Người Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc rất giống nhau về màu da, tướng mạo và cùng dùng chữ Hán; song hoàn cảnh địa lý, lịch sử và văn hóa khác nhau đã ươm trồng nên sự dị biệt về cách nghĩ, lối hành xử, thói quen dân tộc. Trong cuốn “Đông Á Tam quốc chí”, nhà văn TQ Kim Văn Học đã phác họa các dị biệt ấy, lý thú và khiến ta giật mình. Dưới đây là vài trích đoạn.
So sánh khoản cãi nhau
Người Nhật Bản không thạo khoản nói xấu sau lưng người khác, nhưng khi cãi nhau thì lại rất dứt điểm. Bình thường mỉm cười, không lộ tình cảm, khi đã cãi nhau thì “hạ thủ trước là mạnh”, loáng một cái cả tay lẫn chân đều sử dụng, xong ngay. “Thua !” – đối phương vừa nhận thua, kẻ thắng lập tức buông tay bỏ đi.
Trên đường phố Osaka tôi thấy hai anh say rượu cãi nhau. Chưa nói ra được lý lẽ gì thì đã lao vào nhau. Không đầy hai phút, một anh nói “Thua rồi”, anh kia hỏi “Thế hả ?” – thế là thắng thua đã quyết. Ở Nhật rất ít khi thấy cãi nhau, vì thế tôi định nán lại xem cảnh nhốn nháo một chút, thật tiếc là đã hết béng rồi.
Người Hàn Quốc (HQ) cãi nhau thú vị hơn người Nhật. Đây là nói người lớn, họ chỉ dùng miệng, hầu như chẳng choảng nhau. Thanh thiếu niên HQ bây giờ khi cãi nhau có lúc đấm đá. Người lớn cãi nhau cứ như diễn tiểu phẩm hề vậy.
Hôm ấy ngẫu nhiên gặp một đám cãi nhau trên phố Đại Điền ở Seoul; vì đang rảnh nên tôi nán lại xem. Hai ông già chẳng rõ vì sao cãi nhau, miệng vẫn ngậm điếu thuốc lá. Một ông: “Mi chẳng ra sao cả.” Ông kia: “Việc này là tại mi tuốt, đồ súc sinh.” Cứ như diễn tuồng ấy, vừa nói vừa phun nước bọt tứ tung, nhưng không động tay chân.
Bất giác dăm ba người xúm lại. “Cãi nhau gì thế ?” Người xem đông dần. Hai vị kia càng cãi nhau hăng hơn, không ai nhường ai. Sau cùng, một người từ đám đông bước ra: “Các ông cãi nhau đủ chưa ?” Vị trọng tài này vừa xuất hiện thế là đám cãi nhau chấm dứt. Xem đồng hồ: mất 1 giờ 15 phút.
Ở Trung Quốc (TQ) có nhiều người hay nói những câu khó nghe, kẻ cãi nhau cũng lắm, ngoài phố ngày nào cũng có thể thấy cãi nhau. Khi ấy có kẻ dùng miệng, có kẻ dùng tay. Trong Hán ngữ, cãi nhau là dùng miệng; đánh nhau, đánh trận là “động thủ” (dùng tay). Từ “cãi nhau” trong tiếng Nhật ứng với từ “làm ồn” của Hán ngữ. Người TQ cãi nhau mới đầu cãi miệng, càng cãi càng găng thì biến thành choảng nhau. Đến giai đoạn đả, họ vẫn tiếp tục mắng chửi nhau, tận dụng hết những câu chửi rủa trong văn hóa Hán ngữ, nước bọt bắn tứ tung, chờ cho nhiều người xem hơn. Điều lý thú là kẻ cãi nhau không để ý tới phản ứng của đối thủ mà chỉ quan tâm thái độ người xem. Tựa như diễn viên trên sân khấu, vừa nhìn khán giả vừa điều chỉnh diễn xuất. Có lúc vì để được nhiều người đồng tình, họ còn lấy đá đập vào mặt mình cho máu me bê bét. Khán giả đến sau chẳng hiểu thật hư thế nào, chỉ đồng tình với kẻ yếu.
