Chân dung người náo loạn nước Nhật đầu năm 2006

nvhcuong

New Member
Takafumi Horie, người thách thức cả giới dotcom Nhật Bản và vừa làm gián đoạn thị trường chứng khoán nước này, có khả năng còn đi những bước mạnh bạo hơn nữa.

images883993_Livedoor_TakafumiHorie.jpg

Takafumi Horie.


Bỏ đại học để đón đầu ngọn sóng Internet

Trên mảnh đất của những doanh nhân trong bộ vét sậm màu, thật dễ dàng nhận ra và nhớ mãi một doanh nhân luôn mặc quần jean, giày thể thao và tóc tai lởm chởm như Takafumi Horie, người sáng lập ra hãng Livedoor, một công ty kinh doanh Internet và tài chính.

Takafumi Horie, năm nay 33 tuổi, là một trong những người ít ỏi còn trụ lại trên thương trường khắc nghiệt của Nhật sau thời nổ bong bóng internet những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Chàng trai này luôn được người ta nhớ đến như một người có phong cách nói chuyện luôn tự tin và nhiều khi trực tính, bất chấp.

Cách đây 10 năm, sau khi thành lập công ty kinh doanh internet đầu tiên cho mình, có tên gọi Livin' On The Edge, chàng sinh viên Đại học Tokyo quyết định bỏ trường bỏ lớp để cưỡi lên đầu ngọn sóng internet đang ào ạt trên toàn cầu, đồng thời khuyên những sinh viên có cùng chí hướng làm theo.

Biến công ty hấp hối thành tập đoàn 8 tỷ USD

Ngay trong những ngày đầu tiên ấy, công ty của anh đã thu hút được khá nhiều sự chú ý, đặc biệt của giới trẻ ở Tokyo. Kể từ đó, Horie từng bước tạo ra sự nghiệp và gia tài cho riêng mình: đầu tiên là niêm yết công ty lên Mothers, một thị trường cổ phiếu dành riêng cho các doanh nghiệp mới khởi sự, do Sở giao dịch chứng khoán Tokyo làm chủ quản.

Tiếp đó, với lợi nhuận thu được ban đầu, anh mua lại công ty Livedoor, một nhà cung cấp các dịch vụ trên internet, lúc đó gần như đã chết hẳn. Thế mà tới nay, công ty này đã thực hiện những vụ mua bán và sáp nhập gây kinh ngạc, mang lại một đế chế với giá trị thị trường lúc cao điểm lên tới 8 tỷ USD.

Ngày nay Livedoor có trong tay khoảng 50 công ty, kể cả những đại gia về phần mềm kế toán, đại lý du lịch lữ hành trực tuyến, công ty chứng khoán, hãng bán lẻ qua e-mail và cả một hãng buôn bán xe hơi cũ. Lợi nhuận quý III/2005 của Livedoor đạt tới 130 triệu USD.

images883997_Livedoor_TakafumiHorie_jan2.jpg

Takafumi Horie đã biến công ty Livedoor hấp hối thành tập đoàn 8 tỷ USD.


Gây chấn động thương trường Nhật Bản

Thế rồi đến ngày 16/1 vừa qua, Horie và công ty Livedoor của anh lại gây sốc cho giới kinh doanh Nhật một lần nữa. Công ty đang đóng tại thủ đô Tokyo, bị truy xét bởi những nhà điều tra và nhân viên pháp lý của Uỷ ban điều tra Chứng khoán Nhật Bản (SESC) vì có nghi ngờ Livedoor vi phạm luật chứng khoán. Nhà riêng của Horie cũng bị điều tra giám sát chặt chẽ.

Trung tâm của cuộc điều tra là Livedoor Marketing, một công ty trực thuộc chuyên về quảng cáo, bị nghi ngờ là đã lừa dối công chúng hồi tháng 10/2004 vì đã thông báo sẽ mua lại công ty Money Life, một nhà xuất bản, thông qua việc trao đổi cổ phiếu. Vấn đề là lúc đó đã thâu tóm được Money Life thông qua một kênh đầu tư khác của mình. Điều này, nếu thực sự xảy ra, đã làm loạn thông tin thị trường, qua đó trục lợi cho Money Life. Các nhà điều tra còn nghi ngờ Livedoor Marketing làm sai lệch sổ sách kế toán để cố tình tăng giá cổ phiếu của mình. Tất nhiên, họ không loại nghi ngờ của mình đối với ông chủ tập đoàn mẹ là Horie.

