Dịch corona đã làm đảo lộn cuộc sống của mọi người. Với những người đang chuẩn bị đi Nhật cũng không phải là một ngoại lệ. Hồ sơ bị ngâm lại. Lịch bay liên tục bị hoãn. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú hết hạn. Tiền vay làm chi phí đi Nhật đã sắp đến hạn phải trả lãi mà lịch bay vẫn mịt mờ. Hàng ngày báo đài và mạng xã hội dồn dập đưa tin số người nhiễm Covid-19 ở Nhật ngày càng tăng.
Trước tình trạng này có lẽ sẽ có nhiều người phân vân liệu có nên đi Nhật nữa hay bỏ cuộc giữa chừng? Có lẽ có nhiều trường hợp dù người đi vẫn muốn đi vì tiếc công, tiếc tiền đã bỏ ra làm giấy tờ nhưng gia đình(bố, mẹ,v ợ, chồng) lại lo lắng và phản đối. Ngược lại cũng sẽ có tình huống người đi muốn bỏ cuộc nhưng gia đình lại khuyên nhủ nên cố gắng đi. Có lẽ nhiều người sẽ rơi vào tình cảnh " Đi thì cũng dở, ở không xong".
Với kinh nghiệm 20 năm ở Nhật, có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, hiện tại vẫn đang ở Osaka, một trong những vùng thuộc đối tượng cảnh báo đặc biệt của Nhật, người viết xin nêu ra một vài ý kiến cá nhân với hy vọng giúp những người đang băn khoăn lo nghĩ có thêm một góc nhìn khác. Cũng hy vọng là qua đây gia đình của những người sắp đi Nhật sẽ có thêm chút ít thông tin để dựa vào đó phản đối hay tán thành việc người thân sắp đi Nhật trong mùa dịch covid-19.
Điều tôi muốn nói rõ đầu tiên đó là vi rút vẫn còn đó. Xin mượn lời Thủ tướng Nhật: “ Vi rút chưa biến mất mà vẫn còn đó”. Đúng vậy! Nhật đã nới lỏng tình trạng khẩn cấp và sắp tới có thể sẽ là gỡ bỏ trên phạm vi toàn quốc , nhưng không vì thế mà vi rút sẽ biến mất khỏi đất Nhật. Và việc nới lỏng hay gỡ bỏ tuyên bố khẩn cấp càng không phải là minh chứng cho việc vi rút đã biến mất. Tuyên bố tình trạng khẩn cấp chỉ là một biện pháp để hạn chế sự bùng phát của vi rút. Và gỡ bỏ tuyên bố là cách để hạn chế ảnh hưởng của vi rút lên kinh tế mà thôi. Nếu đem ví dụ với từng cá nhân thì tuyên bố tình trạng khẩn cấp như ta thấy bệnh nguy hiểm và hạn chế đi làm. Nhưng không đi làm sẽ không có cái để nuôi sống bản thân nên đến một lúc nào đó ta phải chấp nhận rủi ro để tiếp tục đi làm- đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của dạ dày. Nói ngắn gọn thì như nhiều nơi trên thế giới, tại Nhật vi rút vẫn hiện hữu đâu đó. Nguy cơ lây nhiễm sẽ xảy ra với bạn bất cứ khi nào.
Điểm thứ hai tôi muốn nói đó là so với Việt Nam thì nguy cơ lây nhiễm ở Nhật sẽ cao hơn. So sánh số người bị nhiễm ở Nhật là 16000 người so với vài trăm người ta cũng sẽ nhìn ra điều đó. Ngoài ra ý thức phòng chống vi rút của người Nhật cũng khác người Việt ở chỗ do suy nghĩ ưu tiên cho công việc nên họ sẽ bất chấp rủi ro mà đi làm( hay bắt lao động đi làm).
Từ hai điểm trên đây tôi muốn nhấn mạnh lại một điều là: rủi ro lây nhiễm ở Nhật vẫn còn đó. Bạn chỉ thực sự an toàn khi có vắc xin trị được corona mà thôi! Vì vậy nếu bạn muốn đảm bảo 100% không bị lây nhiễm corona tại Nhật thì nên từ bỏ/ huỷ ngay việc đi Nhật để tìm hướng đi mới. Và cũng không cần phải mất công đọc phần tiếp theo của bài viết này nữa.