Giả thua thiệt để được người xem đồng tình – mục đích là để thắng đối thủ. Sự cãi nhau của người TQ ẩn giấu mưu lược rất thâm. Trong các phim kungfu TQ, nhân vật chính mới đầu bị một đòn nặng, khéo léo lùi lại, vờ yếu, cuối cùng quật cho đối thủ một đòn chí mạng. Dĩ thủ vi công, thua trước thắng sau – người TQ tầm tầm cũng biết vận dụng cái mưu lược ấy vào cãi nhau, thật đúng là trí tuệ lâu đời của lịch sử.
Tóm lại, cãi nhau ở người Nhật là cuộc chiến của võ sĩ; ở người Hàn là khẩu chiến của nho sinh văn sĩ; cãi nhau ở người TQ là cuộc chiến đa tầng đầy mưu mẹo.
So sánh phụ nữ
Ta thường gọi kẻ mạnh là “cay”. Thứ gia vị tiêu biểu nhất của ba nước nói trên có thể nói rõ cái cay của phụ nữ mỗi nước: phụ nữ HQ là ớt; phụ nữ Nhật là mù tạc (mustard); phụ nữ TQ là tỏi.
Ớt HQ bên ngoài đỏ au, khiến người ta cảm thấy cay. Ăn vào, cay miệng cay họng, nhưng vào đến dạ dày thì khiến người nóng bừng bừng. Phụ nữ HQ cũng vậy, tình cảm lộ ra ngoài, mới gặp khiến người ta cảm thấy rất “mạnh” nhưng lại có cái nhiệt tình làm ấm lòng người.
Mù tạc Nhật màu xanh lá cây nhạt hay vàng nhạt, đều là thứ gia vị có gam màu ấm, rất kém bắt mắt. Nhưng vừa vào miệng thì vị cay lập tức ùa lên đầu óc. Có điều, sự kích thích ấy chỉ hạn chế ở các cơ quan bên ngoài như miệng mà thôi chứ không làm nóng bụng. Đây chính là sự hình dung tốt nhất cái “mạnh” của phụ nữ Nhật. Bề ngoài họ điềm đạm, dịu dàng – người HQ và TQ thấy họ cực kỳ dịu dàng đáng mến. Nhưng họ thiếu cái chất khiến lòng người ta cảm thấy nóng hôi hổi như ớt; là sự “thân mật không thật lòng”; cử chỉ dịu dàng thân mật song trong lòng lại ẩn giấu cái “lạnh”.
Có thể nói tỏi tổng hợp được vị cay của ớt và mù tạc, song cuối cùng cái bị kích thích vẫn là cái bụng. Ăn tỏi, bụng sẽ nóng bừng bừng và khá lâu sau vẫn còn dư vị tỏi. Gái TQ bộc lộ tình cảm ra ngoài còn hơn gái Hàn, trọng tình người hơn; đồng thời cũng như gái Nhật, bụng dạ họ khá sâu sắc. Cũng tức là nói dù phụ nữ HQ mạnh đến đâu đi nữa, trước mặt người ngoài họ vẫn còn che đậy chút ít; nhưng phụ nữ TQ thì ở đâu và bao giờ cũng muốn xả cái “mạnh” của mình ra.
Bạn gái đầu tiên của tôi là một cô TQ tốt nghiệp đại học S Bắc Kinh. Cao ráo, dáng đẹp, trí tuệ, trọng tình người, nhưng rất nóng tính, chỉ thích sai bảo người khác. Cuộc hẹn nào tôi đến muộn một chút là cô ấy gắt om lên. Và không thạo ứng xử.
Dạo ấy cô ta hay gọi tôi đến chỗ cô ăn uống. Bữa nào tôi cũng phải xới cơm lấy. Một lần tôi giơ bát ra bảo: “Xới cho anh bát nữa nào”. Cô ta lập tức không bằng lòng: “Anh không có tay hả? Xới lấy!” Tại HQ và Nhật Bản, phụ nữ xới cơm là lẽ đương nhiên, nhưng ở TQ thì thường thấy kiểu thái độ như cô bạn này.
