Em xin phép đưa bài này từ bên Vysa sang đây để cho những người con yêu nước hãy làm một việc gì đó góp sức đòi lại nỗi nhục này.
Không có cái mất mát gì lớn hớn chuyện đất đai tổ quốc bị xâm phạm, không có nỗi nhục nào lớn hơn chuyện cắt đất cầu hoà. Nếu ngày hôm nay chúng ta không làm gì rõ rệt trước hành động xâm lấn của Trung Cộng. Các ông hay nghe tôi, đốt những sách viết về Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ ... đi, rồi chúng ta làm đơn xin sát nhập với Trung Quốc thành một tỉnh. Chấp dứt mọi ưu phiền , trăn trở. Tha hồ yên ổn làm ăn.
Thư gửi Bộ Chính Trị Việt Nam
Từng đoàn người đổ ra khắp mởi nẻo đường của các đô thị chúc mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam ở một giải đấu khu vực, từ trẻ đến già ai cũng hồ hởi, phấn khởi hân hoan. Khắp nơi trong các quán xá ngưòi ta chỉ nói có mỗi chuyện đội tuyển Việt Nam đã chiến thắng Malaixia theo cách gì. Người ta còn cho rằng qua bóng đá thể hiện tinh thân yêu tổ quốc, yêu dân tộc. Chiều nay đội tuyển Việt Nam sẽ chắc mang lại cho đông đảo nhân dân một niềm phấn khích nữa trước đội tuyển Lào yếu ớt. Đường phố của các đô thị lại ngập cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, không khí mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam lại dâng cao ngùn ngụt, khí thế nức lòng người..
Giá như..một chút thôi. Tinh thần ấy được áp dụng vào việc phản đối Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong việc họ ra tuyên bố chính thức hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của họ. Sáng nay người dân Hà Nội vẫn bình thản đi làm. Mảnh đất ma cha ông, anh em họ từng đổ máu , một nguồn tài nguyên dồi dào đã bị cướp đi đối với họ không có nghĩa gì sao,không bằng trận túc cầu chiều nay chăng?
Khi người anh em Việt Nam đang hân hoan mừng rỡ vì được vào làm dự bị cho Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, thì ông anh Trung Cộng dội một gáo nước lạnh làm bẽ mặt chính phủ Việt Nam với đồng bào Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Việc làm của chính phủ Trung Hoa khiến cho việc vừa được chân trong HĐBA của Việt Nam thành trò cười lố bịch. Liệu ông Việt Nam bảo vệ được cho ai khi chính bản thân ông bị người ta ngang nhiên cứop đất, ngang nhiên thành lập đất của Việt Nam thành của Trung Cộng
Thưa các ông trong Bộ Chính Trị Việt Nam
Hơn lúc nào hết, chúng ta đang bị tổn thương về mặt tinh thần, con giun đã bị xéo mãi lắm rồi thưa các quý ông trong bộ Chính Trị Việt Nam. Ngày hôm qua các ông có buổi làm việc với thành uỷ Hà Nội để có kế hoạch chào đón 1000 năm Thăng Long. Người ta nói rằng giỗ để người sống ăn còn người chết có ăn được đâu. Các quý ông có làm kỷ niệm to đến đâu chăng nữa cũng làm sao xoá được vết nhục nhã từng tấc đất cha ông để lại bị xẻo ngoài biển Đông kia.
Đành rằng chúng ta yếu hơn Trung Quốc về mọi mặt, kinh tế chúng ta lệ thuộc rất nhiều vào họ. Từ công nghệ, nguyên liệu , hàng hoá. Chúng ta không thể một sớm một chiều cắt đứt quan hệ ngoại giao. Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt có thể kinh tế chúng ta một lần nữa lâm vào suy thoái trầm trọng, mỗi bước đi đều cần phải cân nhắc kỹ. Tôi hiểu cái khó của các quý ông trong Bộ Chính Trị Việt Nam trước trò ma mãnh của Trung Hoa anh em. Nhưng chẳng lẽ chúng ta không làm gì ngoài những lời nói suông của ông Lê Dũng. Ông ấy chỉ là ngưòi phát ngôn chung chung. Sao quý ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh không đứng thẳng ra nói trên cương vị lãnh dạo của mình , lên án, phản đối hành vi của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa như các thủ tướng Nhật đã nói với Nga về quần đảo Cua Vua. Việc đẩy sang cho cái máy nói là ông Lê Dũng hiển nhiên tự các ông đã né tránh trách nhiệm này trước đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, vô tình các ông đã nêu cao thói bạc nhược trong bộ máy chính phủ. Các ông làm vậy thì bảo sao nhân dân Việt Nam chỉ quan tâm đến trận túc cầu chiều nay mà thôi, không trách họ được.
