Giấc mơ của con trai người thợ mộc
Máy dệt do Sakichi Toyoda sáng chế năm 1890
Sự phát triển của nền công nghiệp dệt may Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các nhà phát minh, mà đặc biệt là Sakichi Toyoda - cha đẻ của chiếc máy dệt tự động đầu tiên của Nhật Bản, người sáng lập ra Tập đoàn Toyota, nhà doanh nghiệp công nghiệp vĩ đại, người được đưa vào sách giáo khoa Nhật Bản. Với suy nghĩ: “Tôi muốn làm công nghiệp để đóng góp cho xã hội!”, Sakichi Toyoda đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp chế tạo.
Với nghị lực phi thường, Sakichi Toyoda - con trai một người thợ mộc ở làng quê nghèo Nhật Bản - đã tự mình mở ra một lối đi mới. Bằng tinh thần yêu nước cháy bỏng, ông không những thay đổi bộ mặt ngành dệt may Nhật Bản mà còn góp phần đặt nền móng đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới về công nghiệp ôtô. Không phải đơn giản mà người dân Nhật coi Sakichi Toyoda như một anh hùng dân tộc.
Bước ra từ một nỗi đau...
Sakichi Toyoda sinh ra trong một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Yamaguchi (nay thuộc thành phố Kosai, quận Shizuoka) vào ngày 14-2-1867, một năm trước khi Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Nghề dệt may từ lâu đã đi vào cuộc sống của những người dân trong làng của Sakichi và những làng lân cận. Mặc dù gia đình Sakichi trước đây có truyền thống làm nghề nông, nhưng cha ông lại làm nghề mộc và mẹ ông thì dệt vải để phụ trợ thêm vào thu nhập của gia đình. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Sakichi bắt đầu theo cha học nghề mộc.
Và cũng như cha, Sakichi dồn mọi tâm huyết vào công việc. Tuy nhiên, hằng ngày tận mắt chứng kiến cảnh đói nghèo đeo bám cuộc sống mọi người dân trong làng, đồng thời lại nghe kể về những cố gắng hiện đại hóa ngành công nghiệp đang diễn ra trên khắp Nhật Bản, Sakichi khao khát được góp phần vào sự phát triển đó.
Thời Minh Trị, nước Nhật đã trải qua một cuộc cách mạng hiện đại hóa lớn trong cố gắng đuổi kịp các quốc gia phương Tây hàng đầu. Sau thời kỳ dài thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, Nhật đã mở cửa lại buôn bán với thế giới. Những mặt hàng công nghiệp hiện đại từ các quốc gia phương Tây ồ ạt tuôn vào Nhật đã khiến không chỉ chính quyền mà cả các nhà kinh doanh Nhật nhận ra một điều: đã đến lúc Nhật Bản cần phải đánh thức nền công nghiệp đang ngủ yên của mình.
Sự xuất hiện của vô số hàng hóa nhập khẩu giá rẻ trên thị trường đã ảnh hưởng mạnh đến rất nhiều ngành nghề truyền thống của Nhật. Ngành dệt may cũng bị giáng một đòn nặng bởi những mặt hàng cotton giá rẻ, chất lượng cao đến từ Anh và các nước phương Tây khác.
Trong cố gắng bảo vệ ngành dệt may nước nhà, chính quyền Nhật đã cho tiến hành nhiều biện pháp, từ vĩ mô như truyền bá công nghệ mới thông qua các cuộc triển lãm công nghiệp lớn, đến vi mô như mở những công ty dệt may nhà nước hay bán máy dệt cho các doanh nghiệp cá nhân với giá thật rẻ. Tuy nhiên do sự thua kém về mặt kỹ thuật, ngành dệt may Nhật Bản vẫn tiếp tục theo đà đi xuống.