Dù nói thế nào, sơi phải cái bợp ấy tôi muốn nhịn mà không nhịn nổi. Một lần tôi làm hỏng chút việc gì đấy, cô ta vừa mắng té tát trước mặt mọi người vừa chẳng khách sáo giơ tay lên... nhờ ơn cô, cái kính cận của tôi bị vỡ hai lần. Dĩ nhiên tôi đâu phải là loại đàn ông tốt tính ăn tát rồi mà còn nhẫn nhịn được, và thế là đành “Zai Jian (Tái kiến)” thôi.
Đối tượng yêu thứ hai là một cô người Hàn tôi quen khi du học tại Nhật Bản. Nàng tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng ở Seoul, người trông rất đáng yêu, là loại con gái khá điển hình ở HQ, có chủ kiến, bụng nghĩ gì thì miệng bô bô nói ra. Nhưng cái nết ấy khiến nàng đến với tôi nhanh mà chia tay cũng nhanh, loáng một cái “hết mưa là nắng”. Nàng không hay để bụng điều gì, rất nhiệt tình với mọi người. Có điều, đàn ông anh nào cũng sợ đàn bà có tính cách mạnh. Tôi thường hay cãi nhau với nàng vì một số chuyện, và kẻ thua bao giờ cũng là tôi. Cuối cùng tôi đành kính nhi viễn chi với cái tính hiếu thắng không bao giờ chịu nhận thua của nàng.
Cô bạn tôi thường kiên trì quan điểm bất biến của mình là “văn hóa HQ ưu tú hơn văn hóa TQ”, “người TQ không giỏi bằng người HQ”... Cô ta tùy ý phớt lờ một số sự thật lịch sử ai cũng biết, chuyên nhặt ra những chuyện đại loại như tướng Hàn này đại thắng tướng TQ nọ, rồi lại cộng thêm “kỳ tích Hán giang” gần đây nhất (tức huyền thoại phát triển kinh tế HQ), cốt sao cho TQ không thể so đọ được với HQ. Trước cái cá tính ngoan cường ấy của cô, tôi vụng đường ăn nói chỉ còn nước giơ tay đầu hàng.
Bạn gái người Nhật của tôi tốt nghiệp đại học C ở Nagoya, làm việc tại Osaka, hơi giống một ngôi sao điện ảnh nước này. Cô thật sự có cái vẻ dịu dàng, yêu kiều mà gái TQ và HQ thiếu; lúc nào cũng cười tít mắt, chưa thấy nói “Không” bao giờ.
Căn nhà tôi mới dọn đến chưa lắp điều hòa nên nóng bức khó chịu lắm. Thứ Bảy, Chủ Nhật, khi tôi tự học, em ngồi quạt cho tôi, mỗi đận quạt là mấy tiếng đồng hồ liền. Mấy lần tôi thấy không đành lòng bèn bỏ sách vở, mời nàng ra rạp chiếu bóng mát mẻ hơn. Nhưng đi lại với nhau càng lâu, tôi càng thấy mình chẳng có cách nào tiến vào thế giới nội tâm của nàng. Cái thế giới ấy của nàng không dễ lại gần như thế giới của người TQ và HQ. Tôi cho rằng với người yêu cũng cần phân biệt rõ cái “bề ngoài” và cái “thật lòng” – ý nghĩ ấy làm tôi cảm thấy ngài ngại nàng. Và thế là tôi cũng không thể không “người khôn giữ mình”, “nén đau dứt tình” vậy.
So sánh khoản nói khoác
Tôi thường xuyên đi lại ba nước Đông Á. Dựa vào cảm giác của mình, tôi thấy người Nhật nhìn chung không biết nói dối; nói dối là một đặc sản lớn của người TQ; người HQ không nói dối nhưng lại có tài ba hoa khoác lác.
Nói khoác ở người Hàn chẳng kém gì nói dối ở người TQ. Vì người HQ có biểu hiện ưa mạnh, không nắm vững “độ” thì sẽ biến thành khoác lác.
“Bầu trời Seoul chúng tôi đẹp nhất thế giới”... “Đời sống kinh tế HQ bây giờ chẳng khác gì Nhật Bản”. “Trái cây cũng là thứ ngon nhất của Đại Hàn Dân quốc”.
Hệt như mở một cuốn từ điển nói khoác ấy.
