Chủ tịch nước đối thoại với thanh niên

Chủ tịch nước đối thoại với thanh niên

Chủ tịch nước đối thoại với thanh niên
Cập nhật lúc 08h44" , ngày 25/03/2007

Từ 8 giờ sáng 25/3, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và lãnh đạo các bộ, ngành có cuộc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với thanh niên, sinh viên và tri thức trẻ tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Với chủ đề “Tuổi trẻ Việt Nam chủ động, sáng tạo, hội nhập và phát triển”, thông qua diễn đàn, thanh niên, sinh viên và trí thức trẻ sẽ trình bày tâm tư, nguyện vọng và quyết tâm của mình với Chủ tịch nước về những vấn đề lớn, về môi trường để cống hiến sức trẻ cho sự phát triển của đất nước.

Cùng tham gia buổi đối thoại có Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng Bộ Công An, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam...

Theo Ban tổ chức, cuộc gặp gỡ, đối thoại sẽ xoay quanh các vấn đề lớn như xây dựng niềm tin, bồi đắp lý tưởng cho thanh niên, sinh viên và trí thức trẻ; WTO - Cơ hội, thách thức và hành động của thanh niên, đặc biệt là trí thức trẻ và sinh viên; Khoa học công nghệ - Chìa khoá để hội nhập và phát triển.

Cuộc đối thoại cũng đề cập đến vấn đề nghề nghiệp và việc làm của sinh viên, chính sách trọng dụng nhân tài, những yêu cầu đặt ra đối với thanh niên, sinh viên và trí thức trẻ trong quá trình hội nhập và phát triển, đặc biệt là việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trẻ giỏi, công chức trẻ giỏi, nhà khoa học, văn hoá trẻ giỏi, nhà doanh nghiệp trẻ giỏi….

Bên cạnh đó, những tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của thanh niên, sinh viên và trí thức trẻ với Đảng, Nhà nước về những nội dung, giải pháp nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định quyết tâm xung kích và khả năng đóng góp của mỗi cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thông qua những hành động cụ thể cũng là nội dung được đề cập tới trong buổi đối thoại.

Đúng 8h, Chủ tịch nước cùng lãnh đạo các bộ ngành đã tiến vào hội trường trong tiếng vỗ tay của toàn thể hội trường.

Trong bài phát biểu mở đầu buổi đối thoại, Chủ tịch nước cho rằng đất nước ta đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển nhưung thách thức cũng không nhỏ. Điều này đòi hỏi thanh niên phải có quyết tâm rất lớn... Chủ tịch nước đề nghị các bạn trẻ đặt câu hỏi một cách thẳng thắn, chủ tịch sẽ trả lời mọi câu hỏi, tâm tư, thắc mắc của các bạn.




Nội dung cuộc đối thoại:

Bạn Minh Giang đến từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam: "Thanh niên Việt Nam rất nhiều sáng tạo và có nhiều ý tưởng mới mẻ độc đáo vậy làm thế nào để có được những diễn đàn thường xuyên để đóng góp được ý tưởng của mình, cũng như hiến kế cho đất nước?".

Chủ tịch trả lời: "Thanh niên ngày nay sống trong một điều kiện tôi có thể nói rất là thuận lợi so với thế hệ cha anh đi trước. Khi đất nước ta còn nghèo còn những khó khăn nhưng những điều kiện cho thanh niên hoạt động ngày nay cũng rất là phong phú.

Vì vậy Đảng, Nhà nước Đoàn TN và toàn xã hội đang tạo ra rất nhiều điều kiện, rất nhiều diễn đàn để cho TN có thể trao đổi, TN cống hiến và trưởng thành.

Những diễn đàn đó ở trong các trường học, ở trong các câu lạc bộ, các nhà văn hóa, các cuộc hội nghị, các trung tâm kinh tế lớn v.v và v.v... Tôi xin mời các bạn hãy tham gia vào tất cả các diễn dàn, các lĩnh vực mà mình quan tâm".

Nguyễn Anh Tuấn - Đài Tiếng nói Việt Nam: "Xin Chủ tịch cho chúng tôi một lời khuyên với thanh niên về lý tưởng và con đường thực hiện lý tưởng?"

- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tôi rất thú vị và suy nghĩ về câu hỏi của Tuấn. Như chúng ta đã biết đất nước mình có nhiều năm bị nước ngoài xâm lược.

Đất nước ta phải trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử thì lý tưởng của thời kỳ đầu này mọi thanh niên, những người yêu nước. Nhưng từ khi có Đảng CSVN ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, lý tưởng của thanh niên Việt Nam là lý tưởng của Đảng.

Lý tưởng này cao hơn trước một bước là không chỉ yêu nước, giải phóng dân tộc mà còn tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng chủ nghĩa cộng sản, xây dựng một thế giới không còn người bóc lột người, một xã hội hết sức cao đẹp.

Tôi cho rằng lý tưởng của TN hiện nay là lý tưởng của Đoàn, các em có đồng ý không? (toàn bộ Hội trường vỗ tay rào rào)

Nhưng cần nói rằng, nếu ai còn băn khoăn về điều này thì hãy làm một người TN tốt, làm một công dân tốt, hãy lao động sáng tạo, hãy học tập, hãy rèn luyện, hãy yêu thương đồng bào, đồng đội đó là nét đẹp mà Đảng và Nhà nước đã giao cho...

Chúc các em thực hiện lý tưởng thành công.

Câu hỏi của bạn Trần Lệ Thủy từ Australia gửi từ địa chỉ email [email protected]: "Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước có rất nhiều chính sách để thu hút nhân tài, nhiều du học sinh Việt Nam đi du học đã ở lại nước ngoài, Chủ tịch nước có suy nghĩ gì về vấn đề này?

- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tôi khẳng định rằng Đảng và nhà nước tạo hiện nay đang những điều kiện tốt nhất cho các TN học tập trong nước cũng như du học ở nước ngoài, vì các em học tập về để phục vụ đất nước, nhưng nếu vì lý do nào đó các em chưa quay trở nước để xây dựng đất nước, thì không sao đâu, các em cứ bình tĩnh, các em cứ đóng góp ở nước ngoài, các em học tập thêm kinh nghiệm, rồi đến lúc nào đó các em có điều kiện về đất nước, đóng góp xây dựng đất nước, xây dựng tổ quốc, Tổ quốc luôn giang tay đón các em.

(Cả hội trường vỗ tay hưởng ứng)

Nguyễn Đắc Vinh, Giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, Hà Nội: Ngoài sự nỗ lực phấn đấu của thanh niên, thì thanh niên chúng tôi cũng xin được trao đổi rằng, không biết trong thời gian tới, Nhà nước vẫn sẽ hỗ trợ cho thanh niên phát triển?

- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một câu nói bất hủ "Đất nước chúng ta thịnh hay suy phần lớn là nhờ có công của thanh niên", do vậy Đảng và Nhà nước ta lúc nào cũng đánh giá cao vai trò của thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển. Do vậy, tôi khẳng định không có gì thay đổi trong quan điểm này. Đồng thời, xin nhắc nhở các bạn phải luôn luôn học tập, cố gắng không phụ niềm tin của Đảng và Nhà nước, nhân dân.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đặt câu hỏi ngược lại với thanh niên: Hoài bão, ước mơ của các bạn là gì? Đến giờ các bạn đã đạt được chưa? Và các bạn đang làm gì để hoàn thành hoài bão ấy?

- Lê Thanh Hành, Giảng viên Đại học Địa chất Mỏ HN: Chúng cháu luôn có hoài bão, ước mơ là làm cho đất nước của chúng ta phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, ví dụ như Nhật Bản. Và cháu cũng xin mạo muội khẳng định là mình đã hoàn thành được 60%, còn lại 40% ở phía trước.

Xin đặt câu hỏi đến Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Các bạn trong các nước ASIAN có thể dùng học bổng lo cho cuộc sống học tập, nhưng ở VN thì chưa, vì các bạn còn phải tự lo cho cuộc sống học tập, mưu sinh của mình. Không biết trong thời gian tới, chúng ta sẽ có những chính sách điều chỉnh nào?

- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân: Nhà nước đã tăng học bổng lên gấp đôi, các giới DN cũng đã lập thêm nhiều quỹ hỗ trợ... Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, chúng ta vẫn chưa có thể đảm bảo hết đời sống học tập, sinh hoạt từ học bổng. Song, chúng ta đang cải tổ tài chính của hệ thống giáo dục, để lập ra nhiều quỹ cho vay, giúp các bạn an tâm trong quá trình học tập và sau này đi làm sẽ trả lại sau.