Ngôi làng nhỏ nơi Sakichi Toyoda sinh ra và lớn lên, cũng như mọi ngôi làng Nhật Bản có nghề dệt may khác, đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Một buổi tối năm 1885, Sakichi tham dự một lớp học về luật sáng chế mới được ban hành. Ở đây, người ta nói với ông rằng: chỉ có phát minh và sáng chế mới là con đường để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Rời lớp học, chứng kiến mẹ mình và những phụ nữ khác trong làng ngày ngày cặm cụi dệt vải bên những dụng cụ dệt tay cũ kỹ, Sakichi càng nung nấu quyết tâm phát minh ra những chiếc máy dệt hiệu quả có thể giúp giải phóng bớt sức lao động và thật sự đóng góp vào những nỗ lực hiện đại hóa ngành công nghiệp đã và đang được thực hiện khắp nơi trên đất nước Nhật Bản.
Phòng sáng chế trong nhà chứa cỏ
Thời bấy giờ, công việc dệt may bị coi như một công việc không quan trọng, chỉ phụ nữ mới làm, cho nên khi nghe về dự định của Sakichi, không ít dân làng đã chê cười: “Đàn ông con trai mà đi lo về chuyện dệt may này nọ. Đúng là dở hơi!”.
Nhưng Sakichi lại không nghĩ như vậy. Ngọn lửa của lòng đam mê nghiên cứu trong ông càng bừng cháy hơn, vì theo ông: “Đã là những thứ cần thiết cho cuộc sống thì cái gì cũng quan trọng. Không ai có quyền coi khinh việc dệt may ra vải vóc để làm quần áo mặc. Tuy nhiên, nếu cứ giữ nguyên cách làm việc như bây giờ thì thật sự không ổn, vì vậy nhất thiết phải cải tiến mẫu máy dệt”.
Là con của một người thợ mộc, Sakichi từ nhỏ đã được huấn luyện để nối nghiệp gia đình. Ông nhận ra vốn kiến thức về nghề mộc có thể áp dụng vào việc chế tạo các máy dệt gỗ. Ban đầu, tranh thủ lúc cha không để ý, Sakichi quanh quẩn bên mẹ quan sát bà dệt vải, sau đó ông lân la đến các nhà trong làng quan sát các máy dệt khác để tìm hướng cải tiến.
Sakichi nhận ra nếu có thể dùng sức máy móc để thay thế sức người di chuyển con suốt liên tục từ trái sang phải và ngược lại thì hiệu quả làm việc sẽ tăng lên rất nhiều. Sau mỗi lần quan sát, Sakichi lại chui vào nhà chứa cỏ khô của gia đình mày mò chế tạo chiếc máy dệt mơ ước. Nhưng cải tiến máy dệt không phải là một công việc dễ dàng với Sakichi, một người có kỹ năng thợ mộc nhưng lại thiếu những kiến thức kỹ thuật cơ bản.
Bao nhiêu lần Sakichi thử nghiệm rồi thất bại, tuy nhiên sau đó ông lại tiếp tục dồn hết tâm huyết vào các thử nghiệm mới. Do quá bận rộn với việc cải tiến máy dệt, Sakichi không còn tập trung được vào công việc thợ mộc. Bất chấp sự phản đối từ cha mình và rất nhiều dân làng (họ cho ông là một con người lập dị), niềm say mê sáng tạo của Sakichi ngày càng tăng.
Câu hỏi lớn của người “lập dị”
Năm 1890, khi Sakichi nghe tin Hội chợ triển lãm công nghiệp quốc gia lần 3 tổ chức tại Tokyo, không gì có thể cản ông đến tận nơi để tham quan. Có khoảng 1.700 sản phẩm nước ngoài được trưng bày tại đây.
Trong hai tuần, ngày nào Sakichi cũng đến khu vực trưng bày máy móc để ngắm những chiếc máy màu ánh bạc lấp lánh và tìm hiểu cách thức chúng hoạt động. Sau đó, ông đến tham quan một số nhà máy tại khu vực Tokyo-Yokohama trước khi về nhà. Dù chuyến đi không giúp Sakichi có một sáng kiến kỹ thuật nào mới, nhưng nó đã giúp xua tan mọi nghi ngờ, thiếu tự tin còn lại trong ông. T
uy nhiên, bên cạnh sự vui sướng được tận mắt thấy những chiếc máy hiện đại, một nỗi buồn dâng tràn trong Sakichi khi ông nhận ra trong số những chiếc máy được trưng bày tại hội chợ, không có một chiếc nào do Nhật sản xuất. “Tương lai của Nhật sẽ ra sao?”, câu hỏi trở đi trở lại trong đầu, khiến ông không ngớt băn khoăn suốt thời gian tham quan hội chợ. Khi người gác cổng thấy Sakichi ngày nào cũng đến và bảo ông đừng đến nữa, Sakichi chỉ đứng tần ngần rồi lặng lẽ hỏi: “Ông có thấy đáng tiếc không khi những máy móc trong kia toàn là của nước ngoài sản xuất?”.