Rất nhiều gái Triều Tiên (một dân tộc thiểu số ở TQ) tin vào những lời ba hoa phét lác của HQ mà sang đấy lấy chồng; khi đến nơi mới phát hiện mình bị mắc lừa, thế là cô nào cô ấy chuồn lên Seoul kiếm ăn.
Nói dối của TQ và nói khoác của HQ đều không hợp khẩu vị người Nhật. Người Nhật chỉ lặng lẽ cười, vẻ mặt khó hiểu, khiến dân ngoại quốc rất khó chịu.
Trong mắt người HQ, sự khó chịu ấy là một trong các ấn tượng không hay về người Nhật. Một cuộc điều tra bằng phiếu hỏi tiến hành trên đường phố Seoul hồi tháng 8 năm 1997 cho thấy: hiện nay những người HQ trẻ tuổi có ấn tượng tốt hơn trước nhiều về người Nhật. Thế nhưng nét mặt làm người ta “khó chịu” ấy của người Nhật thì vẫn không hợp với tính cách người Hàn.
Các bạn lưu học sinh TQ phác họa về người Nhật Bản như sau:
“Có lẽ người Nhật đúng là dân tộc thân thiện nhất Đông Á – à không, trên toàn thế giới. Họ không biết nói dối, họ siêng năng, giữ lời hứa, đây đều là những thứ người TQ chúng ta nên học tập. Nhưng cái cười mỉm của họ lại rất khó hiểu. Anh chẳng rõ họ rốt cuộc đang nghĩ gì? Tán thành? hay phản đối? Thật khiến người ta khó xử. Chẳng là YES hay NO, cái nét mặt khiến người ta nghĩ mãi chẳng hiểu ấy thực sự làm người ta khó chịu, có lẽ đây là sự dị biệt văn hóa chăng".
So sánh về du lịch
Mấy năm trước, dư luận các nước hay chê trách các “đoàn du lịch mua xuân” của Nhật Bản tại Đông Nam Á và HQ. Trong mắt người TQ và HQ thì đàn ông Nhật là hình ảnh của kẻ “hiếu sắc”, “sâu gái (sắc quỷ)”.
HQ cũng có một loại hình du lịch mới bắt đầu thịnh hành và bị phê phán kịch liệt. Sau Thế vận Olympic 1988, kinh tế nước này phát triển như vũ bão, dấy lên cơn sốt du lịch nước ngoài, khá nhiều người Hàn ào ào kéo đến Nhật Bản, TQ và Thái Lan.
Trong cơn sốt du lịch ấy, việc người HQ tìm kiếm “thuốc cường dương” làm thiên hạ phát khiếp. Đây là “du lịch thuốc bổ” ứng với “du lịch mua xuân” của người Nhật.
Món thịt chó ở TQ gọi là “cẩu nhục thang (canh thịt chó)” khi sang đến HQ thì được dán thêm nhãn mác lịch sự là “canh tẩm bổ”, một món ăn người Hàn thích nhất. Theo tôi, ngoài vị “ngon” ra, họ thích ăn thịt chó còn vì họ coi đấy là thứ bồi bổ tinh lực. Tóm lại, đàn ông HQ theo đuổi tìm kiếm bất cứ thức ăn nào được cho là có lợi cho bồi bổ thể lực và bất cứ vật liệu nào có thể dùng làm thuốc cường tráng.
Trên đường phố và dưới ga metro ở Seoul có bán những cái cặc hươu do người dân tộc Triều Tiên từ TQ đến HQ lao động mang sang. Thứ này rất được người Hàn ưa chuộng; có dạo người ta hét giá tới 350 nghìn won một cái. Trong cơn sốt thuốc cường dương của “du lịch thuốc bổ”, người Hàn đến Thái Lan, Việt Nam và miền Nam TQ uống mật rắn, đến miền Bắc TQ chén mật gấu. Giá mật gấu và xương hổ ở TQ tăng vọt, các thứ hàng giả cũng vì thế mà ra đời.
Người TQ đi du lịch nước ngoài thường đem về nhà túi lớn túi nhỏ lắm thứ hàng, –cái gọi là “du lịch mua sắm sản phẩm nước ngoài”.