Cũng theo kinh nghiệm của chúng tôi thì thấy rằng không phải nguồn cho vay nào cũng được thu hồi lại hoàn toàn, song đó sẽ là nguồn hỗ trợ rất lớn cho các bạn. Sắp tới, chúng tôi sẽ có dịp tổng kết lại hoạt động của ngành giáo dục trong nhiều năm qua, cũng nhằm biểu dương các đơn vị, cá nhân đã hỗ trợ cho quỹ giáo dục, tạo điều kiện ươm mầm cho các tài năng của đất nước.

Bạn Thanh Phú, quận 5: Chúng ta đang xây dựng nguồn nhân lực trẻ. Chủ trương của nhà nước như thế nào?

- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Chiến lược của Đảng và nhà nước ta là xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực trẻ. Quan trọng nhất của chúng ta là phát triển, đào tạo, đào tạo lại trong nước và nước ngoài, bằng nhiều nguồn như học bổng. Nhà nước mỗi năm tăng ngân sách đào tạo, mở rộng các trường, như ĐH Quốc gia Hà Nội đây. Các ngành các cấp, các địa phương cùng thực hiện chủ trương, chính sách đó, đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phùng Thị Thu Hà, Sở xây dựng Hà Nội: Đảng và Nhà nước có kỳ vọng gì với Thanh niên, SV? Đảng và Nhà nước có lời khuyên gì và kỳ vọng gì với các bạn trẻ ứng cử Đại biểu Quốc Hội? -

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
: Về vấn đề kỳ vọng, niềm tin của Đảng và Nhà nước với giới trẻ thì đã quá rõ ràng, không có gì để nói thêm. Chúng tôi rằng các bạn sẽ đáp ứng niềm tin ấy. Sắp tới, các bạn sẽ có cơ hội đóng góp nhiều hơn trong Quốc hội và các tổ chức chính trị khác. Tôi chỉ muốn khuyên các bạn hãy tự tin và khiêm tốn học tập để đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước.

- Nguyễn Cẩm Hằng, Bộ Công an: Chúng ta hiện nay nói nhiều đến hội nhập. Đối với thanh niên, chìa khóa hội nhập là gì? làm thế nào để hội nhập thành công?

- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Có rất nhiều yếu tố. Nhưng theo tôi, quan trọng hàng đầu: bản lĩnh và trí tuệ. Tôi mong lớp trẻ trau dồi điều đó để đi đến hội nhập nhanh chóng.

- Lê Ngọc Hà, ĐH Nông Nghiệp 1: Xin đặt câu hỏi với Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Xin bộ trưởng cho biết bao giờ và làm thế nào để bằng cấp VN được quốc tế công nhận?

- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Trên thế giới, không có một tổ chức quốc tế nào công nhận bằng cấp quốc tế mà là sự thừa nhận giữa các trường. Ngay trong một nước, việc thừa nhận bằng cấp giữa các trường cũng không hoàn toàn tương đương nhau. Bằng tốt nghiệp THPT VN ra nước ngoài có thể học ĐH được không? Bằng ĐH VN có thể học cao học nước ngoài được không? Được chứ! Nhưng có trường phải làm cuộc thi kiểm tra lại, đó là điều khả dĩ.

Do vậy, để bạn bè quốc tế công nhận nhiều hơn nữa bằng cấp của VN thì chúng ta phải nâng cao chất lượng đào tạo của đội ngũ giáo viên. Chúng ta có 52% thầy cô dạy ĐH chỉ đạt trình độ ĐH. Bộ đang trình Chính phủ đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ trong thời gian tới để nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên.

Bên cạnh đó, chúng ta học hỏi kinh nghiệm của các trường tiên tiến trên thế giới, như áp dụng nhiều mô hình giảng dạy hay, hoặc sắp tới chúng ta sẽ có 9 trường ĐH giảng dạy bằng tiếng Anh. Ngoài ra, ngành giáo dục cũng đang trên đà hoàn thiện cơ sở vật chất. Những điều ấy sẽ góp phần cho các trường đối tác đánh giá chất lượng đào tạo của chúng ta. Chúng tôi tin rằng trong thời gian gần tới, sẽ có nhiều trường trên thế giới công nhận bằng cấp giáo dục của VN. Chúng tôi xin hứa rằng Bộ GD sẽ đưa nền giáo dục của VN phát triển nhanh và hội nhập với thế giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI này.