Đây là cú sốc lớn và hậu quả của nó là ngay phiên giao dịch hôm sau, 17/1, trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, cổ phiếu của Livedoor mất 872 triệu USD. Trong khi đó, chỉ số Nikkei tụt giảm ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2005.

Vụ này nhanh chóng gây chấn động sang cả chính trường nước Nhật, bởi Horie từng ra ứng cử cuộc bầu cử Quốc hội vào năm ngoái với tư cách ứng viên độc lập và nhận được sự ủng hộ của đảng Tự do Dân chủ cầm quyền. Tuy không thành nhưng doanh nhân trẻ tuổi này hiện là người được Thủ tướng Junichiro Koizumi ủng hộ vì đã ủng hộ ông trong quyết định tư nhân hoá ngành bưu điện Nhật Bản.

images883995_Livedoor_TakafumiHorie_elec.jpg

Horie từng ra ứng cử cuộc bầu cử Quốc hội vào năm ngoái với tư cách ứng viên độc lập và nhận được sự ủng hộ của đảng Tự do Dân chủ cầm quyền.


Trong khi nhiều người bắt đầu lên án Horie thì sự ủng hộ với ông, ngoài từ cấp tối cao như trên, còn rất lớn. Bởi bị ảnh hưởng gì thì cả một trào lưu, cả giới kinh doanh trẻ tuổi - những người được khuyến khích mạnh trong thời buổi dân số già và kinh tế suy thoái ở Nhật hiện nay - đều bị ảnh hưởng theo. Điều này có thể tạo thành một cuộc khủng hoảng nho nhỏ cho nền kinh tế Nhật.

Ngọn cờ đầu đang đánh thức nước Nhật

Nếu những người thực thi pháp luật ở Nhật chứng minh họ đúng thì những người có công đánh thức nước Nhật, đưa doanh nhân nước này sang một xu hướng làm ăn mới, sẽ rất thất vọng, bởi ngọn cờ đầu của họ chính là Horie.

Horie lần đầu tiên trở nên quá nổi tiếng là vào năm 2004 trong việc cứu vớt môn bóng chày ở Nhật. Làn sóng đam mê bóng đá lúc đó có nguy cơ cướp mất lợi lộc của môn thể thao bóng chày truyền thống ở Nhật. Khi một trong những đại gia bóng chày chuẩn bị sụp đổ thì Horie bước vào, tung tiền ra và áp dụng cách thức quản lý mới, thu thập những ý tưởng độc đáo để làm sống lại môn thể thao này. Hành động của anh khiến nhiều doanh nhân khác cảm thấy hứng thú và tích cực làm theo, qua đó cứu được cả môn thể thao này ở Nhật.

Horie cũng tấn công vào một trong những lãnh địa kín kẽ nhất ở Nhật là ngành truyền thông, bằng cách mua lại cổ phần ở Đài phát thanh Nhật Bản (NBS). Để làm được điều này, Livedoor đã khôn khéo lách luật: mua vào ồ ạt cổ phiếu trước giờ đóng cửa, qua đó không cho các nhà đầu tư khác có cơ hội biết trước mà nâng giá cổ phiếu bán ra.

Những việc làm của Livedoor do Horie đạo diễn đều chưa có tiền lệ nhưng lại mang về những khoản lợi lộc khổng lồ. Do đó, các doanh nhân trẻ ở Nhật luôn tìm cách học hỏi và làm theo cách của người dẫn đường bạo gan kia.

Rõ ràng, chàng Don Kihote của xứ sở mặt trời mọc Takafumi Horie đã là người luôn gây chấn động thị trường, với sự nể phục của đồng nghiệp, sự dè dặt của các đối thủ, sự quan tâm của giới đầu tư và cả sự "soi mói" của những người thực thi pháp luật ở Nhật hiện nay.

Song điều có thể thấy rõ là Horie vẫn đang thản nhiên dạo bước trên thương trường này và điều đang được mong chờ là vụ chấn động vừa rồi lại chỉ là một tiền lệ đáng để học hỏi cho giới kinh doanh chứng khoán Nhật Bản.

(Theo BusinesWeek, NewsWeek)
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố kết quả sơ bộ của Khảo sát lao động hàng tháng cho tháng 3 vào sáng ngày 9. Tiền lương thực tế trên mỗi người lao động, phản ánh biến động giá cả, đã giảm...
Top