H.M. lược dịch
Nguồn: “Khoa học và văn hóa” (TQ) số 10.2006
Chú thích ảnh: phụ nữ HQ là ớt, phụ nữ Nhật là mù tạc, phụ nữ TQ là tỏi.
Kim Văn Học (Trung Quốc)
So sánh khoản cãi nhau
Người Nhật Bản không thạo khoản nói xấu sau lưng người khác, nhưng khi cãi nhau thì lại rất dứt điểm. Bình thường mỉm cười, không lộ tình cảm, khi đã cãi nhau thì “hạ thủ trước là mạnh”, loáng một cái cả tay lẫn chân đều sử dụng, xong ngay. “Thua !” – đối phương vừa nhận thua, kẻ thắng lập tức buông tay bỏ đi.
Trên đường phố Osaka tôi thấy hai anh say rượu cãi nhau. Chưa nói ra được lý lẽ gì thì đã lao vào nhau. Không đầy hai phút, một anh nói “Thua rồi”, anh kia hỏi “Thế hả ?” – thế là thắng thua đã quyết. Ở Nhật rất ít khi thấy cãi nhau, vì thế tôi định nán lại xem cảnh nhốn nháo một chút, thật tiếc là đã hết béng rồi.
Người Hàn Quốc (HQ) cãi nhau thú vị hơn người Nhật. Đây là nói người lớn, họ chỉ dùng miệng, hầu như chẳng choảng nhau. Thanh thiếu niên HQ bây giờ khi cãi nhau có lúc đấm đá. Người lớn cãi nhau cứ như diễn tiểu phẩm hề vậy.
Hôm ấy ngẫu nhiên gặp một đám cãi nhau trên phố Đại Điền ở Seoul; vì đang rảnh nên tôi nán lại xem. Hai ông già chẳng rõ vì sao cãi nhau, miệng vẫn ngậm điếu thuốc lá. Một ông: “Mi chẳng ra sao cả.” Ông kia: “Việc này là tại mi tuốt, đồ súc sinh.” Cứ như diễn tuồng ấy, vừa nói vừa phun nước bọt tứ tung, nhưng không động tay chân.
Bất giác dăm ba người xúm lại. “Cãi nhau gì thế ?” Người xem đông dần. Hai vị kia càng cãi nhau hăng hơn, không ai nhường ai. Sau cùng, một người từ đám đông bước ra: “Các ông cãi nhau đủ chưa ?” Vị trọng tài này vừa xuất hiện thế là đám cãi nhau chấm dứt. Xem đồng hồ: mất 1 giờ 15 phút.
Ở Trung Quốc (TQ) có nhiều người hay nói những câu khó nghe, kẻ cãi nhau cũng lắm, ngoài phố ngày nào cũng có thể thấy cãi nhau. Khi ấy có kẻ dùng miệng, có kẻ dùng tay. Trong Hán ngữ, cãi nhau là dùng miệng; đánh nhau, đánh trận là “động thủ” (dùng tay). Từ “cãi nhau” trong tiếng Nhật ứng với từ “làm ồn” của Hán ngữ. Người TQ cãi nhau mới đầu cãi miệng, càng cãi càng găng thì biến thành choảng nhau. Đến giai đoạn đả, họ vẫn tiếp tục mắng chửi nhau, tận dụng hết những câu chửi rủa trong văn hóa Hán ngữ, nước bọt bắn tứ tung, chờ cho nhiều người xem hơn. Điều lý thú là kẻ cãi nhau không để ý tới phản ứng của đối thủ mà chỉ quan tâm thái độ người xem. Tựa như diễn viên trên sân khấu, vừa nhìn khán giả vừa điều chỉnh diễn xuất. Có lúc vì để được nhiều người đồng tình, họ còn lấy đá đập vào mặt mình cho máu me bê bét. Khán giả đến sau chẳng hiểu thật hư thế nào, chỉ đồng tình với kẻ yếu.
Giả thua thiệt để được người xem đồng tình – mục đích là để thắng đối thủ. Sự cãi nhau của người TQ ẩn giấu mưu lược rất thâm. Trong các phim kungfu TQ, nhân vật chính mới đầu bị một đòn nặng, khéo léo lùi lại, vờ yếu, cuối cùng quật cho đối thủ một đòn chí mạng. Dĩ thủ vi công, thua trước thắng sau – người TQ tầm tầm cũng biết vận dụng cái mưu lược ấy vào cãi nhau, thật đúng là trí tuệ lâu đời của lịch sử.