Trần Vũ Duy Mẫn - Thành đoàn Đà Nẵng: Thí điểm thi chức danh lãnh đạo được làm tại Đà Nẵng rất thành công. Nếu triển khai rộng việc này sẽ tạo một sự công minh, nhiều người ủng hộ. Đảng và nhà nước chủ trương vấn đề này như thế nào?

- Ông Trần Văn Tuấn - Bộ trưởng Bộ nội vụ: Tuyển công chức ở nước ta có quy trình cụ thể. Vừa qua, Đà Nẵng thí điểm thi công chức, quản lý công khai. Bộ Nội vụ hướng tới việc tạo điều kiện cho bạn trẻ học giỏi, có trình độ thi vượt bậc vào chuyên viên chính, giảng viên chính... không theo quy trình. Các bạn trẻ nếu trau dồi tốt, thấy đủ sức có thể tham gia.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bổ sung
: Thi công chức là việc làm cần thiết. Nhưng theo tôi, cán bộ không chỉ giỏi nghiệp vụ mà phải có tâm, có tấm lòng vì dân vì nước. Thi để xem cán bộ cái tài có đồng hành với cái tâm không. Các đồng chí có đồng ý như vậy không?

(Cả hội trường vỗ tay đồng tình).

- Đinh Xuân Tùng, đại diện khối Dân vận: Xin Chủ tịch nước cho biết, để giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập thì vấn đề gì là quan trọng nhất?

- Bộ trưởng Bộ văn hóa - Thông tin Lê Doãn Hợp: Tôi xin trả lời như sau: nếu chúng ta muốn hội nhập thành công thì chúng ta phải đưa hai bàn tay ra thế giới bên ngoài, một bàn tay là kinh tế - mà biểu hiện là sức mạnh của giới DN; một tay là chính trị, mà biểu hiện trọn vẹn nhất là văn hóa.

Văn hóa có 3 điều phải quan tâm: thứ nhất là văn hóa ứng xử, thể hiện nếp sống và sức thu hút của dân tộc; thứ hai là văn hóa gia đình, đó là nền tảng cho sự phát triển của con người và XH; thứ ba là văn hóa dân tộc (gồm văn hóa vùng miền và các cộng đồng dân tộc). Chúng ta nếu bảo đảm tốt cho ba vấn đề này sẽ

- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tôi xin bổ sung thế này. Đất nước chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhưng vẫn tồn tại oai hùng. Suy cho cùng, đó là vì chúng ta vẫn bảo tồn được văn hóa, là truyền thống đoàn kết - ý chí quật cường, một lòng một dạ vì Tổ Quốc. Chúng ta phải cố gắng phát huy và giữ gìn truyền thống văn hóa này - nhất là trong bối cảnh mới.

- Nguyễn Văn Quý, Học viện chính trị: Muốn phát triển khoa học công nghệ cần nhiều yếu tố, trong đó có thị trường công nghệ. Đến khi nào đất nước ta có thị trường khoa học công nghệ?-

- Bộ trưởng bộ Khoa học và công nghệ Hoàng Văn Phong: Thị trường CN là một công đoạn quan trọng, tạo ra một nhu cầu thực sự đối với lãnh vực nghiên cứu, tức là đặt ra được cái cầu lớn. Không có cái cầu này thì không giải quyết được vấn đề sản xuất kinh doanh đất nước. Cơ hội nhưng cũng là thách thức. Thị trường công nghệ tạo cầu kích thích: có kẻ mua, người bán. Ngoài ra còn phải có hàng hóa.