Trở về nhà, Sakichi bắt đầu đắm mình trong việc nghiên cứu đến quên ăn quên ngủ. Tuy nhiên, như Sakichi đã dự liệu, mơ ước của ông không dễ dàng thành công. Những chiếc máy ông dành hết tâm trí hoàn thành trong nhà chứa cỏ khô của gia đình từng cái, từng cái một thất bại khi chạy thử.
Nhưng Sakichi quyết không bỏ cuộc. Rút kinh nghiệm từ những thất bại trước, ông tỉ mỉ tìm hiểu từng công đoạn, loại bỏ dần dần những sai sót trong bản vẽ phác mô hình cấu trúc máy. Không phụ công Sakichi, mùa hè năm đó, sau vài tháng thử nghiệm với các mẫu máy khác nhau, Sakichi đã hoàn thành phát minh đầu tiên của mình: một chiếc máy dệt tay bằng gỗ (Sakichi lấy bằng sáng chế mẫu máy này năm 1891).
Sakichi ngay lập tức đem chiếc máy dệt của mình ra trình diễn trước dân làng. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, chiếc máy đã tạo ra những mảnh vải chất lượng vượt trội với tốc độ sản xuất tăng 40-50%. Những người dân vốn quen với những dụng cụ dệt tay chậm chạp lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến một chiếc máy dệt tự chạy như có phép lạ và người vận hành chiếc máy dệt mơ ước đó chính là mẹ của Sakichi.
(Theo Tuổi Trẻ)
Máy dệt do Sakichi Toyoda sáng chế năm 1890
Sự phát triển của nền công nghiệp dệt may Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các nhà phát minh, mà đặc biệt là Sakichi Toyoda - cha đẻ của chiếc máy dệt tự động đầu tiên của Nhật Bản, người sáng lập ra Tập đoàn Toyota, nhà doanh nghiệp công nghiệp vĩ đại, người được đưa vào sách giáo khoa Nhật Bản. Với suy nghĩ: “Tôi muốn làm công nghiệp để đóng góp cho xã hội!”, Sakichi Toyoda đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp chế tạo.
Với nghị lực phi thường, Sakichi Toyoda - con trai một người thợ mộc ở làng quê nghèo Nhật Bản - đã tự mình mở ra một lối đi mới. Bằng tinh thần yêu nước cháy bỏng, ông không những thay đổi bộ mặt ngành dệt may Nhật Bản mà còn góp phần đặt nền móng đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới về công nghiệp ôtô. Không phải đơn giản mà người dân Nhật coi Sakichi Toyoda như một anh hùng dân tộc.
Bước ra từ một nỗi đau...
Sakichi Toyoda sinh ra trong một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Yamaguchi (nay thuộc thành phố Kosai, quận Shizuoka) vào ngày 14-2-1867, một năm trước khi Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Nghề dệt may từ lâu đã đi vào cuộc sống của những người dân trong làng của Sakichi và những làng lân cận. Mặc dù gia đình Sakichi trước đây có truyền thống làm nghề nông, nhưng cha ông lại làm nghề mộc và mẹ ông thì dệt vải để phụ trợ thêm vào thu nhập của gia đình. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Sakichi bắt đầu theo cha học nghề mộc.
Và cũng như cha, Sakichi dồn mọi tâm huyết vào công việc. Tuy nhiên, hằng ngày tận mắt chứng kiến cảnh đói nghèo đeo bám cuộc sống mọi người dân trong làng, đồng thời lại nghe kể về những cố gắng hiện đại hóa ngành công nghiệp đang diễn ra trên khắp Nhật Bản, Sakichi khao khát được góp phần vào sự phát triển đó.
