Dịch bài viết về trường trung cấp từ chối nhận người nước ngoài

kamikaze

Administrator
Lâu rồi không thấy ai dịch gì nên đăng lên đây. Ai rảnh thì dịch thử xem.
Dịch để trau dồi tiếng Nhật và cũng là để hiểu thêm 1 thực trạng tại Nhât.

埼玉の専門学校>外国人入学を拒否「開設以来の方針


調理師や栄養士を養成する埼玉県熊谷市の私立専門学校が、生徒の募集要項に「外国人の入学は出来ない」と明記していることが分かった。県が公正な選抜をするよう依頼したが、運営法人は「開設以来の学校の方針」として応じなかった。行政側に指導権限がないことから、差別的な取り扱いが是正されない状態が続いている。【奥山はるな】

 外国人の受け入れを拒否しているのは、学校法人今昌学園(今井明巨理事長)が運営する埼玉県調理師専門学校と同栄養専門学校、同製菓専門学校の3校。書類選考と面接で入学者を決めているが、来年4月の入学者向け募集要項に「外国人の入学は出来ません。これは本校の方針です」と明記している。

 今春や昨春入学分の要項も同様で、連絡を受けた県学事課は昨年1月と8月、法人に「本人の能力や適性をもって公正に選抜してほしい」と依頼したが応じなかった。

 取材に対し、今井理事長は「(取材は)受けられない。理由はない」「募集要項にある通りだ。別の学校に行けばよい」と話したが、県内の教育関係者によると「不法滞在の学生が増えたら困る」と理由を説明しているという。

 県学事課は「私学なので県が法的根拠をもって指導するのは難しいが、他校でこのような事例は聞いたことがない。誠に遺憾」と法人を非難。調理師などの養成機関として指定している厚生労働省関東信越厚生局は「外国人の入学について法令上の定めはなく、はっきり改善を求められない」とした。

 文部科学省専修学校教育振興室は「教育基本法が定める教育の機会均等は外国人にも可能な限り適用されるべきだというのが通説で、不当な差別は望ましくない」とする一方で、「背景や事情があるのかもしれず個別具体的には判断できない」としている。

 法人は1976年設立。県によると、3専門学校の在学者(5月1日現在)は調理師156人▽栄養140人▽製菓83人--の計379人。

 国籍による差別を巡っては、試合会場でサポーターが「JAPANESE ONLY」と書いた横断幕を掲げた問題で、3月にサッカーJリーグ1部の浦和レッズがリーグから処分を受けたばかり。日本で生まれ育った外国人労働者の子供らが増える中、教育のあり方が問われている。

 ◇ペルー人男性、シェフ目指し志望を断念

 「この街で生まれ育った。シェフになるのに国籍は何か問題になるのでしょうか」。埼玉県深谷市のペルー国籍の男性(19)は、法人が運営する調理師専門学校を志望しながら断念した。進路の見直しを余儀なくされ「こんなに悲しい思いをするのは自分で最後にしてほしい」と訴える。

 両親は20年以上前に来日した。男性は深谷市で生まれ、高校まで地元の公立校で学んだ。高校在学中から「イタリアンのシェフになりたい」という夢を抱き、自宅に近い同専門学校で調理師資格を取ろうと考えた。

 「ここ、読んだ?」。2012年秋、募集要項を入手して家族に見せると、姉がけげんな顔をした。「外国人の入学は出来ません」と書いてあった。

 男性は「普通に進学できると思っていた。国籍でハブかれた(排除された)のは初めて。涙が出た」と振り返る。報告を受けた高校の教諭が専門学校に問い合わせたが「開学以来の方針」と突っぱねられ、県に報告した。

 男性は結局、東京・池袋の調理師専門学校に進学した。進路変更で交通費がかさんだことなどから学生ローンを組んだ。今春、調理師資格を得て卒業したが、現在はローン返済のため比較的収入の多い家電製品の工場で派遣社員として働く。