Bạn còn đọc tiếp có nghĩa là bạn chưa quyết định bỏ cuộc. Vậy thì chúng ta quay lại chủ đề chính. Để cho dễ hiểu tôi sẽ chia những người sắp đi Nhật ra ba nhóm. Đó là: Nhóm đang chuẩn bị đi Nhật, Nhóm đã nộp giấy tờ và chưa ra kết quả, Nhóm đã có visa và chờ bay.
1/Nhóm đang chuẩn bị đi Nhật:
Đây là nhóm bao gồm các bạn có ý định đi Nhật nhưng chưa tham gia phỏng vấn hay đã tham gia phỏng vấn nhưng chưa đậu và vẫn chờ cơ hội.
Do tình hình corona đang diễn biến phức tạp. Và chắc chắn một điều là hậu corona Nhật Bản sẽ cần thời gian để phục hồi kinh tế. Tình hình sẽ bất ổn. Vì vậy nếu chưa đậu đơn các bạn không nên vội mà nên quan sát tình hình rồi hãy quyết. Với những bạn vẫn muốn đi Nhật thì nên học tiếng Nhật và chờ. Với những bạn không mặn mà với việc đi Nhật thật sự thì tôi khuyên các bạn bỏ cuộc càng sớm càng tốt.
Kinh tế Nhật sẽ xấu đi sau corona. Nhưng Nhật sẽ cần lao động cho quá trình phục hồi kinh tế hậu corona. Đây sẽ là cơ hội cho ai muốn đi Nhật thật sự.
2/Nhóm đã phỏng vấn đậu và đã nộp hồ sơ nhưng chưa ra giấy chứng nhận tư cách lưu trú(COE):
Hiện tại mọi thứ đình trệ. Máy bay không bay. Nhập cảnh bị hạn chế. Do đó mà có cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú thì cũng không thể bay ngay được. Do vậy mà Cục quản lý xuất nhập cảnh trì hoãn việc cấp phép. Dẫn đến tình trạng lao động phải chờ lâu hơn thường lệ.
Đây là tình trạng chung trong đại dịch covid-19. Chắc chắn công phía Nhật hay công ty môi giới và cả lao động không ai mong muốn nó xảy ra cả.
Vì vậy bây giờ việc mà nhóm này nên làm là bình tĩnh chờ đợi. Trong thời gian chờ đợi thì trau dồi tiếng Nhật.
Bạn cũng có thể lên yêu cầu công ty môi giới huỷ đơn nhưng đây là cách làm không có lợi cho bản thân bạn. Thứ nhất huỷ đơn sẽ mất cọc( theo hợp đồng). Thứ hai huỷ đơn sau khi giấy đã trình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi Nhật về sau của bạn.
Gần đây tôi thấy xảy ra nhiều vụ lao động kéo lên văn phòng công ty môi giới để đòi lại tiền, đòi huỷ đơn vì chờ mãi không ra giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Nếu như sau khi huỷ đơn bạn được hoàn lại toàn bộ chi phí và bạn có cách nào đó đi Nhật ngay thì cũng nên làm. Nhưng thực tế huỷ đơn bạn sẽ mất cọc. Việc đi Nhật thì vẫn phải chờ. Chưa thể đi ngay được.Vậy thì tại sao lại không chờ chứ!?
3/Nhóm đã ra giấy chứng nhận tư cách lưu trú, được cấp visa và đang chờ bay:
Nhóm này bao gồm những người đã có giấy chứng nhận tư cách lưu trú và chưa xin visa và cả những người đã xin được visa đang chờ bay.
Có thể nói đây là nhóm nôn nóng nhất và cũng là nhóm có ít người muốn bỏ cuộc nhất.
Với nhóm này có vấn đề mọi người quan tâm nhất là khi nào bay được. Liệu visa có bị huỷ không? Câu trả lời đơn giản là khả năng visa bị huỷ vì hết hạn rất thấp. Bởi lẽ Nhật sẽ có chính sách để giải quyết vân đề này. Do đó không cần phải lo lắng việc visa hết hạn nên không bay được. Hết hạn có thể xin lại.
Còn một nguy cơ nữa là công ty tiếp nhận( nơi làm việc) bị phá sản và bị huỷ hay hoãn bay. Khả năng này thì có thể xảy ra. Với trường hợp này thì vẫn còn một cơ hội nữa là yêu cầu phía Nhật tìm công ty tiếp nhận mới. Tất nhiên sẽ mất thời gian.
Nói ngắn gọn thì bây giờ thứ cần nhất là :Kiên trì, bình tĩnh, sáng suốt! Bỏ cuộc vào thời điểm này người thiệt nhất chính là bản thân người đi.