Một bộ phận thanh niên chúng tôi, ít nhiều là người biết chữ như ngày xưa các cụ nói về kẻ sĩ. Chúng tôi còn có chữ Sĩ trong người. Chúng tôi có vợ đẹp, con ngoan, có cuộc sống đầy đủ. Chúng tôi ham thích thể thao, nghệ thuật, thích hưởng thụ, thích sống xa hoa. Nhưng đừng nghĩ những thứ đó xoa dịu nỗi uất hận trước trò xâm lấn của ngoại bang. Dẫu Hoàng sa, Trường Sa cách chúng tôi xa lắm, xa cả về địa lý lẫn quyền lợi. Mất Trường Sa, Hoàng Sa thì chúng tôi chả ảnh hưởng gì cả, sáng tôi vẫn có tiền đi ăn bát phở tái nạm, uống li cà phê Capuchino, hút điếu thuốc lá Camel bình luận về cách dùng người của ông Rít Đờ hay âm nhạc của Lê Minh Sơn, tuy nhiên ở góc nào đó trong trái tim nhiều ngăn vẫn trỗi dậy tiếng nói cảnh báo về mảnh đất nào xa xôi lắm của quê hương tôi đang bị người ta chiếm mất. Tiếng nói nhỏ mà day dứt lắm, như lời cha anh trách cứ chúng tôi sao nỡ bàng quan trước mảnh đất cha ông đã để lai, mảnh đất thẫm mồ hôi và máu của bao lớp người đi trước.
Liệu có thể các ông tổ chức một lễ truy điệu trọng thể ghi nhớ công lao của 74 chiến sĩ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng như các chiến sĩ trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ruột thịt của Việt Nam chăng. Một lễ truy điệu trọng thể trong thời điểm này sẽ đánh thức tinh thần tự trọng của người Việt chúng ta, đồng thời cũng là lời cảnh cáo nghiêm khắc nhất tới nhà cầm quyền Trung Quốc. Báo hiệu tiếng gầm lớn của con giun đang bị xéo quằn quại như hình chữ S này.
Nếu như nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì ham vọng thôn tính dứt điểm hai quần đảo này của chúng ta, một mặt vẫn duy trì quan hệ ngoại giao , kinh tế, văn hoá, chính trị. Thì tại sao chúng ta không đưa quân ra ngoài đó, chấp nhận một cuộc đụng độ không chính thức, chúng ta trên bề mặt nổi vẫn cứ quan hệ với Trung Quốc như họ muốn. Cho dù tổn thất chúng ta có lớn lao, nhưng đâu có sao, hàng nghìn năm nay trong công cuộc bảo vệ lãnh thổ chúng ta vẫn chấp nhận. Ngay cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chúng ta vẫn hô hào dù có biến Hà Nội thành thời kỳ đồ đá, dù có cháy cả dải Trường Sơn chúng ta cũng cam lòng chấp nhận đó sao, nhân dân Việt Nam đã bao giờ chần chừ , thoái thác trước các khẩu hiệu của các ông lần nào đâu, kể từ khi các ông lãnh đạo hết cuộc chiến chống thực dân đến đế quốc, đến bành trưóng bá quyền đến nghĩa vụ quốc tế Căm Pốt. Xương máu đổ hàng triệu người chưa lần nào nhân dân Việt Nam không đi theo lời kêu gọi cả.