 シェフの夢は遠のいた。「自分の母語は日本語だし、税金も納めてこの街の住民として暮らしている。本当は卒業してすぐ飲食店で修業したかったのに」。やりきれない思いがぬぐえない。

(http://headlines.yahoo.co.jp/hl?a=20140523-00000007-mai-soci)
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
埼玉の専門学校>外国人入学を拒否「開設以来の方針」

Trường trung cấp tại Saitama từ chối người nước ngoài nhập học – “chính sách từ khi thành lập”

調理師や栄養士を養成する埼玉県熊谷市の私立専門学校が、生徒の募集要項に「外国人の入学は出来ない」と明記していることが分かった。県が公正な選抜をするよう依頼したが、運営法人は「開設以来の学校の方針」として応じなかった。行政側に指導権限がないことから、差別的な取り扱いが是正されない状態が続いている。【奥山はるな】

Sự việc được biết đến khi trường trung cấp dân lập tại thành phố Kumagaya tỉnh Saitama, chuyên đào tạo đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng, đã ghi rõ trong điều kiện tuyển sinh rằng “Việc nhập học của người nước ngoài là không thể”. Tỉnh đã yêu cầu thực hiện tuyển chọn công bằng, nhưng Pháp nhân vận hành không đáp ứng do “chính sách của nhà trường từ khi thành lập”. Vì quyền hạn chỉ đạo về mặt hành chính không có nên tình trạng xử lý mang tính phân biệt đối xử không đúng đắn vẫn đang tiếp tục diễn ra.

外国人の受け入れを拒否しているのは、学校法人今昌学園(今井明巨理事長)が運営する埼玉県調理師専門学校と同栄養専門学校、同製菓専門学校の3校。書類選考と面接で入学者を決めているが、来年4月の入学者向け募集要項に「外国人の入学は出来ません。これは本校の方針です」と明記している。

Từ chối tiếp nhận người nước ngoài có 3 trường: trường trung cấp Đầu bếp, trường trung cấp Dinh dưỡng và trường trung cấp Bánh kẹo đều ở tỉnh Saitama, do Pháp nhân trường học học viện Konshou (hiệu trưởng Akio Imai) điều hành. Tuy quyết định người nhập học dựa vào tuyển chọn hồ sơ và phỏng vấn, nhưng trong điều kiện tuyển sinh đối với người nhập học vào tháng 4 năm tới đã ghi rõ “Việc nhập học của người nước ngoài là không thể. Đây là chính sách của nhà trường.”

今春や昨春入学分の要項も同様で、連絡を受けた県学事課は昨年1月と8月、法人に「本人の能力や適性をもって公正に選抜してほしい」と依頼したが応じなかった。

Vì điều kiện phần nhập học mùa xuân năm trước và năm nay cũng như vậy, nhận được liên lạc, phòng học vụ của tỉnh tháng 1 và tháng 8 năm ngoái đã yêu cầu Pháp nhân rằng “Chúng tôi mong muốn phía trường học tuyển chọn công bằng dựa trên năng lực và năng khiếu của chính họ” nhưng đã không được đáp ứng.

取材に対し、今井理事長は「(取材は)受けられない。理由はない」「募集要項にある通りだ。別の学校に行けばよい」と話したが、県内の教育関係者によると「不法滞在の学生が増えたら困る」と理由を説明しているという。

Đối với việc thu thập tài liệu về vấn đề này, hiệu trưởng Imai đã nói “Tôi không thể chấp nhận phỏng vấn. Không có lý do gì cả.” “Cứ theo đúng như điều lệ tuyển sinh mà làm. Người học vẫn có thể đến trường khác mà”, tuy nhiên, theo người có liên quan về giáo dục của tỉnh thì lý do được giải thích là “Nếu học sinh lưu trú bất hợp pháp tăng lên thì nhà trường sẽ gặp rắc rối.”

