Người Nhật Bản đa phần chọn mùa xuân dể tổ chức đám cưới, đặc biệt là ngày " Đại An " (taian) trong Hoàng Lịch . Ngày này những lễ đường đầy người . Ở Tokyo muốn tổ chức đám cưới phải đặt hội trường trước 6 tháng , từ lúc đính hôn đến đám cươí trung bình là chín tháng. Các kiểu đám cuới trước thần , đám cuới trước giáo hội , đám cuới trước Phật , trong đó đám cưới trước thần là nhiều nhất.
Trong đám cưới trước thần , ngoài cô dâu chú rể ra, vợ chồng nguời mai mối, người nhà , họ hàng đều tham dự . Thần Quan (shin kan) đọc lời chúc truớc thần, chú rể đọc lời thề . Sau đó cô dâu, chú rể cùng cạn "Tam Tam Cửu Độ Bối" có nghĩa là chén đại , trung, tiểu gồm 9 lần , Cuối cùng đều can chén.
Sau khi hôn lễ kết thúc thì sẽ tổ chức tiệc cưới . Ở Nhật có những lễ hội tiêc cuới chuyên dụng , các nhà hàng nói chung cũng có . Nhũng nguời dự tiệc gồm khoảng 50 nguời, bắt đầu bằng nghi thức người mai mối đọc lời chúc mừng, khách chính đọc lời chúc mừng và cắt bánh gatô cưới . Trong tiêc cưới , cô dâu sẽ thay đổi trang phục , gọi là "Sắc trực". Sau buổi tiệc , người trong họ hàng phải cảm ơn khách mời , tặng lễ vật . Cuối cùng cô dâu, chú rể đi tuần trăng mật . Chi phí tât cả khoảng 5triệu Yên . khoản này do bố mẹ hai bên cùng gồng gánh .
Giới trẻ ngày nay thường quan niệm hôn nhân là phải có tình yêu, phải trải qua một quá trình tìm hiểu kha khá mới có thể lấy nhau được. Thế nhưng ở Nhật Bản hiện giờ vẫn còn tồn tại khái niệm " miai kekkon ", nghĩa là kết hôn thông qua bà mối chứ ko phải do yêu nhau. Cha mẹ, thông qua một người trung gian, lựa chọn một người phù hợp( về lứa tuổi, ngoại hình, địa vị xã hội....)để con mình gặp mặt. 2 người này, sau buổi gặp gỡ đầu tiên nếu cảm thấy hợp thì có thể tiến xa hơn, nếu ko hợp thì thôi, cha mẹ sẽ sắp xếp một đám khác.
Trước kia, ở Nhật Bản, con trai lấy vợ là phải ở nhà vợ. Phong tục này gọi là " muko iri ". Cho đến khoảng thế kỷ thứ 13, 14, quyền lực của các Samurai bắt đầu mạnh lên, phong tục này đã chuyển thành " yome iri ", nghĩa là cô gái lấy chồng thì phải theo chồng.
Dưới thời phong kiến, cô dâu chỉ được chính thức trở thành một thành viên của gia đình nhà chồng sau khi sinh con, còn trước đó mặc dù trên danh nghĩa đã có chồng nhưng cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, và anh chồng có nhiệm vụ sang thăm vợ hàng đêm. Vào thời đó, sức lao động vẫn được coi là một yếu tố cần thiết để duy trì một gia đình. Chẳng hạn ở phía bắc vùng Tohoku có phong tục anh chồng phải ở nhà vợ để phục vụ nhà vợ một thời gian. Còn ở một số vùng khác, tuy đã lầy nhau nhưng 2 người, ai về nhà người nấy để làm việc, anh chồng chỉ được phép sang thăm vợ vào buổi tối. Còn ở đảo Izu lại có phong tục cô dâu sang lao động bên nhà chồng trong khi anh chồng thì lại ở nhà mình.
Vào thế kỷ 14, quyền lực của các võ sĩ ko chỉ hạn hẹp bên trong kinh thành Kyoto nữa mà đã lan rộng ra khắp các vùng. Hôn nhân trở thành một công cụ chính trị, ngoại giao để duy trì mối quan hệ giữa các gia tộc. Do đó hôn nhân tự nguyện và sự giao thiệp giữa những người chưa có gia đình hầu như là không có. Tất cả các cuộc hôn nhân đều là do sắp xếp, vì thế vai trò của bà mối nakado trở nên rất quan trọng ở Nhật lúc bấy giờ.
Trước lễ cưới thường có một nghi lễ rất quan trọng, ko thể thiếu là lễ Yui no ( giống như lễ ăn hỏi ở VN). Trong lễ này, cha mẹ 2 bên sẽ trao đổi với nhau các món quà: Obi ( thắt lưng ở áo kimono ) cho cô dâu, Hakama ( áo khoác ngoài của kimono ) cho chú rể. Ngoài ra còn có 9 lễ vật khác, tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn.
Ngày nay lễ cưới ở Nhật Bản có thể tổ chức theo kiểu đạo thần, đạo Phật hoặc đạo Thiên CHúa. Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ trao đổi 3 cốc rượu sake cho nhau gọi là " san san kudo " ( có nghĩa là 3 nhân 3 là 9, số 9 tượng trưng cho sự vĩnh cửu )
Mùa xuân và mùa thu là mùa cưới ở Nhật Bản. Ngày Đại An thường được chọn là ngày để tiến hành hôn lễ. Vì thế vào ngày này, các nhà hàng và khách sạn Nhật thường chật kín chỗ. Nếu muốn có được một nhà hàng ưng ý, thường người ta phải đặt trước một năm.