Hãy để cuộc chiến nổ ra như người Trung Cộng muốn, nếu nó leo thang thì càng tốt. Nó trở thành vấn đề nóng mà thế giới buộc phải quan tâm, can thiệp. Con có khóc mẹ mới cho bú. Một cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa mà có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hoà bình quốc tế. Thì bên bị ảnh hưởng nhiều hơn lại là Trung Cộng chứ không phải chúng ta, thế giới sẽ tập trung mổ xẻ hành động của Trung Cộng một cách quan tâm sâu sắcvì chúng là nước lớn đang phát triển chứ không hời hợt coi là chuyện khu vực của hai nước nữa Chính Trung Cộng cần quan hệ phát triển với thế giới hơn chúng ta rất nhiều. Một cuộc chiến đẩy Trung Cộng vào thế đối mặt với quốc tế, làm hạn chế mọi quan hệ kinh tế, biết đâu sẽ khiến chính nền kinh tế non trẻ đang nên của Trung Cộng vào thế khó. Nếu như vậy thì chính nhân dân Trung Hoa sẽ phản đối chính phủ mình đã sa đà vào cuộc chiến phi nghĩa khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.
Tôi biết trên cương vị các ông, nhiều nguyên nhân từ các phía cần phải cân nhắc, không thể tuỳ tiện để có thể làm ảnh hưởng , xáo trộn, có nguy cơ đổ vỡ hay mất mát. Nhưng các ông nên nhớ một điều khi đọc lại lịch sử của dân tộc mà các ông lãnh đạo. Không có cái mất mát gì lớn hớn chuyện đất đai tổ quốc bị xâm phạm, không có nỗi nhục nào lớn hơn chuyện cắt đất cầu hoà. Nếu ngày hôm nay chúng ta không làm gì rõ rệt trước hành động xâm lấn của Trung Cộng. Các ông hay nghe tôi, đốt những sách viết về Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ ... đi, rồi chúng ta làm đơn xin sát nhập với Trung Quốc thành một tỉnh. Chấp dứt mọi ưu phiền , trăn trở. Tha hồ yên ổn làm ăn.
Ký tên: Người Buôn Gió
Không có cái mất mát gì lớn hớn chuyện đất đai tổ quốc bị xâm phạm, không có nỗi nhục nào lớn hơn chuyện cắt đất cầu hoà. Nếu ngày hôm nay chúng ta không làm gì rõ rệt trước hành động xâm lấn của Trung Cộng. Các ông hay nghe tôi, đốt những sách viết về Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ ... đi, rồi chúng ta làm đơn xin sát nhập với Trung Quốc thành một tỉnh. Chấp dứt mọi ưu phiền , trăn trở. Tha hồ yên ổn làm ăn.
Thư gửi Bộ Chính Trị Việt Nam
Từng đoàn người đổ ra khắp mởi nẻo đường của các đô thị chúc mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam ở một giải đấu khu vực, từ trẻ đến già ai cũng hồ hởi, phấn khởi hân hoan. Khắp nơi trong các quán xá ngưòi ta chỉ nói có mỗi chuyện đội tuyển Việt Nam đã chiến thắng Malaixia theo cách gì. Người ta còn cho rằng qua bóng đá thể hiện tinh thân yêu tổ quốc, yêu dân tộc. Chiều nay đội tuyển Việt Nam sẽ chắc mang lại cho đông đảo nhân dân một niềm phấn khích nữa trước đội tuyển Lào yếu ớt. Đường phố của các đô thị lại ngập cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, không khí mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam lại dâng cao ngùn ngụt, khí thế nức lòng người..
Giá như..một chút thôi. Tinh thần ấy được áp dụng vào việc phản đối Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong việc họ ra tuyên bố chính thức hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của họ. Sáng nay người dân Hà Nội vẫn bình thản đi làm. Mảnh đất ma cha ông, anh em họ từng đổ máu , một nguồn tài nguyên dồi dào đã bị cướp đi đối với họ không có nghĩa gì sao,không bằng trận túc cầu chiều nay chăng?