県学事課は「私学なので県が法的根拠をもって指導するのは難しいが、他校でこのような事例は聞いたことがない。誠に遺憾」と法人を非難。調理師などの養成機関として指定している厚生労働省関東信越厚生局は「外国人の入学について法令上の定めはなく、はっきり改善を求められない」とした。

Phòng học vụ của tỉnh đã trách móc Pháp nhân “Vì là trường tư nên việc tỉnh dựa trên căn cứ về mặt pháp lý để chỉ đạo rất khó khăn, tuy vậy chúng tôi không hề nghe thấy sự việc như vậy ở các trường khác. Thật là đáng tiếc”. Được chỉ định với tư cách là cơ quan đào tạo các các ngành nghề như đầu bếp, Cục Y tế và Phúc lợi Kanto Shinetsu thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã cho biết “Vì không có quy định pháp luật nào về vấn đề nhập học của người nước ngoài nên chúng tôi không thể yêu cầu rõ ràng họ thay đổi được.”

文部科学省専修学校教育振興室は「教育基本法が定める教育の機会均等は外国人にも可能な限り適用されるべきだというのが通説で、不当な差別は望ましくない」とする一方で、「背景や事情があるのかもしれず個別具体的には判断できない」としている。

Phòng giáo dục và khuyến học các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa và Thể thao cho biết “Cơ hội bình đẳng trong giáo dục mà Luật giáo dục cơ bản quy định được hiểu chung là phải được áp dụng càng nhiều càng tốt đối với cả người nước ngoài, việc phân biệt đối xử không công bằng là điều không mong muốn xảy ra.”, tuy nhiên họ cũng đề cập, “Có lẽ có bối cảnh hoặc tình huống nào đó nên không thể đánh giá một cách cụ thể riêng biệt được.”

法人は1976年設立。県によると、3専門学校の在学者(5月1日現在)は調理師156人▽栄養140人▽製菓83人--の計379人。

Pháp nhân được thành lập năm 1976. Theo tỉnh cho biết, số học sinh đang theo học tại 3 trường trung cấp (thời điểm ngày 1 tháng 5 hiện tại) là: đầu bếp 156 người, dinh dưỡng 140 người, bánh kẹo 83 người – tổng cộng 379 người.

国籍による差別を巡っては、試合会場でサポーターが「JAPANESE ONLY」と書いた横断幕を掲げた問題で、3月にサッカーJリーグ1部の浦和レッズがリーグから処分を受けたばかり。日本で生まれ育った外国人労働者の子供らが増える中、教育のあり方が問われている。

Xung quanh vấn đề phân biệt đối xử quốc tịch, do vấn đề cổ động viên đã chăng biểu ngữ viết “chỉ người Nhật Bản” tại địa điểm tổ chức trận đấu mà tháng 3 vừa rồi đội bóng Urawa Red đang thi đấu ở giải bóng đá J-League 1 đã bị nhận hình phạt từ Liên đoàn. Trong khi con cháu của người lao động nước ngoài được sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản đang tăng lên thì lại có cách giáo dục vẫn đang bị cật vấn.

◇ペルー人男性、シェフ目指し志望を断念

Nam thanh niên Peru từ bỏ tham vọng làm đầu bếp

「この街で生まれ育った。シェフになるのに国籍は何か問題になるのでしょうか」。埼玉県深谷市のペルー国籍の男性(19)は、法人が運営する調理師専門学校を志望しながら断念した。進路の見直しを余儀なくされ「こんなに悲しい思いをするのは自分で最後にしてほしい」と訴える。

“Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn này. Để trở thành một đầu bếp thì quốc tịch sao lại trở thành vấn đề chứ?” Nam thanh niên (19 tuổi) quốc tịch Peru sống tại thành phố Fukaya tỉnh Saitama đã phải từ bỏ tham vọng vào trường trung cấp Đầu bếp do Pháp nhân này vận hành. Bị buộc phải xem xét lại lộ trình học tập, anh phàn nàn “Tôi suy nghĩ buồn như thế này cũng là hi vọng tự mình cuối cùng sẽ làm được.”