Trên đây là ý kiến dành riêng cho từng nhóm. Trước khi kết thúc, tôi xin nêu ra vài gợi ý chung cho tất cả mọi người.
Mỗi người có một hoàn cảnh riêng nên không thể áp dụng một công thức chung cho tất cả. Thay vào đó người trong cuộc cần bình tĩnh cân nhắc để đưa ra quyết định. Người thân có thể góp ý nhưng có lẽ quyết định cuối cùng nên dành cho bản thân người trong cuộc. Tiếp tục chờ hay bỏ cuộc hãy để cho người trong cuộc quyết định. Người thân không nên vì quá lo cho con em mình mà lại quyết định thay.
Hiện nay thông tin rất nhiều nhưng cũng có nhiều thông tin bị bóp méo sai sự thật. Vì thế hãy tìm những nguồn thông tin đáng tin cậy để tham khảo và đưa ra quyết định. Cũng cần sáng suốt để tránh bị dư luận làm lung lay ý chí, dẫn đến những quyết định sai lầm. Người viết thấy có nhiều thông tin kiểu như “Nhật Bản tăng lương để thu hút lao động Việt Nam”, “ Lao động Việt Nam tại Nhật có quyền lợi x,y,z”. Nhưng đa số những tin này đều bị bóp méo nhằm mục đích nào đó. Nhật Bản có nhiều chính sách dành cho lao động nước ngoài nhưng ít khi chỉ đích danh “ lao động Việt Nam”. Nếu có chính sách dành cho lao động Việt Nam thì đó là những chính sách chế tài nhằm hạn chế vấn đề nào đó do lao động Việt Nam gây ra chứ không phải là ưu tiên.
Thay vì hoang mang lo lắng thì nên tập trung học tiếng Nhật. cập nhật thông tin về Nhật Bản, ôn lại kiến thức chuyên môn để chuẩn bị thật tốt cho việc qua Nhật sắp tới.
Có lẽ có bạn sẽ hỏi tôi “Hãy cho lời khuyên có nên qua Nhật hay không?”. Câu trả lời ngắn gọn của tôi là: Có!
Cho dù không có corona đi nữa, không sang Nhật đi nữa thì xung quanh chúng ta vẫn đầy rẫy rủi ro. Vốn dĩ thế giới muôn màu của chúng ta là nguồn của hàng triệu, hàng tỷ sự rủi ro. Từ khi thành hình trong bụng mẹ con người chúng ta đã buộc phải làm bạn với rủi ro. Vậy thì sao lại phải sợ rủi ro corona đến mức phải từ bỏ cả những ước mơ bạn đã mất bao công sức chuẩn bị chứ? Đây cũng là lời nhắn nhủ thay cho lời cảm ơn tôi muốn gửi đến bạn vì đã đọc hết bài viết này.
Với kinh nghiệm 20 năm ở Nhật, có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, hiện tại vẫn đang ở Osaka, một trong những vùng thuộc đối tượng cảnh báo đặc biệt của Nhật, người viết xin nêu ra một vài ý kiến cá nhân với hy vọng giúp những người đang băn khoăn lo nghĩ có thêm một góc nhìn khác. Cũng hy vọng là qua đây gia đình của những người sắp đi Nhật sẽ có thêm chút ít thông tin để dựa vào đó phản đối hay tán thành việc người thân sắp đi Nhật trong mùa dịch covid-19.
Điều tôi muốn nói rõ đầu tiên đó là vi rút vẫn còn đó. Xin mượn lời Thủ tướng Nhật: “ Vi rút chưa biến mất mà vẫn còn đó”. Đúng vậy! Nhật đã nới lỏng tình trạng khẩn cấp và sắp tới có thể sẽ là gỡ bỏ trên phạm vi toàn quốc , nhưng không vì thế mà vi rút sẽ biến mất khỏi đất Nhật. Và việc nới lỏng hay gỡ bỏ tuyên bố khẩn cấp càng không phải là minh chứng cho việc vi rút đã biến mất. Tuyên bố tình trạng khẩn cấp chỉ là một biện pháp để hạn chế sự bùng phát của vi rút. Và gỡ bỏ tuyên bố là cách để hạn chế ảnh hưởng của vi rút lên kinh tế mà thôi. Nếu đem ví dụ với từng cá nhân thì tuyên bố tình trạng khẩn cấp như ta thấy bệnh nguy hiểm và hạn chế đi làm. Nhưng không đi làm sẽ không có cái để nuôi sống bản thân nên đến một lúc nào đó ta phải chấp nhận rủi ro để tiếp tục đi làm- đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của dạ dày. Nói ngắn gọn thì như nhiều nơi trên thế giới, tại Nhật vi rút vẫn hiện hữu đâu đó. Nguy cơ lây nhiễm sẽ xảy ra với bạn bất cứ khi nào.