Khi người anh em Việt Nam đang hân hoan mừng rỡ vì được vào làm dự bị cho Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, thì ông anh Trung Cộng dội một gáo nước lạnh làm bẽ mặt chính phủ Việt Nam với đồng bào Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Việc làm của chính phủ Trung Hoa khiến cho việc vừa được chân trong HĐBA của Việt Nam thành trò cười lố bịch. Liệu ông Việt Nam bảo vệ được cho ai khi chính bản thân ông bị người ta ngang nhiên cứop đất, ngang nhiên thành lập đất của Việt Nam thành của Trung Cộng
Thưa các ông trong Bộ Chính Trị Việt Nam
Hơn lúc nào hết, chúng ta đang bị tổn thương về mặt tinh thần, con giun đã bị xéo mãi lắm rồi thưa các quý ông trong bộ Chính Trị Việt Nam. Ngày hôm qua các ông có buổi làm việc với thành uỷ Hà Nội để có kế hoạch chào đón 1000 năm Thăng Long. Người ta nói rằng giỗ để người sống ăn còn người chết có ăn được đâu. Các quý ông có làm kỷ niệm to đến đâu chăng nữa cũng làm sao xoá được vết nhục nhã từng tấc đất cha ông để lại bị xẻo ngoài biển Đông kia.
Đành rằng chúng ta yếu hơn Trung Quốc về mọi mặt, kinh tế chúng ta lệ thuộc rất nhiều vào họ. Từ công nghệ, nguyên liệu , hàng hoá. Chúng ta không thể một sớm một chiều cắt đứt quan hệ ngoại giao. Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt có thể kinh tế chúng ta một lần nữa lâm vào suy thoái trầm trọng, mỗi bước đi đều cần phải cân nhắc kỹ. Tôi hiểu cái khó của các quý ông trong Bộ Chính Trị Việt Nam trước trò ma mãnh của Trung Hoa anh em. Nhưng chẳng lẽ chúng ta không làm gì ngoài những lời nói suông của ông Lê Dũng. Ông ấy chỉ là ngưòi phát ngôn chung chung. Sao quý ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh không đứng thẳng ra nói trên cương vị lãnh dạo của mình , lên án, phản đối hành vi của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa như các thủ tướng Nhật đã nói với Nga về quần đảo Cua Vua. Việc đẩy sang cho cái máy nói là ông Lê Dũng hiển nhiên tự các ông đã né tránh trách nhiệm này trước đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, vô tình các ông đã nêu cao thói bạc nhược trong bộ máy chính phủ. Các ông làm vậy thì bảo sao nhân dân Việt Nam chỉ quan tâm đến trận túc cầu chiều nay mà thôi, không trách họ được.
Một bộ phận thanh niên chúng tôi, ít nhiều là người biết chữ như ngày xưa các cụ nói về kẻ sĩ. Chúng tôi còn có chữ Sĩ trong người. Chúng tôi có vợ đẹp, con ngoan, có cuộc sống đầy đủ. Chúng tôi ham thích thể thao, nghệ thuật, thích hưởng thụ, thích sống xa hoa. Nhưng đừng nghĩ những thứ đó xoa dịu nỗi uất hận trước trò xâm lấn của ngoại bang. Dẫu Hoàng sa, Trường Sa cách chúng tôi xa lắm, xa cả về địa lý lẫn quyền lợi. Mất Trường Sa, Hoàng Sa thì chúng tôi chả ảnh hưởng gì cả, sáng tôi vẫn có tiền đi ăn bát phở tái nạm, uống li cà phê Capuchino, hút điếu thuốc lá Camel bình luận về cách dùng người của ông Rít Đờ hay âm nhạc của Lê Minh Sơn, tuy nhiên ở góc nào đó trong trái tim nhiều ngăn vẫn trỗi dậy tiếng nói cảnh báo về mảnh đất nào xa xôi lắm của quê hương tôi đang bị người ta chiếm mất. Tiếng nói nhỏ mà day dứt lắm, như lời cha anh trách cứ chúng tôi sao nỡ bàng quan trước mảnh đất cha ông đã để lai, mảnh đất thẫm mồ hôi và máu của bao lớp người đi trước.