Tóm lại, cãi nhau ở người Nhật là cuộc chiến của võ sĩ; ở người Hàn là khẩu chiến của nho sinh văn sĩ; cãi nhau ở người TQ là cuộc chiến đa tầng đầy mưu mẹo.
So sánh phụ nữ
Ta thường gọi kẻ mạnh là “cay”. Thứ gia vị tiêu biểu nhất của ba nước nói trên có thể nói rõ cái cay của phụ nữ mỗi nước: phụ nữ HQ là ớt; phụ nữ Nhật là mù tạc (mustard); phụ nữ TQ là tỏi.
Ớt HQ bên ngoài đỏ au, khiến người ta cảm thấy cay. Ăn vào, cay miệng cay họng, nhưng vào đến dạ dày thì khiến người nóng bừng bừng. Phụ nữ HQ cũng vậy, tình cảm lộ ra ngoài, mới gặp khiến người ta cảm thấy rất “mạnh” nhưng lại có cái nhiệt tình làm ấm lòng người.
Mù tạc Nhật màu xanh lá cây nhạt hay vàng nhạt, đều là thứ gia vị có gam màu ấm, rất kém bắt mắt. Nhưng vừa vào miệng thì vị cay lập tức ùa lên đầu óc. Có điều, sự kích thích ấy chỉ hạn chế ở các cơ quan bên ngoài như miệng mà thôi chứ không làm nóng bụng. Đây chính là sự hình dung tốt nhất cái “mạnh” của phụ nữ Nhật. Bề ngoài họ điềm đạm, dịu dàng – người HQ và TQ thấy họ cực kỳ dịu dàng đáng mến. Nhưng họ thiếu cái chất khiến lòng người ta cảm thấy nóng hôi hổi như ớt; là sự “thân mật không thật lòng”; cử chỉ dịu dàng thân mật song trong lòng lại ẩn giấu cái “lạnh”.
Có thể nói tỏi tổng hợp được vị cay của ớt và mù tạc, song cuối cùng cái bị kích thích vẫn là cái bụng. Ăn tỏi, bụng sẽ nóng bừng bừng và khá lâu sau vẫn còn dư vị tỏi. Gái TQ bộc lộ tình cảm ra ngoài còn hơn gái Hàn, trọng tình người hơn; đồng thời cũng như gái Nhật, bụng dạ họ khá sâu sắc. Cũng tức là nói dù phụ nữ HQ mạnh đến đâu đi nữa, trước mặt người ngoài họ vẫn còn che đậy chút ít; nhưng phụ nữ TQ thì ở đâu và bao giờ cũng muốn xả cái “mạnh” của mình ra.
Bạn gái đầu tiên của tôi là một cô TQ tốt nghiệp đại học S Bắc Kinh. Cao ráo, dáng đẹp, trí tuệ, trọng tình người, nhưng rất nóng tính, chỉ thích sai bảo người khác. Cuộc hẹn nào tôi đến muộn một chút là cô ấy gắt om lên. Và không thạo ứng xử.
Dạo ấy cô ta hay gọi tôi đến chỗ cô ăn uống. Bữa nào tôi cũng phải xới cơm lấy. Một lần tôi giơ bát ra bảo: “Xới cho anh bát nữa nào”. Cô ta lập tức không bằng lòng: “Anh không có tay hả? Xới lấy!” Tại HQ và Nhật Bản, phụ nữ xới cơm là lẽ đương nhiên, nhưng ở TQ thì thường thấy kiểu thái độ như cô bạn này.
Dù nói thế nào, sơi phải cái bợp ấy tôi muốn nhịn mà không nhịn nổi. Một lần tôi làm hỏng chút việc gì đấy, cô ta vừa mắng té tát trước mặt mọi người vừa chẳng khách sáo giơ tay lên... nhờ ơn cô, cái kính cận của tôi bị vỡ hai lần. Dĩ nhiên tôi đâu phải là loại đàn ông tốt tính ăn tát rồi mà còn nhẫn nhịn được, và thế là đành “Zai Jian (Tái kiến)” thôi.