両親は20年以上前に来日した。男性は深谷市で生まれ、高校まで地元の公立校で学んだ。高校在学中から「イタリアンのシェフになりたい」という夢を抱き、自宅に近い同専門学校で調理師資格を取ろうと考えた。

Bố mẹ anh đã đến Nhật Bản từ hơn 20 năm trước. Anh được sinh ra tại thành phố Fukaya, cho đến khi học trung học thì anh vẫn học tại trường công lập tại địa phương. Từ khi đang học trung học anh đã ôm ước mơ “muốn trở thành đầu bếp món Ý” và đã nghĩ mình có thể lấy được bằng đầu bếp tại trường trung cấp gần nhà đó.

「ここ、読んだ?」。2012年秋、募集要項を入手して家族に見せると、姉がけげんな顔をした。「外国人の入学は出来ません」と書いてあった。

“Đây, cậu đã đọc chưa?” Mùa thu năm 2012, có trong tay điều lệ tuyển sinh anh đã đưa cho gia đình xem và chị gái đã tỏ ra nghi ngờ. Họ đã viết “Việc nhập học của người ngoại quốc là không thể.”

男性は「普通に進学できると思っていた。国籍でハブかれた(排除された)のは初めて。涙が出た」と振り返る。報告を受けた高校の教諭が専門学校に問い合わせたが「開学以来の方針」と突っぱねられ、県に報告した。

Anh ngẫm lại “Tôi đã nghĩ thông thường có thể học lên tiếp. Bị loại bởi quốc tịch thì đây là lần đầu tiên. Tôi đã khóc.” Giáo viên trường trung học nhận được báo cáo đã hỏi phía trường trung cấp nhưng bị từ chối “đó là chính sách từ khi mở trường” và đã báo cáo lên tỉnh.

男性は結局、東京・池袋の調理師専門学校に進学した。進路変更で交通費がかさんだことなどから学生ローンを組んだ。今春、調理師資格を得て卒業したが、現在はローン返済のため比較的収入の多い家電製品の工場で派遣社員として働く。

Người thanh niên cuối cùng đã theo học tại trường trung cấp Đầu bếp tại Ikebukuro, Tokyo. Vì thay đổi lộ trình học tập nên chi phí di chuyển chồng chất, do vậy mà anh đã phải vay vốn từ quỹ tín dụng sinh viên. Mùa xuân này anh đã nhận bằng đầu bếp và tốt nghiệp, tuy nhiên, hiện nay anh đang làm việc như một nhân viên phái cử tại nhiều nhà máy sản xuất đồ điện tử gia dụng nơi có thu nhập tương đối để có thể trả nợ.

シェフの夢は遠のいた。「自分の母語は日本語だし、税金も納めてこの街の住民として暮らしている。本当は卒業してすぐ飲食店で修業したかったのに」。やりきれない思いがぬぐえない。

Giấc mơ đầu bếp đã lùi xa. “Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Nhật, tôi cũng đóng thuế và đang sinh sống như một cư dân của thị trấn này. Thực sự tôi muốn học nghề tại các nhà hàng ngay sau khi tốt nghiệp vậy mà...” Cảm giác đau lòng không thể xóa bỏ.
 

kamikaze

Administrator
外国人の入学は出来ない= Việc nhập học của người nước ngoài là không thể.
Nên dịch thoáng ra là : Không chấp nhận người nước ngoài nhập học/ Không nhận sinh viên người nước ngoài/ Người nước ngoài không được (phép) nhập học.
 