Thời gian qua, Quốc hội chúng ta tạo nền tảng phát triển quan trọng, Chủ tịch nước ký ban hành luật chuyển giao ban hành, bảo hộ hàng hóa, thừa nhận ý tưởng, hàng hóa. Để hàng hóa trở thành thị trường thì cần thời gian. Thị trường tiền tệ mới được công nhận 20 năm nay; tương tự thị trường chứng khoán mới được công nhận 7 năm nay, nói vậy để thấy rằng phải có căn cứ khoa học thì mới thành thị trường. Theo tôi, khi nào 1/2 viện, trung tâm nghiên cứu tham gia thị trường mua bán và 1/2 doanh nghiệp tham gia việc giao dịch thì thị trường công nghệ mới bắt đầu đều đặn và phát triển.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết mời Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo Nguyễn Thiện Nhân bổ sung.

- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Thời làm ở TP.HCM chúng tôi có nhiều trăn trở: doanh nghiệp thích sản phẩm công nghệ, bảo mua nhưng làm xong mới mua. Vậy ai cung cấp tiền để làm? Chúng tôi chọn giải pháp: các trường trình bày, Sở KHCN ứng tiền làm, doanh nghiệp theo dõi quá trình. Khó khăn thứ nhất "tiền đâu" đã giải quyết được. Vừa qua chúng ta cũng đã có chợ công nghệ thiết bị, phát triển thành chợ truyền thống, rồi chúng ta có chợ trên mạng. Hiện nay chúng ta đã có 3.000 thiết bị giao dịch để bán.





Câu hỏi của bạn SV tại Hội trường D2 ĐH Cần Thơ: KV ĐBSCL được đánh giá đời sống

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: ĐB SBC: là TT kinh tế lớn của đất nước, đặc biệt là lúa gạo lương thực thực phẩm, có nhiều mặt phát triển. Nhưng về mặt giáo dục, y tế, văn hóa xã hội còn một số hạn chế. Đời sống của đồng bào ở đây phong phú chủ yếu về LTTP, còn một bộ phận sống trên sông nước.

Nhà nước nhà tranh vách lá, đơn sơn lắm, gió bão đi qua chịu không nổi. Trước tình hình bây giờ, Đảng và Nhà nước đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo, tập trung chỉ dạo cho đời sống của ĐBSCL.

Đảng và nhà nước đã có nhiều nghị quyết đề án để phát triển ĐB, có nhiều đề án phát triển tích cực.

Ban chỉ đạo miền Tây Nam Bộ giúp cho Đảng NN trực tiếp chỉ đạo điều hành trực tiếp công viêc tại đây. Các yếu kém các đ/c vừa nêu nằm trong vấn đề ĐNN cần khắc phục. Con đường đang làm thứ hai, mở tuyến tiếp, đời sống giao GD, YT - VH được nâng cao, KHV Nhà nước, dân sẽ tập trung cao hơn để định cuộc sống. Những yếu kém này đang trên đà phát triển, kinh tế phát triển, các mặt văn hóa cũng sẽ phát triển.

Bạn Doãn Trung Tuấn (Khối Công nhiệp Hà Nội) hỏi : Thưa Chủ tịch, thực hiện NQ TƯ 3 khóa 9 về đổi mới sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước vừa qua đã có một số kết quả, đời sống người lao động đã được nâng lên một bước. Nhưng thực tế hiện nay, khi người lao động, công nhân được mua cổ phần, sau đó không giữ được và bán cho tư nhân. Như vậy, Đảng và Nhà nước có cách nào để quá trình cổ phần hóa không trở thành tư nhân hóa ?

- Chủ tịch nước : Đây là một câu hỏi thú vị, nhưng rất là khó. Chủ trương bán cổ phần cho công nhân là đúng đắn, nhưng hiện chúng ta không có cơ chế để ràng buộc nên công nhân họ bán đi là quyền của người ta. Tư nhân họ mua, do vậy dễ dẫn đến việc cổ phần hóa biến thành tư nhân hóa.

Thứ hai là quá trình cổ phần hóa hiện nay nhiều doanh nghiệp chua tính đến vấn đề thương hiệu.

Thú ba la đất đai, hiện chúng ta cho thuê với giá rẻ. Có doanh nghiệp giá cổ phiếu hiện tăng rất mạnh, người ta nói là giá ảo nhưng cũng có một phần thật.

Sắp tới chúng ta sẽ từng bước khắc phục và hoàn thiện những vấn đề này.



* Vũ Quang Hưng, đại diện Bộ công an: Hiện nay Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực phòng chống tham nhũng, nhưng hiện tượng vẫn còn và ngày càng trở nên tinh vi, vậy Đảng và Nhà nước có biện pháp gì để triệt tiêu nó không?

- Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
: Tham nhũng hiện nay đang là vấn đề được dư luận trong nước và nước ngoài hết sức quan trọng, đặc biệt Đảng và Nhà nước đã có những nghị quyết và quyết tâm phòng chống tham nhũng.

Trươc hết tôi muốn nói với các bạn rằng, tham nhũng ở đâu cũng có, không riêng gì Việt Nam. Ngay các nước gần chúng ta, các lãnh đạo từ hàm thứ tưởng, Bộ trưởng đều bị cách chức vì tham nhũng.

Chúng ta phải khẳng định rằng, Việt Nam không phải là nước tham nhũng nhất thế giới. Phải nói rằng, cán bộ Đảng viên chúng ta đã kiên cường trong giải phóng dân tộc.Đó là bản lĩnh, trí tuệ của người VN.

Theo tôi, trước hết tham nhũng do chúng ta quản lý lỏng lẻo, yếu kém. Cho nên, có những người không có lòng tham, nhưng đến lúc nào đó cũng cầm lòng không nổi. Do trình độ quản lý của chúng ta quá yếu kém.

Còn ở các nước khác, muốn tham nhũng cũng không được. Vì vậy, một mặt phải đấu tranh với nó, mặt khác phải nâng cao trình độ quản lý. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã thành lập ba nhóm chống tham nhũng toàn quốc, có thể nói mạnh nhất từ trước tới nay do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu với sự tham gia của các lãnh đạo các ngành. Hoạt động thời gian vừa qua đã rất tích cực.

Tôi mong các bạn cùng chống tham nhũng ngay tại cơ quan, đơn vị của mình. Nếu mỗi người trong chúng ta đều nghiêm túc chống tham nhũng ngay ở CQ, địa phương mình thì sẽ có tác dụng rất tốt trên toàn quốc.

Lan Anh, ĐH Tài Chính: Hiện nay bộ phận sinh viên đang cố gắng và nỗ lực học tập. Nhưng việc làm là bài toán khó, không có lời giải. NN có kế hoạch, chính sách như thế nào giúp cho chúng cháu trong việc tìm việc làm sau khi ra trường?

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng: Trước khi trả lời câu hỏi tôi xin điểm qua về tình hình lao động của Việt Nam. Dân số hiện nay nước ta là 85 triệu người. Trong đó, 50% lao động trong độ tuổi, lực lượng TN chiếm 35%, tỉ lệ qua đào tạo là 27% (2006, 19%).

400 ngàn lao động di chuyển giữa LĐ và DN. Lực lượng lao động tương đối trẻ so với thế giới, nhưng tỉ lệ được đào tạo là thấp so với các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia.

Các giải pháp về khung pháp luật, Luật lao động đã được ban hành từ 1995, hai lần sửa đổi, cơ bản đã kịp và hội nhập với thế giới.

2006 nước ta có luật BHXH, luật dạy nghề, luật đưa lao động đưa ra nước ngoài. Xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động.

Chính sách phát triển KTXH, PT kinh tế trong phát triển nghề, đánh bắt xa bờ... tất cả các chương trình đề tạo ra việc làm hàng năm, giải quyết được 1,1 triệu lao động.

Quỹ QG giải quyết việc làm, giúp 300 - 400 nghìn lao động.

Một kênh giải quyết việc làm nữa là xuất khẩu LĐ. Trình độ chuyên môn tay nghề và ngoại ngữ của lao động ta chưa được tốt. Mỹ, Canada, Hàn Quốc lúc nào cũng thiếu lao động.

Trình độ tay nghề kém, trình độ ngoại ngữ chưa tốt. S o với các nước, VN rất kém về ngoại ngữ. Có nhiều cánh cửa được mở ra, quan trọng là chính sách đào tạo và các bạn học như thế nào.

Tôi xin đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ trong việc định hướng công việc của mình:

1. Chọn ngành nghề, xu hướng thế giới và XH cần.

2. Học cố gắng học cho giỏi, luyện kỹ thuật tay nghề cao, nâng cao trình độ kiến thức, trình độ ngoại ngữ giao tiếp.

Chúc các bạn TN đạt được ý nguyện của mình.