Đối tượng yêu thứ hai là một cô người Hàn tôi quen khi du học tại Nhật Bản. Nàng tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng ở Seoul, người trông rất đáng yêu, là loại con gái khá điển hình ở HQ, có chủ kiến, bụng nghĩ gì thì miệng bô bô nói ra. Nhưng cái nết ấy khiến nàng đến với tôi nhanh mà chia tay cũng nhanh, loáng một cái “hết mưa là nắng”. Nàng không hay để bụng điều gì, rất nhiệt tình với mọi người. Có điều, đàn ông anh nào cũng sợ đàn bà có tính cách mạnh. Tôi thường hay cãi nhau với nàng vì một số chuyện, và kẻ thua bao giờ cũng là tôi. Cuối cùng tôi đành kính nhi viễn chi với cái tính hiếu thắng không bao giờ chịu nhận thua của nàng.
Cô bạn tôi thường kiên trì quan điểm bất biến của mình là “văn hóa HQ ưu tú hơn văn hóa TQ”, “người TQ không giỏi bằng người HQ”... Cô ta tùy ý phớt lờ một số sự thật lịch sử ai cũng biết, chuyên nhặt ra những chuyện đại loại như tướng Hàn này đại thắng tướng TQ nọ, rồi lại cộng thêm “kỳ tích Hán giang” gần đây nhất (tức huyền thoại phát triển kinh tế HQ), cốt sao cho TQ không thể so đọ được với HQ. Trước cái cá tính ngoan cường ấy của cô, tôi vụng đường ăn nói chỉ còn nước giơ tay đầu hàng.
Bạn gái người Nhật của tôi tốt nghiệp đại học C ở Nagoya, làm việc tại Osaka, hơi giống một ngôi sao điện ảnh nước này. Cô thật sự có cái vẻ dịu dàng, yêu kiều mà gái TQ và HQ thiếu; lúc nào cũng cười tít mắt, chưa thấy nói “Không” bao giờ.
Căn nhà tôi mới dọn đến chưa lắp điều hòa nên nóng bức khó chịu lắm. Thứ Bảy, Chủ Nhật, khi tôi tự học, em ngồi quạt cho tôi, mỗi đận quạt là mấy tiếng đồng hồ liền. Mấy lần tôi thấy không đành lòng bèn bỏ sách vở, mời nàng ra rạp chiếu bóng mát mẻ hơn. Nhưng đi lại với nhau càng lâu, tôi càng thấy mình chẳng có cách nào tiến vào thế giới nội tâm của nàng. Cái thế giới ấy của nàng không dễ lại gần như thế giới của người TQ và HQ. Tôi cho rằng với người yêu cũng cần phân biệt rõ cái “bề ngoài” và cái “thật lòng” – ý nghĩ ấy làm tôi cảm thấy ngài ngại nàng. Và thế là tôi cũng không thể không “người khôn giữ mình”, “nén đau dứt tình” vậy.
So sánh khoản nói khoác
Tôi thường xuyên đi lại ba nước Đông Á. Dựa vào cảm giác của mình, tôi thấy người Nhật nhìn chung không biết nói dối; nói dối là một đặc sản lớn của người TQ; người HQ không nói dối nhưng lại có tài ba hoa khoác lác.
Nói khoác ở người Hàn chẳng kém gì nói dối ở người TQ. Vì người HQ có biểu hiện ưa mạnh, không nắm vững “độ” thì sẽ biến thành khoác lác.
“Bầu trời Seoul chúng tôi đẹp nhất thế giới”... “Đời sống kinh tế HQ bây giờ chẳng khác gì Nhật Bản”. “Trái cây cũng là thứ ngon nhất của Đại Hàn Dân quốc”.
Hệt như mở một cuốn từ điển nói khoác ấy.
Rất nhiều gái Triều Tiên (một dân tộc thiểu số ở TQ) tin vào những lời ba hoa phét lác của HQ mà sang đấy lấy chồng; khi đến nơi mới phát hiện mình bị mắc lừa, thế là cô nào cô ấy chuồn lên Seoul kiếm ăn.
