có giá hơn 3000 yên ở nước...
Thumbnail bài viết: Nợ công toàn cầu sẽ đạt 99,6% GDP vào năm 2030 , vượt qua cuộc khủng hoảng Corona.
Nợ công toàn cầu sẽ đạt 99,6% GDP vào năm 2030 , vượt qua cuộc khủng hoảng Corona.
Trong Báo cáo giám sát tài chính được công bố vào ngày 23, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng thuế quan của chính phủ Mỹ sẽ làm chậm nền kinh tế và đình trệ thương mại, gây áp lực lên ngân...
Thumbnail bài viết: Xếp hạng các điểm đến du lịch nước ngoài phổ biến trong Tuần lễ Vàng: Hawaii ở vị trí thứ ba, Hàn Quốc ở vị trí thứ hai, nhưng đâu là vị trí hàng đầu?
Xếp hạng các điểm đến du lịch nước ngoài phổ biến trong Tuần lễ Vàng: Hawaii ở vị trí thứ ba, Hàn Quốc ở vị trí thứ hai, nhưng đâu là vị trí hàng đầu?
Tuần lễ Vàng sắp đến. Nhiều người sẽ tận dụng kỳ nghỉ dài này, với tối đa 11 ngày nghỉ liên tiếp, để đến thăm các điểm du lịch trong nước và quốc tế, nhưng đâu là điểm đến du lịch phổ biến nhất...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : AU đứng đầu về chất lượng đường truyền trong nước , theo khảo sát của Opensignal [Tháng 4 năm 2025] .
Nhật Bản : AU đứng đầu về chất lượng đường truyền trong nước , theo khảo sát của Opensignal [Tháng 4 năm 2025] .
Vào ngày 23 tháng 4, công ty nghiên cứu Opensignal đã công bố báo cáo trải nghiệm người dùng mạng di động tại Nhật Bản (tháng 4 năm 2025). Báo cáo cho thấy AU nhận được xếp hạng cao nhất trong...
Thumbnail bài viết: Hệ thống sàng lọc nhập cảnh trực tuyến "ESTA phiên bản tiếng Nhật " sẽ được triển khai vào năm tài chính 2028 , ngăn chặn mục đích bất hợp pháp.
Hệ thống sàng lọc nhập cảnh trực tuyến "ESTA phiên bản tiếng Nhật " sẽ được triển khai vào năm tài chính 2028 , ngăn chặn mục đích bất hợp pháp.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định triển khai hệ thống sàng lọc người nước ngoài trực tuyến trước khi đi du lịch để xác định xem liệu các du khách có thể nhập cảnh vào Nhật Bản hay không. "ESTA...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : UNIQLO và GU ra mắt dịch vụ giao hàng tại khách sạn và sân bay ở Ginza.
Nhật Bản : UNIQLO và GU ra mắt dịch vụ giao hàng tại khách sạn và sân bay ở Ginza.
Fast Retailing, hợp tác với Airporter, một công ty cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày giữa các cơ sở lưu trú, đã giới thiệu đầy đủ dịch vụ giao hàng tại khách sạn cho khách du lịch tại các cửa...
Your content here
Top