Một bạn đọc gửi email: "Có người cho WTO là một bó hoa hồng đầy gai, mà chúng ta tự viễn vông ôm lấy một cách tích cực với mong muốn là thời cơ cho đất nước. Tuy nhiên có nhiều sự kiện quốc tế trong thời gian qua như bán phá giá, nhãn mác hàng hóa, quyền lợi cá nhân, v.v. gây tổn thất cho doanh nghiệp và ở một góc nào đó còn cả sự tin cậy của một quốc gia. Giải pháp của VN về vấn đề này như thế nào?".

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Ví von trong câu hỏi của bạn rất vui. Bất cứ thành công nào, thắng lợi nào cũng phải trải qua, khó khăn, hi sinh mất mát. Không có một thắng lợi nào đạt được dễ dàng đâu.

Vì vậy, chúng ta muốn đất nước phát triển, chúng ta gia nhập WTO, vào sân chơi bình đẳng để chúng ta có điều kiện, chúng ta cạnh tranh một cách hợp pháp, lành mạnh và phát triển đất nước.

Nhưng vào đây, đi liền với những thuận lợi, thời cơ thì cũng có nhiều khó khăn, thách thức. Thách thức ghê gớm lắm. 150 thành viên của WTO không phải ai cũng phát triển cả... Tôi nói là khó lắm chứ không phải đơn giản, nhưng không vào đây chúng ta sẽ không có cơ hội để mà phát triển. Vào đây để chấp nhận những khó khăn thách thức. Nếu khó khăn thách thức này là bó hoa hồng đầy gai, thì với bản lĩnh và trí tuệ của VN, chúng ta tin rằng sẽ về đến đích thắng lợi.

Trong quá trình đàm phán chúng ta có những vấn đề đặt ra, vấn đề bảo lưu từng năm một, không phải một lúc đâu, mặt hàng này năm nay, mặt hàng khác năm sau nữa, như thế là một lộ trình gia nhập WTO, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của VN.

Mặt khác, chúng ta phải nỗ lực một cách toàn diện, các DN vào sân chơi này phải làm ăn nghiêm chỉnh, phải vươn lên cạnh tranh ngang ngửa với các DN trong khối.

Quá trình này khiến một số DN sẽ không tồn tại nổi, phải chuyển sang kinh doanh nghề nghề khác, còn số khác sẽ phát triển. Phải chấp nhận mất mát và hi sinh, khẩn trương đào tạo các đội ngũ lãnh đạo am hiểu về kinh tế để làm ăn với người ta.

Đặc biệt, chúng ta tưởng gia nhập vào WTO sẽ "khỏe" hơn đối với những ngành như ngành tư pháp. Nhưng ngay cả tòa án, các ngành kiểm sát , tư pháp cũng phải tự nâng mình lên. Một là phải tuân thủ các thông lệ quốc tế, mình phải am hiểu , có những vụ việc phải tranh luận với quốc tế.

Nếu chúng ta không am hiểu luật pháp quốc tế không có đủ trình độ và bản lĩnh kể cả ngoại ngữ nữa thì không thể đứng vững được. Cho nên vào WTO đầy rẫy những khó khăn nhưng trước mắt chúng ta cũng là một triển vọng hết sức tốt đẹp đòi hỏi mỗi người mỗi lúc đều phải xem xét lại mình, những gì trì trệ chúng ta phải thay đổi.

Những cán bộ không phù hợp chúng ta phải thay đổi và chúng ta khẩn trương để đào tạo đội ngũ đáp ứng yêu cầu mới. Khó khăn và trở ngại là vậy, nhưng chúng ta chắn chắn sẽ hội nhập thành công và chúng ta về đích với thắng lợi hoàn toàn.

Đây là câu hỏi cuối cùng của buổi giao lưu dài 2 tiếng đồng hồ. Sau đó là những tâm sự của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết phát biểu kết thúc cuộc đối thoại:

Tôi cảm thấy hai tiếng đồng hồ trôi qua nhanh quá. Có nhanh không ạ?Tôi cảm thấy nhanh quá, tôi vẫn còn lưu luyến và các bạn trẻ ở đây vẫn còn lưu luyến, chưa muốn chia tay.