Điểm thứ hai tôi muốn nói đó là so với Việt Nam thì nguy cơ lây nhiễm ở Nhật sẽ cao hơn. So sánh số người bị nhiễm ở Nhật là 16000 người so với vài trăm người ta cũng sẽ nhìn ra điều đó. Ngoài ra ý thức phòng chống vi rút của người Nhật cũng khác người Việt ở chỗ do suy nghĩ ưu tiên cho công việc nên họ sẽ bất chấp rủi ro mà đi làm( hay bắt lao động đi làm).
Từ hai điểm trên đây tôi muốn nhấn mạnh lại một điều là: rủi ro lây nhiễm ở Nhật vẫn còn đó. Bạn chỉ thực sự an toàn khi có vắc xin trị được corona mà thôi! Vì vậy nếu bạn muốn đảm bảo 100% không bị lây nhiễm corona tại Nhật thì nên từ bỏ/ huỷ ngay việc đi Nhật để tìm hướng đi mới. Và cũng không cần phải mất công đọc phần tiếp theo của bài viết này nữa.
Bạn còn đọc tiếp có nghĩa là bạn chưa quyết định bỏ cuộc. Vậy thì chúng ta quay lại chủ đề chính. Để cho dễ hiểu tôi sẽ chia những người sắp đi Nhật ra ba nhóm. Đó là: Nhóm đang chuẩn bị đi Nhật, Nhóm đã nộp giấy tờ và chưa ra kết quả, Nhóm đã có visa và chờ bay.
1/Nhóm đang chuẩn bị đi Nhật:
Đây là nhóm bao gồm các bạn có ý định đi Nhật nhưng chưa tham gia phỏng vấn hay đã tham gia phỏng vấn nhưng chưa đậu và vẫn chờ cơ hội.
Do tình hình corona đang diễn biến phức tạp. Và chắc chắn một điều là hậu corona Nhật Bản sẽ cần thời gian để phục hồi kinh tế. Tình hình sẽ bất ổn. Vì vậy nếu chưa đậu đơn các bạn không nên vội mà nên quan sát tình hình rồi hãy quyết. Với những bạn vẫn muốn đi Nhật thì nên học tiếng Nhật và chờ. Với những bạn không mặn mà với việc đi Nhật thật sự thì tôi khuyên các bạn bỏ cuộc càng sớm càng tốt.
Kinh tế Nhật sẽ xấu đi sau corona. Nhưng Nhật sẽ cần lao động cho quá trình phục hồi kinh tế hậu corona. Đây sẽ là cơ hội cho ai muốn đi Nhật thật sự.
2/Nhóm đã phỏng vấn đậu và đã nộp hồ sơ nhưng chưa ra giấy chứng nhận tư cách lưu trú(COE):
Hiện tại mọi thứ đình trệ. Máy bay không bay. Nhập cảnh bị hạn chế. Do đó mà có cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú thì cũng không thể bay ngay được. Do vậy mà Cục quản lý xuất nhập cảnh trì hoãn việc cấp phép. Dẫn đến tình trạng lao động phải chờ lâu hơn thường lệ.
Đây là tình trạng chung trong đại dịch covid-19. Chắc chắn công phía Nhật hay công ty môi giới và cả lao động không ai mong muốn nó xảy ra cả.
Vì vậy bây giờ việc mà nhóm này nên làm là bình tĩnh chờ đợi. Trong thời gian chờ đợi thì trau dồi tiếng Nhật.
Bạn cũng có thể lên yêu cầu công ty môi giới huỷ đơn nhưng đây là cách làm không có lợi cho bản thân bạn. Thứ nhất huỷ đơn sẽ mất cọc( theo hợp đồng). Thứ hai huỷ đơn sau khi giấy đã trình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi Nhật về sau của bạn.
Gần đây tôi thấy xảy ra nhiều vụ lao động kéo lên văn phòng công ty môi giới để đòi lại tiền, đòi huỷ đơn vì chờ mãi không ra giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Nếu như sau khi huỷ đơn bạn được hoàn lại toàn bộ chi phí và bạn có cách nào đó đi Nhật ngay thì cũng nên làm. Nhưng thực tế huỷ đơn bạn sẽ mất cọc. Việc đi Nhật thì vẫn phải chờ. Chưa thể đi ngay được.Vậy thì tại sao lại không chờ chứ!?