kamikaze

Administrator
外国人の受け入れを拒否しているのは、学校法人今昌学園(今井明巨理事長)が運営する埼玉県調理師専門学校と同栄養専門学校、同製菓専門学校の3校。書類選考と面接で入学者を決めているが、来年4月の入学者向け募集要項に「外国人の入学は出来ません。これは本校の方針です」と明記している。

Từ chối tiếp nhận người nước ngoài có 3 trường: trường trung cấp Đầu bếp, trường trung cấp Dinh dưỡng và trường trung cấp Bánh kẹo đều ở tỉnh Saitama, do Pháp nhân trường học học viện Konshou (hiệu trưởng Akio Imai) điều hành. Tuy quyết định người nhập học dựa vào tuyển chọn hồ sơ và phỏng vấn, nhưng trong điều kiện tuyển sinh đối với người nhập học vào tháng 4 năm tới đã ghi rõ “Việc nhập học của người nước ngoài là không thể. Đây là chính sách của nhà trường.”

=> Những nơi từ chối nhận người nước ngoài là ba trường do Pháp nhân trường học: Trường ....
=>Có ba nơi từ chối tiếp nhận người nước ngoài là: Trường.... Cả ba nơi này đều do Pháp nhân.. điều hành.


※学校法人: Có thể dịch là Tổ chức/Cơ quan giáo dục tư lập

今春や昨春入学分の要項も同様で、連絡を受けた県学事課は昨年1月と8月、法人に「本人の能力や適性をもって公正に選抜してほしい」と依頼したが応じなかった。

Vì điều kiện phần nhập học mùa xuân năm trước và năm nay cũng như vậy, nhận được liên lạc, phòng học vụ của tỉnh tháng 1 và tháng 8 năm ngoái đã yêu cầu Pháp nhân rằng “Chúng tôi mong muốn phía trường học tuyển chọn công bằng dựa trên năng lực và năng khiếu của chính họ” nhưng đã không được đáp ứng.

=>
Điều kiện nhập học mùa xuân năm trước và năm nay cũng như nhau. (Và) khi nhận được báo cáo, tháng 1 và tháng 8 năm ngoái phòng giáo dục tỉnh đã yêu cầu "...." nhưng không được đáp ứng.


Chữ で trong cụm 項も同様で nên hiểu là "và" sẽ thích hợp hơn.
 
Sửa lần cuối:

kamikaze

Administrator
取材に対し、今井理事長は「(取材は)受けられない。理由はない」「募集要項にある通りだ。別の学校に行けばよい」と話したが、県内の教育関係者によると「不法滞在の学生が増えたら困る」と理由を説明しているという。

Đối với việc thu thập tài liệu về vấn đề này, hiệu trưởng Imai đã nói “Tôi không thể chấp nhận phỏng vấn. Không có lý do gì cả.” “Cứ theo đúng như điều lệ tuyển sinh mà làm. Người học vẫn có thể đến trường khác mà”, tuy nhiên, theo người có liên quan về giáo dục của tỉnh thì lý do được giải thích là “Nếu học sinh lưu trú bất hợp pháp tăng lên thì nhà trường sẽ gặp rắc rối.”

Đối với việc thu thập tài liệu về vấn đề này===> Về việc phỏng vấn

Tôi không thể chấp nhận phỏng vấn. Không có lý do gì cả==>Tôi không trả lời phỏng vấn. Không có lý do gì cả.
 

kamikaze

Administrator
国籍による差別を巡っては、試合会場でサポーターが「JAPANESE ONLY」と書いた横断幕を掲げた問題で、3月にサッカーJリーグ1部の浦和レッズがリーグから処分を受けたばかり。日本で生まれ育った外国人労働者の子供らが増える中、教育のあり方が問われている。

Xung quanh vấn đề phân biệt đối xử quốc tịch, do vấn đề cổ động viên đã chăng biểu ngữ viết “chỉ người Nhật Bản” tại địa điểm tổ chức trận đấu mà tháng 3 vừa rồi đội bóng Urawa Red đang thi đấu ở giải bóng đá J-League 1 đã bị nhận hình phạt từ Liên đoàn. Trong khi con cháu của người lao động nước ngoài được sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản đang tăng lên thì lại có cách giáo dục vẫn đang bị cật vấn.