Khi đi dự đám cưới, người Nhật kiêng mặc đồ màu trắng vì màu trắng chỉ dành cho cô dâu. Tuy nhiên vẫn có thể mặc được màu đen. Phụ nữ đã có gia đình thường mặc quần áo màu đen hoặc tối màu.
(nguồn TTVNOL)
Trong đám cưới trước thần , ngoài cô dâu chú rể ra, vợ chồng nguời mai mối, người nhà , họ hàng đều tham dự . Thần Quan (shin kan) đọc lời chúc truớc thần, chú rể đọc lời thề . Sau đó cô dâu, chú rể cùng cạn "Tam Tam Cửu Độ Bối" có nghĩa là chén đại , trung, tiểu gồm 9 lần , Cuối cùng đều can chén.
Sau khi hôn lễ kết thúc thì sẽ tổ chức tiệc cưới . Ở Nhật có những lễ hội tiêc cuới chuyên dụng , các nhà hàng nói chung cũng có . Nhũng nguời dự tiệc gồm khoảng 50 nguời, bắt đầu bằng nghi thức người mai mối đọc lời chúc mừng, khách chính đọc lời chúc mừng và cắt bánh gatô cưới . Trong tiêc cưới , cô dâu sẽ thay đổi trang phục , gọi là "Sắc trực". Sau buổi tiệc , người trong họ hàng phải cảm ơn khách mời , tặng lễ vật . Cuối cùng cô dâu, chú rể đi tuần trăng mật . Chi phí tât cả khoảng 5triệu Yên . khoản này do bố mẹ hai bên cùng gồng gánh .
Giới trẻ ngày nay thường quan niệm hôn nhân là phải có tình yêu, phải trải qua một quá trình tìm hiểu kha khá mới có thể lấy nhau được. Thế nhưng ở Nhật Bản hiện giờ vẫn còn tồn tại khái niệm " miai kekkon ", nghĩa là kết hôn thông qua bà mối chứ ko phải do yêu nhau. Cha mẹ, thông qua một người trung gian, lựa chọn một người phù hợp( về lứa tuổi, ngoại hình, địa vị xã hội....)để con mình gặp mặt. 2 người này, sau buổi gặp gỡ đầu tiên nếu cảm thấy hợp thì có thể tiến xa hơn, nếu ko hợp thì thôi, cha mẹ sẽ sắp xếp một đám khác.
Trước kia, ở Nhật Bản, con trai lấy vợ là phải ở nhà vợ. Phong tục này gọi là " muko iri ". Cho đến khoảng thế kỷ thứ 13, 14, quyền lực của các Samurai bắt đầu mạnh lên, phong tục này đã chuyển thành " yome iri ", nghĩa là cô gái lấy chồng thì phải theo chồng.
Dưới thời phong kiến, cô dâu chỉ được chính thức trở thành một thành viên của gia đình nhà chồng sau khi sinh con, còn trước đó mặc dù trên danh nghĩa đã có chồng nhưng cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, và anh chồng có nhiệm vụ sang thăm vợ hàng đêm. Vào thời đó, sức lao động vẫn được coi là một yếu tố cần thiết để duy trì một gia đình. Chẳng hạn ở phía bắc vùng Tohoku có phong tục anh chồng phải ở nhà vợ để phục vụ nhà vợ một thời gian. Còn ở một số vùng khác, tuy đã lầy nhau nhưng 2 người, ai về nhà người nấy để làm việc, anh chồng chỉ được phép sang thăm vợ vào buổi tối. Còn ở đảo Izu lại có phong tục cô dâu sang lao động bên nhà chồng trong khi anh chồng thì lại ở nhà mình.
Vào thế kỷ 14, quyền lực của các võ sĩ ko chỉ hạn hẹp bên trong kinh thành Kyoto nữa mà đã lan rộng ra khắp các vùng. Hôn nhân trở thành một công cụ chính trị, ngoại giao để duy trì mối quan hệ giữa các gia tộc. Do đó hôn nhân tự nguyện và sự giao thiệp giữa những người chưa có gia đình hầu như là không có. Tất cả các cuộc hôn nhân đều là do sắp xếp, vì thế vai trò của bà mối nakado trở nên rất quan trọng ở Nhật lúc bấy giờ.
Trước lễ cưới thường có một nghi lễ rất quan trọng, ko thể thiếu là lễ Yui no ( giống như lễ ăn hỏi ở VN). Trong lễ này, cha mẹ 2 bên sẽ trao đổi với nhau các món quà: Obi ( thắt lưng ở áo kimono ) cho cô dâu, Hakama ( áo khoác ngoài của kimono ) cho chú rể. Ngoài ra còn có 9 lễ vật khác, tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn.
Ngày nay lễ cưới ở Nhật Bản có thể tổ chức theo kiểu đạo thần, đạo Phật hoặc đạo Thiên CHúa. Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ trao đổi 3 cốc rượu sake cho nhau gọi là " san san kudo " ( có nghĩa là 3 nhân 3 là 9, số 9 tượng trưng cho sự vĩnh cửu )
Mùa xuân và mùa thu là mùa cưới ở Nhật Bản. Ngày Đại An thường được chọn là ngày để tiến hành hôn lễ. Vì thế vào ngày này, các nhà hàng và khách sạn Nhật thường chật kín chỗ. Nếu muốn có được một nhà hàng ưng ý, thường người ta phải đặt trước một năm.
Khi đi dự đám cưới, người Nhật kiêng mặc đồ màu trắng vì màu trắng chỉ dành cho cô dâu. Tuy nhiên vẫn có thể mặc được màu đen. Phụ nữ đã có gia đình thường mặc quần áo màu đen hoặc tối màu.
(nguồn TTVNOL)
Có thể bạn sẽ thích