Ứng viên tiềm năng giải Nobel hoà bình

Ứng viên tiềm năng giải Nobel hoà bình

Ngày 7/10 giải Nobel hoà bình 2005 được công bố, đến lúc này nhà hoạt động chống vũ khí hạt nhân Nhật Senji Yamaguchi được coi là gương mặt sáng giá nhất.

images773636_nobel.jpg

Ứng viên Yamaguchi.
Các nhà phân tích cho rằng do năm nay là năm kỷ niệm 60 năm sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vì vậy những nỗ lực toàn cầu chống vũ khí hạt nhân sẽ được tính tới. Và rằng, việc trao giải cho một nhà hoạt động chống phổ biến hạt nhân sẽ giúp hâm nóng lại động lực chống vũ khí hạt nhân đang bị nguội bớt.

Senji Yamaguchi, vừa bước sang tuổi 75 hôm thứ hai (3/10) sống trong một nhà dưỡng lão ở Nagasaki từ hai năm nay cho biết, giải thưởng Nobel cao quý sẽ là động lực thúc đẩy phong trào giải giáp hạt nhân toàn cầu. ''Đó là vấn đề mà chúng ta không thể giải quyết một cách đơn lẻ. Tôi muốn nói rằng nước Mỹ nên nỗ lực hơn nữa để loại trừ vũ khí hạt nhân''.

Ứng viên người Nhật này nói thêm, giải Nobel hoà bình sẽ là lời tri ân dành cho tất cả các nạn nhân của những vụ tấn công hạt nhân. ''Có nhiều người nói năm nay là một năm đặc biệt vì đây là lần kỷ niệm thứ 60 ngày Nhật hứng chịu bom hạt nhân. Chỉ tính riêng năm ngoái, đã có tới 7.300 người thiệt mạng. Tuy nhiên, nhiều người Nhật đã cố gắng chống chọi với bệnh tật trong suốt nhiều năm qua, và chúng tôi vẫn đang cố gắng....''.

Ông Yamaguchi cho biết, sức khoẻ của ông không cho phép để ra nước ngoài, cho dù là đi nhận giải Nobel hoà bình.

Khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki, ông Yamaguchi mới 14 tuổi - đang bị ép buộc làm việc trong nhà máy sản xuất vũ khí Mitsubishi. Hậu quả mà ông hứng chịu từ cuộc tấn công của Mỹ là những vết bỏng sâu trên ngực, lưng và mặt.

Với gương mặt bị biến dạng vì bức xạ, ông Yamaguchi trở thành lãnh đạo điển hình của cộng đồng Hibakusha (các nạn nhân người Nhật bị ảnh hưởng bởi bom nguyên tử của Mỹ). Kể từ năm 1961, ông đã tới nhiều quốc gia và có các bài phát biểu chống vũ khí hạt nhân quan trọng. Năm 1982, nhà hoạt động này cũng tham gia một hội nghị về giảm vũ khí của LHQ.

Năm 1956, ông Yamaguchi giúp thành lập tổ chức Nihon Hidankyo - Liên minh các tổ chức những người phải hứng chịu tác động của bom A và H. Tổ chức này đã gửi ông Yamaguchi và nhiều thành viên khác sang nước ngoài để vận động và chia sẻ kinh nghiệm về huỷ bỏ vũ khí hạt nhân, kêu gọi chính phủ Nhật bồi thường cho nạn nhân bom hạt nhân.

Trước đây, tổ chức của ông Yamaguchi đã 3 lần được đề cử giải Nobel hoà bình.

Giải Nobel hoà bình năm nay sẽ được công bố vào lúc 5h chiều (giờ Việt Nam) ngày 7/10. Năm 2004, giải Nobel hoà bình được trao cho bà Wangari Maathai - Nhà bảo vệ môi trường Kenya.

(Theo VNN)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top