Nói dối của TQ và nói khoác của HQ đều không hợp khẩu vị người Nhật. Người Nhật chỉ lặng lẽ cười, vẻ mặt khó hiểu, khiến dân ngoại quốc rất khó chịu.
Trong mắt người HQ, sự khó chịu ấy là một trong các ấn tượng không hay về người Nhật. Một cuộc điều tra bằng phiếu hỏi tiến hành trên đường phố Seoul hồi tháng 8 năm 1997 cho thấy: hiện nay những người HQ trẻ tuổi có ấn tượng tốt hơn trước nhiều về người Nhật. Thế nhưng nét mặt làm người ta “khó chịu” ấy của người Nhật thì vẫn không hợp với tính cách người Hàn.
Các bạn lưu học sinh TQ phác họa về người Nhật Bản như sau:
“Có lẽ người Nhật đúng là dân tộc thân thiện nhất Đông Á – à không, trên toàn thế giới. Họ không biết nói dối, họ siêng năng, giữ lời hứa, đây đều là những thứ người TQ chúng ta nên học tập. Nhưng cái cười mỉm của họ lại rất khó hiểu. Anh chẳng rõ họ rốt cuộc đang nghĩ gì? Tán thành? hay phản đối? Thật khiến người ta khó xử. Chẳng là YES hay NO, cái nét mặt khiến người ta nghĩ mãi chẳng hiểu ấy thực sự làm người ta khó chịu, có lẽ đây là sự dị biệt văn hóa chăng".
So sánh về du lịch
Mấy năm trước, dư luận các nước hay chê trách các “đoàn du lịch mua xuân” của Nhật Bản tại Đông Nam Á và HQ. Trong mắt người TQ và HQ thì đàn ông Nhật là hình ảnh của kẻ “hiếu sắc”, “sâu gái (sắc quỷ)”.
HQ cũng có một loại hình du lịch mới bắt đầu thịnh hành và bị phê phán kịch liệt. Sau Thế vận Olympic 1988, kinh tế nước này phát triển như vũ bão, dấy lên cơn sốt du lịch nước ngoài, khá nhiều người Hàn ào ào kéo đến Nhật Bản, TQ và Thái Lan.
Trong cơn sốt du lịch ấy, việc người HQ tìm kiếm “thuốc cường dương” làm thiên hạ phát khiếp. Đây là “du lịch thuốc bổ” ứng với “du lịch mua xuân” của người Nhật.
Món thịt chó ở TQ gọi là “cẩu nhục thang (canh thịt chó)” khi sang đến HQ thì được dán thêm nhãn mác lịch sự là “canh tẩm bổ”, một món ăn người Hàn thích nhất. Theo tôi, ngoài vị “ngon” ra, họ thích ăn thịt chó còn vì họ coi đấy là thứ bồi bổ tinh lực. Tóm lại, đàn ông HQ theo đuổi tìm kiếm bất cứ thức ăn nào được cho là có lợi cho bồi bổ thể lực và bất cứ vật liệu nào có thể dùng làm thuốc cường tráng.
Trên đường phố và dưới ga metro ở Seoul có bán những cái cặc hươu do người dân tộc Triều Tiên từ TQ đến HQ lao động mang sang. Thứ này rất được người Hàn ưa chuộng; có dạo người ta hét giá tới 350 nghìn won một cái. Trong cơn sốt thuốc cường dương của “du lịch thuốc bổ”, người Hàn đến Thái Lan, Việt Nam và miền Nam TQ uống mật rắn, đến miền Bắc TQ chén mật gấu. Giá mật gấu và xương hổ ở TQ tăng vọt, các thứ hàng giả cũng vì thế mà ra đời.
Người TQ đi du lịch nước ngoài thường đem về nhà túi lớn túi nhỏ lắm thứ hàng, –cái gọi là “du lịch mua sắm sản phẩm nước ngoài”.
H.M. lược dịch
Nguồn: “Khoa học và văn hóa” (TQ) số 10.2006
Chú thích ảnh: phụ nữ HQ là ớt, phụ nữ Nhật là mù tạc, phụ nữ TQ là tỏi.
Kim Văn Học (Trung Quốc)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có thể bạn sẽ thích