2 thiếu niên chết bất thường có thể do thuốc trị cúm Tamiflu

2 thiếu niên chết bất thường có thể do thuốc trị cúm Tamiflu

Đã có hai bệnh nhân chết sau khi uống thuốc trị cúm có tên thương mại là Tamiflu. Sự việc xảy ra đã lâu nhưng ngày 11 tháng 11 vừa rồi mới xác định là có liên quan đến Tamiflu. Hai bệnh nhân này sau khi uống xong đã có những hành vi bất thường, một người bỏ chạy ra đường và bị xe tải cán chết, một người rơi chết từ tầng 9 của một khu chung cư. Nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc có ghi tác dụng phụ là “gây ra hành động khác thường” và “ảo giác”…nhưng đây là lần đầu tiên có hai trường hợp bị nghi ngờ là có liên quan. Phòng Đối sách và An toàn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã xem đây là hai cái chết do tai nạn có khả năng liên quan đến hành động bất thường do tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Một trong hai người trên là một nam học sinh cấp 3 (17 tuổi) ở tỉnh Gifu, vào tháng 2 năm ngoài được chẩn đoán là mắc bệnh cúm, đã uống đúng liều là 1 viên thuốc nhộng Tamiflu ở nhà vào khoảng buổi trưa. Ngay sau đó, học sinh này trong lúc gia đình không có ai ở nhà, đi chân trần, áo quần ngủ leo qua hàng rào nhà mình và chạy ra ngoài trong tuyết. Vào lúc 3 giờ 45 phút chiều đã leo qua hàng rào chắn của đường ô tô, lao vào một xe tải đang chạy và tử vong.

Công ty nhập khẩu Tamiflu Chugai Seiyaku đã báo cáo với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi vào tháng 7 năm nay rằng đây là một trường hợp không thể phủ định nguyên nhân có liên quan đến thuốc. 

Một nam học sinh cấp 2 (14 tuổi) khác ở tỉnh Aichi được chuẩn đoán bị cúm vào ngày 5 tháng 2 năm nay, sau khi uống 1 viên Tamiflu vào lúc 4 giờ chiều đã trở về nhà vào lúc 5 giờ 30 phút. Vào lúc 6 giờ, học sinh này được phát hiện đã chết do rơi từ trên cao trước khu chung cư. Cảnh sát đã tìm thấy dấu tay của cậu bé này trên thanh chắn hành lang đi bộ của tầng 9.

Cả hai nạn nhân chết đều không có dấu hiệu bất thường trước khi uống thuốc.

Ngoài ra còn có một em gái 10 tuổi sau khi dùng thuốc hai ngày đã muốn nhảy ra cửa sổ nhưng được người mẹ kịp thời chặn lại. Bộ Lao động, Phúc lợi và Y tế đã lên tiếng cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc.

Theo Mainichi Shinbun
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top