Thời Minh Trị, nước Nhật đã trải qua một cuộc cách mạng hiện đại hóa lớn trong cố gắng đuổi kịp các quốc gia phương Tây hàng đầu. Sau thời kỳ dài thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, Nhật đã mở cửa lại buôn bán với thế giới. Những mặt hàng công nghiệp hiện đại từ các quốc gia phương Tây ồ ạt tuôn vào Nhật đã khiến không chỉ chính quyền mà cả các nhà kinh doanh Nhật nhận ra một điều: đã đến lúc Nhật Bản cần phải đánh thức nền công nghiệp đang ngủ yên của mình.
Sự xuất hiện của vô số hàng hóa nhập khẩu giá rẻ trên thị trường đã ảnh hưởng mạnh đến rất nhiều ngành nghề truyền thống của Nhật. Ngành dệt may cũng bị giáng một đòn nặng bởi những mặt hàng cotton giá rẻ, chất lượng cao đến từ Anh và các nước phương Tây khác.
Trong cố gắng bảo vệ ngành dệt may nước nhà, chính quyền Nhật đã cho tiến hành nhiều biện pháp, từ vĩ mô như truyền bá công nghệ mới thông qua các cuộc triển lãm công nghiệp lớn, đến vi mô như mở những công ty dệt may nhà nước hay bán máy dệt cho các doanh nghiệp cá nhân với giá thật rẻ. Tuy nhiên do sự thua kém về mặt kỹ thuật, ngành dệt may Nhật Bản vẫn tiếp tục theo đà đi xuống.
Ngôi làng nhỏ nơi Sakichi Toyoda sinh ra và lớn lên, cũng như mọi ngôi làng Nhật Bản có nghề dệt may khác, đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Một buổi tối năm 1885, Sakichi tham dự một lớp học về luật sáng chế mới được ban hành. Ở đây, người ta nói với ông rằng: chỉ có phát minh và sáng chế mới là con đường để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Rời lớp học, chứng kiến mẹ mình và những phụ nữ khác trong làng ngày ngày cặm cụi dệt vải bên những dụng cụ dệt tay cũ kỹ, Sakichi càng nung nấu quyết tâm phát minh ra những chiếc máy dệt hiệu quả có thể giúp giải phóng bớt sức lao động và thật sự đóng góp vào những nỗ lực hiện đại hóa ngành công nghiệp đã và đang được thực hiện khắp nơi trên đất nước Nhật Bản.
Phòng sáng chế trong nhà chứa cỏ
Thời bấy giờ, công việc dệt may bị coi như một công việc không quan trọng, chỉ phụ nữ mới làm, cho nên khi nghe về dự định của Sakichi, không ít dân làng đã chê cười: “Đàn ông con trai mà đi lo về chuyện dệt may này nọ. Đúng là dở hơi!”.
Nhưng Sakichi lại không nghĩ như vậy. Ngọn lửa của lòng đam mê nghiên cứu trong ông càng bừng cháy hơn, vì theo ông: “Đã là những thứ cần thiết cho cuộc sống thì cái gì cũng quan trọng. Không ai có quyền coi khinh việc dệt may ra vải vóc để làm quần áo mặc. Tuy nhiên, nếu cứ giữ nguyên cách làm việc như bây giờ thì thật sự không ổn, vì vậy nhất thiết phải cải tiến mẫu máy dệt”.
Là con của một người thợ mộc, Sakichi từ nhỏ đã được huấn luyện để nối nghiệp gia đình. Ông nhận ra vốn kiến thức về nghề mộc có thể áp dụng vào việc chế tạo các máy dệt gỗ. Ban đầu, tranh thủ lúc cha không để ý, Sakichi quanh quẩn bên mẹ quan sát bà dệt vải, sau đó ông lân la đến các nhà trong làng quan sát các máy dệt khác để tìm hướng cải tiến.