3/Nhóm đã ra giấy chứng nhận tư cách lưu trú, được cấp visa và đang chờ bay:
Nhóm này bao gồm những người đã có giấy chứng nhận tư cách lưu trú và chưa xin visa và cả những người đã xin được visa đang chờ bay.
Có thể nói đây là nhóm nôn nóng nhất và cũng là nhóm có ít người muốn bỏ cuộc nhất.
Với nhóm này có vấn đề mọi người quan tâm nhất là khi nào bay được. Liệu visa có bị huỷ không? Câu trả lời đơn giản là khả năng visa bị huỷ vì hết hạn rất thấp. Bởi lẽ Nhật sẽ có chính sách để giải quyết vân đề này. Do đó không cần phải lo lắng việc visa hết hạn nên không bay được. Hết hạn có thể xin lại.
Còn một nguy cơ nữa là công ty tiếp nhận( nơi làm việc) bị phá sản và bị huỷ hay hoãn bay. Khả năng này thì có thể xảy ra. Với trường hợp này thì vẫn còn một cơ hội nữa là yêu cầu phía Nhật tìm công ty tiếp nhận mới. Tất nhiên sẽ mất thời gian.
Nói ngắn gọn thì bây giờ thứ cần nhất là :Kiên trì, bình tĩnh, sáng suốt! Bỏ cuộc vào thời điểm này người thiệt nhất chính là bản thân người đi.
Trên đây là ý kiến dành riêng cho từng nhóm. Trước khi kết thúc, tôi xin nêu ra vài gợi ý chung cho tất cả mọi người.
Mỗi người có một hoàn cảnh riêng nên không thể áp dụng một công thức chung cho tất cả. Thay vào đó người trong cuộc cần bình tĩnh cân nhắc để đưa ra quyết định. Người thân có thể góp ý nhưng có lẽ quyết định cuối cùng nên dành cho bản thân người trong cuộc. Tiếp tục chờ hay bỏ cuộc hãy để cho người trong cuộc quyết định. Người thân không nên vì quá lo cho con em mình mà lại quyết định thay.
Hiện nay thông tin rất nhiều nhưng cũng có nhiều thông tin bị bóp méo sai sự thật. Vì thế hãy tìm những nguồn thông tin đáng tin cậy để tham khảo và đưa ra quyết định. Cũng cần sáng suốt để tránh bị dư luận làm lung lay ý chí, dẫn đến những quyết định sai lầm. Người viết thấy có nhiều thông tin kiểu như “Nhật Bản tăng lương để thu hút lao động Việt Nam”, “ Lao động Việt Nam tại Nhật có quyền lợi x,y,z”. Nhưng đa số những tin này đều bị bóp méo nhằm mục đích nào đó. Nhật Bản có nhiều chính sách dành cho lao động nước ngoài nhưng ít khi chỉ đích danh “ lao động Việt Nam”. Nếu có chính sách dành cho lao động Việt Nam thì đó là những chính sách chế tài nhằm hạn chế vấn đề nào đó do lao động Việt Nam gây ra chứ không phải là ưu tiên.
Thay vì hoang mang lo lắng thì nên tập trung học tiếng Nhật. cập nhật thông tin về Nhật Bản, ôn lại kiến thức chuyên môn để chuẩn bị thật tốt cho việc qua Nhật sắp tới.
Có lẽ có bạn sẽ hỏi tôi “Hãy cho lời khuyên có nên qua Nhật hay không?”. Câu trả lời ngắn gọn của tôi là: Có!
Cho dù không có corona đi nữa, không sang Nhật đi nữa thì xung quanh chúng ta vẫn đầy rẫy rủi ro. Vốn dĩ thế giới muôn màu của chúng ta là nguồn của hàng triệu, hàng tỷ sự rủi ro. Từ khi thành hình trong bụng mẹ con người chúng ta đã buộc phải làm bạn với rủi ro. Vậy thì sao lại phải sợ rủi ro corona đến mức phải từ bỏ cả những ước mơ bạn đã mất bao công sức chuẩn bị chứ? Đây cũng là lời nhắn nhủ thay cho lời cảm ơn tôi muốn gửi đến bạn vì đã đọc hết bài viết này.
Có thể bạn sẽ thích