Liệu có thể các ông tổ chức một lễ truy điệu trọng thể ghi nhớ công lao của 74 chiến sĩ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng như các chiến sĩ trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ruột thịt của Việt Nam chăng. Một lễ truy điệu trọng thể trong thời điểm này sẽ đánh thức tinh thần tự trọng của người Việt chúng ta, đồng thời cũng là lời cảnh cáo nghiêm khắc nhất tới nhà cầm quyền Trung Quốc. Báo hiệu tiếng gầm lớn của con giun đang bị xéo quằn quại như hình chữ S này.
Nếu như nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì ham vọng thôn tính dứt điểm hai quần đảo này của chúng ta, một mặt vẫn duy trì quan hệ ngoại giao , kinh tế, văn hoá, chính trị. Thì tại sao chúng ta không đưa quân ra ngoài đó, chấp nhận một cuộc đụng độ không chính thức, chúng ta trên bề mặt nổi vẫn cứ quan hệ với Trung Quốc như họ muốn. Cho dù tổn thất chúng ta có lớn lao, nhưng đâu có sao, hàng nghìn năm nay trong công cuộc bảo vệ lãnh thổ chúng ta vẫn chấp nhận. Ngay cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chúng ta vẫn hô hào dù có biến Hà Nội thành thời kỳ đồ đá, dù có cháy cả dải Trường Sơn chúng ta cũng cam lòng chấp nhận đó sao, nhân dân Việt Nam đã bao giờ chần chừ , thoái thác trước các khẩu hiệu của các ông lần nào đâu, kể từ khi các ông lãnh đạo hết cuộc chiến chống thực dân đến đế quốc, đến bành trưóng bá quyền đến nghĩa vụ quốc tế Căm Pốt. Xương máu đổ hàng triệu người chưa lần nào nhân dân Việt Nam không đi theo lời kêu gọi cả.
Hãy để cuộc chiến nổ ra như người Trung Cộng muốn, nếu nó leo thang thì càng tốt. Nó trở thành vấn đề nóng mà thế giới buộc phải quan tâm, can thiệp. Con có khóc mẹ mới cho bú. Một cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa mà có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hoà bình quốc tế. Thì bên bị ảnh hưởng nhiều hơn lại là Trung Cộng chứ không phải chúng ta, thế giới sẽ tập trung mổ xẻ hành động của Trung Cộng một cách quan tâm sâu sắcvì chúng là nước lớn đang phát triển chứ không hời hợt coi là chuyện khu vực của hai nước nữa Chính Trung Cộng cần quan hệ phát triển với thế giới hơn chúng ta rất nhiều. Một cuộc chiến đẩy Trung Cộng vào thế đối mặt với quốc tế, làm hạn chế mọi quan hệ kinh tế, biết đâu sẽ khiến chính nền kinh tế non trẻ đang nên của Trung Cộng vào thế khó. Nếu như vậy thì chính nhân dân Trung Hoa sẽ phản đối chính phủ mình đã sa đà vào cuộc chiến phi nghĩa khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.
Tôi biết trên cương vị các ông, nhiều nguyên nhân từ các phía cần phải cân nhắc, không thể tuỳ tiện để có thể làm ảnh hưởng , xáo trộn, có nguy cơ đổ vỡ hay mất mát. Nhưng các ông nên nhớ một điều khi đọc lại lịch sử của dân tộc mà các ông lãnh đạo. Không có cái mất mát gì lớn hớn chuyện đất đai tổ quốc bị xâm phạm, không có nỗi nhục nào lớn hơn chuyện cắt đất cầu hoà. Nếu ngày hôm nay chúng ta không làm gì rõ rệt trước hành động xâm lấn của Trung Cộng. Các ông hay nghe tôi, đốt những sách viết về Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ ... đi, rồi chúng ta làm đơn xin sát nhập với Trung Quốc thành một tỉnh. Chấp dứt mọi ưu phiền , trăn trở. Tha hồ yên ổn làm ăn.
Ký tên: Người Buôn Gió
Có thể bạn sẽ thích