Trong khi con cháu của người lao động nước ngoài đang tăng lên,
- người ta buộc phải đặt câu hỏi về nền giáo dục
-cách thức giáo dục này để lại nhiều dấu hỏi
- phương châm giáo dục này sẽ gây ra nhiều tranh cãi.

教育のあり方= phương thức/cách/hình thức/trạng thái tồn tại của giáo dục.
 
Sửa lần cuối:

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Em sửa bài ạ :)

Trường trung cấp từ chối tiếp nhận người nước ngoài – “chính sách từ khi thành lập”

Sự việc được biết đến khi trường trung cấp dân lập tại thành phố Kumagaya tỉnh Saitama, chuyên đào tạo đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng, đã ghi rõ trong điều kiện tuyển sinh “Người nước ngoài không được phép nhập học”. Tỉnh đã yêu cầu thực hiện tuyển chọn công bằng, nhưng Tổ chức giáo dục điều hành các trường này không đáp ứng do “chính sách của nhà trường từ khi thành lập”. Vì quyền hạn chỉ đạo về mặt hành chính không có nên tình trạng xử lý mang tính phân biệt đối xử không đúng đắn vẫn đang tiếp tục diễn ra.

Có ba nơi từ chối tiếp nhận người nước ngoài là: trường trung cấp Đầu bếp, trường trung cấp Dinh dưỡng và trường trung cấp Bánh kẹo đều ở tỉnh Saitama, cùng do Tổ chức giáo dục tư lập học viện Konshou (hiệu trưởng Akio Imai) điều hành. Tuy quyết định người nhập học dựa vào tuyển chọn hồ sơ và phỏng vấn, nhưng trong điều kiện tuyển sinh với đối tượng nhập học vào tháng 4 năm tới đã ghi rõ “Không chấp nhận người nước ngoài nhập học. Đây là chính sách của nhà trường.”

Điều kiện nhập học mùa xuân năm trước và năm nay cũng như vậy, và khi nhận được báo cáo, tháng 1 và tháng 8 năm ngoái phòng giáo dục tỉnh đã yêu cầu Tổ chức giáo dục “tuyển chọn công bằng dựa trên năng lực và năng khiếu của chính họ” nhưng không được đáp ứng.

Về việc phỏng vấn, hiệu trưởng Imai đã nói “Tôi không trả lời phỏng vấn. Không có lý do gì cả.” “Cứ theo đúng như điều lệ tuyển sinh mà làm. Người học vẫn có thể đến trường khác mà”, tuy nhiên, theo người có liên quan về giáo dục của tỉnh thì lý do được giải thích là “Nếu học sinh lưu trú bất hợp pháp tăng lên thì nhà trường sẽ gặp rắc rối.”

Phòng giáo dục tỉnh đã trách móc Tổ chức này “Vì là trường tư nên việc tỉnh dựa trên căn cứ về mặt pháp lý để chỉ đạo rất khó khăn, tuy vậy chúng tôi không hề nghe thấy sự việc như vậy ở các trường khác. Thật là đáng tiếc”. Được chỉ định với tư cách là cơ quan đào tạo các ngành nghề như đầu bếp, Cục Y tế và Phúc lợi Kanto Shinetsu thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã cho biết “Vì không có quy định pháp luật nào về vấn đề nhập học của người nước ngoài nên chúng tôi không thể yêu cầu rõ ràng họ thay đổi được.”