Sakichi nhận ra nếu có thể dùng sức máy móc để thay thế sức người di chuyển con suốt liên tục từ trái sang phải và ngược lại thì hiệu quả làm việc sẽ tăng lên rất nhiều. Sau mỗi lần quan sát, Sakichi lại chui vào nhà chứa cỏ khô của gia đình mày mò chế tạo chiếc máy dệt mơ ước. Nhưng cải tiến máy dệt không phải là một công việc dễ dàng với Sakichi, một người có kỹ năng thợ mộc nhưng lại thiếu những kiến thức kỹ thuật cơ bản.
Bao nhiêu lần Sakichi thử nghiệm rồi thất bại, tuy nhiên sau đó ông lại tiếp tục dồn hết tâm huyết vào các thử nghiệm mới. Do quá bận rộn với việc cải tiến máy dệt, Sakichi không còn tập trung được vào công việc thợ mộc. Bất chấp sự phản đối từ cha mình và rất nhiều dân làng (họ cho ông là một con người lập dị), niềm say mê sáng tạo của Sakichi ngày càng tăng.
Câu hỏi lớn của người “lập dị”
Năm 1890, khi Sakichi nghe tin Hội chợ triển lãm công nghiệp quốc gia lần 3 tổ chức tại Tokyo, không gì có thể cản ông đến tận nơi để tham quan. Có khoảng 1.700 sản phẩm nước ngoài được trưng bày tại đây.
Trong hai tuần, ngày nào Sakichi cũng đến khu vực trưng bày máy móc để ngắm những chiếc máy màu ánh bạc lấp lánh và tìm hiểu cách thức chúng hoạt động. Sau đó, ông đến tham quan một số nhà máy tại khu vực Tokyo-Yokohama trước khi về nhà. Dù chuyến đi không giúp Sakichi có một sáng kiến kỹ thuật nào mới, nhưng nó đã giúp xua tan mọi nghi ngờ, thiếu tự tin còn lại trong ông. T
uy nhiên, bên cạnh sự vui sướng được tận mắt thấy những chiếc máy hiện đại, một nỗi buồn dâng tràn trong Sakichi khi ông nhận ra trong số những chiếc máy được trưng bày tại hội chợ, không có một chiếc nào do Nhật sản xuất. “Tương lai của Nhật sẽ ra sao?”, câu hỏi trở đi trở lại trong đầu, khiến ông không ngớt băn khoăn suốt thời gian tham quan hội chợ. Khi người gác cổng thấy Sakichi ngày nào cũng đến và bảo ông đừng đến nữa, Sakichi chỉ đứng tần ngần rồi lặng lẽ hỏi: “Ông có thấy đáng tiếc không khi những máy móc trong kia toàn là của nước ngoài sản xuất?”.
Trở về nhà, Sakichi bắt đầu đắm mình trong việc nghiên cứu đến quên ăn quên ngủ. Tuy nhiên, như Sakichi đã dự liệu, mơ ước của ông không dễ dàng thành công. Những chiếc máy ông dành hết tâm trí hoàn thành trong nhà chứa cỏ khô của gia đình từng cái, từng cái một thất bại khi chạy thử.
Nhưng Sakichi quyết không bỏ cuộc. Rút kinh nghiệm từ những thất bại trước, ông tỉ mỉ tìm hiểu từng công đoạn, loại bỏ dần dần những sai sót trong bản vẽ phác mô hình cấu trúc máy. Không phụ công Sakichi, mùa hè năm đó, sau vài tháng thử nghiệm với các mẫu máy khác nhau, Sakichi đã hoàn thành phát minh đầu tiên của mình: một chiếc máy dệt tay bằng gỗ (Sakichi lấy bằng sáng chế mẫu máy này năm 1891).
Sakichi ngay lập tức đem chiếc máy dệt của mình ra trình diễn trước dân làng. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, chiếc máy đã tạo ra những mảnh vải chất lượng vượt trội với tốc độ sản xuất tăng 40-50%. Những người dân vốn quen với những dụng cụ dệt tay chậm chạp lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến một chiếc máy dệt tự chạy như có phép lạ và người vận hành chiếc máy dệt mơ ước đó chính là mẹ của Sakichi.
(Theo Tuổi Trẻ)
Có thể bạn sẽ thích