Trong hai tiếng đồng hồ, các đồng chí đã đưa ra nhiều câu hỏi trí tuệ, sâu sắc làm cho buổi trao đổi hôm nay sôi động, thẳng thắn, chân tình. Tôi vui mừng vì các bạn trẻ rất quan tâm tới buổi trao đổi này, không chỉ trong Hội trường này mà còn trên khắp cả nước.

Buổi gặp gỡ hôm nay kết thúc, nhưng việc trao đổi, đối thoại giữa chúng ta với nhau không bao giờ kết thúc. Các bạn có đồng ý không ạ?

(Cả hội trường vỗ tay vang dội).

Tôi hy vọng những tình cảm và những trao đổi giữa chúng tôi và các bạn trẻ là không bao giờ kết thúc. Vì vậy, tôi khẳng định và mong muốn chúng ta tiếp tục có thêm nhiều cuộc đối thoại và với nhiều hình thức như thư từ, trao đổi, gặp gỡ trực tiếp với Chủ tịch nước hoặc với lãnh đạo các Bộ, ngành.

Tôi sẽ cố gắng trả lời các ý kiến của các bạn trẻ và cố gắng làm tốt công việc đó để cho mối quan tâm, các cuộc trao đổi trở nên gần gũi hơn.

Tôi cũng tiết lộ với các bạn trẻ, thỉnh thoảng tôi cũng có nhiều dịp gặp những bạn trẻ ở đây, ví dụ như Đặng Lê Nguyên Vũ. Mấy lần gặp gỡ Đặng Lê Nguyên Vũ, tôi thấy Đặng Lê Nguyên Vũ có nhiều ý kiến đề xuất không chỉ cho các bạn trẻ, mà đề xuất những ý kiến cho chủ trương, chính sách đối với Đảng và Nhà nước. Tôi thấy cái đó hay lắm. Có những việc có thể tiếp nhận được ngay, có những việc chưa tiếp nhận được ngay, nhưng những tư tưởng, suy nghĩ đó cần được khuyến khích. Tư tưởng đó tôi cũng đã gặp ở những bạn trẻ ở đây.

Tôi mong muốn rằng, giữa chúng ta không có gì ngăn cách, hạn chế mặc dù công việc mỗi người có khác nhau. Nhưng chúng ta làm sao cho có dịp trao đổi với nhau. Điều đó không chỉ giúp các bạn trẻ, mà còn giúp cho cả tôi và các Bộ trưởng để hiểu được người dân, các bạn trẻ mong muốn gì, công việc của mình đã đáp ứng được chưa.

Cho nên, qua những trao đổi hôm nay, mỗi người đều tự rút ra cho mình những điều sâu sắc nhất, tâm đắc nhất, gần gũi, gắn liền với mình. Bản thân tôi cũng rút ra được những điều tâm đắc nhất và hiểu thêm nhân dân và bạn trẻ mong muốn gì. Mặc dù, tại đây chưa thể nói hết được, nhưng tôi đã hiểu những điều mà bạn trẻ gửi gắm và từ đó nhắc nhở mình làm cho tốt hơn.


(theo Tiền Phong)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bình luận (2)

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
trời ơi sáng nay tui ngồi nghe cả buổi , tưởng đối thọi gì hay ho , toàn tâng bốc nói tốt cho nhau không , đúng là "thanh niên việt nam dưới mái trường xã hội chủ nghĩa" , hỏi năm câu ba sợi toàn cái biết rồi chẳng đáng để nghe , mất thì giờ. Gọi là thanh niên Việt nam cho oai , chứ cái đám ấy có đại diện hết cho thanh niên Việt nam đâu , ngó qua ngó lại toàn là bọn Đoàn viên , bộ đội , công an trẻ không hà , thử hỏi cái đám này mà hỏi cái gì cho nó ra hồn , có dám nói cái gì " thẳng cánh cò bay" đâu .
 

thoigiantroi

New Member
Micdac yeu quy a, sao phai noi tieu cuc nhu vay? Thua nhan la da so thanh nien Vn noi thi nhieu nhung it lam nen viec gi to tat. Tuy nhien dau can phai phan xet kinh nhu vay? Cung co nhieu nguoi lam nen su nghiep cho ca dat nuoc, duoc ban be the gioi kinh phuc. Bai viet hy vong minh nhin va hieu mot khia canh cua dat nuoc minh, ca nhung tich cuc va tieu cuc.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top