Phòng giáo dục và khuyến học các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa và Thể thao cho biết “Cơ hội bình đẳng trong giáo dục mà Luật giáo dục cơ bản quy định được hiểu chung là phải được áp dụng càng nhiều càng tốt đối với cả người nước ngoài, việc phân biệt đối xử không công bằng là điều không mong muốn xảy ra.”, tuy nhiên họ cũng đề cập, “Có lẽ do bối cảnh hoặc tình huống nào đó nên không thể đánh giá một cách cụ thể riêng biệt được.”

Tổ chức giáo dục này được thành lập năm 1976. Theo tỉnh cho biết, số học sinh đang theo học tại 3 trường trung cấp (thời điểm ngày 1 tháng 5 hiện tại) là: đầu bếp 156 người, dinh dưỡng 140 người, bánh kẹo 83 người – tổng cộng 379 người.

Xung quanh vấn đề phân biệt đối xử quốc tịch, do vấn đề cổ động viên đã chăng biểu ngữ viết “chỉ người Nhật Bản” tại địa điểm tổ chức trận đấu mà tháng 3 vừa rồi đội bóng Urawa Red đang thi đấu ở giải bóng đá J-League 1 đã bị nhận hình phạt từ Liên đoàn. Trong khi con cháu của người lao động nước ngoài được sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản đang tăng lên thì phương châm giáo dục như thế này sẽ gây ra nhiều tranh cãi.

Nam thanh niên Peru từ bỏ tham vọng làm đầu bếp

“Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn này. Để trở thành một đầu bếp thì quốc tịch sao lại trở thành vấn đề chứ?” Nam thanh niên (19 tuổi) quốc tịch Peru sống tại thành phố Fukaya tỉnh Saitama đã phải từ bỏ tham vọng vào trường trung cấp Đầu bếp do Tổ chức giáo dục này điều hành. Bị buộc phải xem xét lại lộ trình học tập, anh phàn nàn “Tôi suy nghĩ buồn như thế này cũng là hi vọng tự mình cuối cùng sẽ làm được.”

Bố mẹ anh đã đến Nhật Bản từ hơn 20 năm trước. Anh được sinh ra tại thành phố Fukaya, cho đến khi học trung học thì anh vẫn học tại trường công lập tại địa phương. Từ khi đang học trung học anh đã ôm ước mơ “muốn trở thành đầu bếp món Ý” và đã nghĩ mình có thể lấy được bằng đầu bếp tại trường trung cấp gần nhà đó.

“Đây, cậu đã đọc chưa?” Mùa thu năm 2012, có trong tay điều lệ tuyển sinh anh đã đưa cho gia đình xem và chị gái đã tỏ ra nghi ngờ. Họ đã viết “Người nước ngoài không được phép nhập học.”

Anh ngẫm lại “Tôi đã nghĩ thông thường có thể học lên tiếp. Bị loại bởi quốc tịch thì đây là lần đầu tiên. Tôi đã khóc”. Giáo viên trường trung học nhận được báo cáo đã hỏi phía trường trung cấp nhưng bị từ chối “đó là chính sách từ khi mở trường” và đã báo cáo lên tỉnh.

Người thanh niên cuối cùng đã theo học tại trường trung cấp Đầu bếp tại Ikebukuro, Tokyo. Vì thay đổi lộ trình học tập nên chi phí di chuyển chồng chất, do vậy mà anh đã phải vay vốn từ quỹ tín dụng sinh viên. Mùa xuân này anh đã nhận bằng đầu bếp và tốt nghiệp, tuy nhiên, hiện nay anh đang làm việc như một nhân viên phái cử tại nhiều nhà máy sản xuất đồ điện tử gia dụng nơi có thu nhập tương đối để có thể trả nợ.

Giấc mơ đầu bếp đã lùi xa. “Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Nhật, tôi cũng đóng thuế và đang sinh sống như một cư dân của thị trấn này. Thực sự tôi muốn học nghề tại các nhà hàng ngay sau khi tốt nghiệp vậy mà...” Cảm giác đau lòng không thể xóa bỏ.
 
Top