Công chúa Nhật và cú sốc lấy chồng thường dân

Công chúa Nhật và cú sốc lấy chồng thường dân

S.jpg

Công chúa Sayako.
Sau khi cưới, công chúa Nhật Sayako sẽ trở thành một bà nội trợ bình thường. Liệu cô có bị một cú sốc giống như chị dâu Masako từ dân thường thành công nương của một trong những hoàng gia lâu đời nhất thế giới?

Sau ngày 15/11, Sayako, 36 tuổi, không còn ở trong cung điện lộng lẫy và không được ngắm chim chóc trong khu vườn rộng lớn của hoàng gia. Tuy nhiên, cô sẽ không phải tham gia những buổi lễ sang trọng và những cuộc tiếp xúc công chúng. Sayako cũng bỏ công việc làm nửa ngày khiến nhiều người không hiểu cô sẽ làm thế nào với quá nhiều thời gian rảnh rỗi.

Chị dâu của cô, công nương Masako, từng khủng hoảng vì bỗng nhiên bị bó buộc trong không gian của hoàng gia. Suốt 1 năm liền Masako không xuất hiện lần nào trước công chúng. Các chuyên gia chuẩn đoán công nương bị "rối loạn tinh thần".

Báo giới Nhật nhận định, có thể công chúa Sayako không cảm thấy thoải mái với cuộc sống bình thường. Điều đó có thể lý giải cho việc cô thôi không nghiên cứu ở trung tâm điểu học tại Chiba.

"Không có gì khó khăn cho một người thường học làm bà nội trợ nhưng điều đó lại không hề đơn giản với công chúa. Có lẽ, Sayako cần tập trung trong một khoảng thời gian", Miiko Kodama, giáo sư môn truyền thông tại đại học Musashi, cho biết. "Không ai dám chắc rằng công chúa có thể lên được tàu điện ngầm trong giờ cao điểm. Làm thế nào mà xoay xở được trong cảnh đông đúc ở Tokyo những lúc đó nếu bạn chưa từng quen với nó".

Tuy nhiên, mẹ của Sayako đã chuẩn bị cho con gái những "kiến thức" để tránh những cú sốc tương tự như bà. Hoàng hậu Michiko là dân thường đầu tiên được gả cho một người sắp kế vị ngai vàng.

Michiko đã gửi con gái tới một trường mẫu giáo trong một năm, bà cũng dạy cô những điều cơ bản nhất về nấu ăn cũng như trông nom nhà cửa. Từ nhỏ, Sayako thường phải lấy sữa và báo chí cho gia đình mỗi buổi sáng. Sayako cũng rất thích nướng bánh cho ông nội của cô, Vua Hirohito.

Kể từ khi đính hôn, Sayako đã học lái xe, vị hôn phu của cô rất thích đua xe, và học nấu ăn. Cô cũng có một cố vấn riêng để hỏi về những vấn đề trong cuộc sống. "Tuy nhiên, tôi hy vọng Kuroda sẽ đi cùng cô ấy tới siêu thị thời gian đầu sau khi cưới", Watanabe nói.

Đám cưới của công chúa cũng là một sự kiện khiêm tốn nếu so sánh với lễ cưới rầm rộ của công chúa Anne (Anh) và Mark Phillips, một thường dân, năm 1973. Đám cưới cũng sẽ không có cảnh diễu hành trên đường phố như khi anh trai cô, Hoàng tử Naruhito, lấy Masako Owada, lúc đó là một nhà ngoại giao, năm 1993.

Vua và Hoàng hậu Nhật sẽ cùng tham dự lễ cưới và buổi tiệc sau đó. Ngoài ra, nhân vật cao cấp duy nhất có trong danh sách khách mời là Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, sếp của chú rể.

Lễ cưới được tổ chức trong khách sạn của Hoàng gia. Điều này trái với truyền thống vì thành viên Hoàng gia Nhật thường tổ chức hôn lễ trong ngôi đền thờ nữ thần Amaterasu, mẹ của đức vua đầu tiên của quốc gia mặt trời mọc.

Trong lễ thành hôn, Sayako mặc váy cưới kiểu phương Tây. Cô sẽ mặc áo kimono truyền thống trong tiệc chiêu đãi khoảng 130 khách, phần lớn là bạn bè và đồng nghiệp của cô dâu, chú rể. Kuroda sẽ mặc áo đuôi tôm cả ngày cưới.

Mọi chi tiết khác của buổi thành hôn đều được giữ kín.

(theo Reuters)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top