Noh là một trong những loại hình sân khấu lâu đời nhất của thế giới còn tồn tại đến ngày nay, kịch Nô gồm có một chủ đề, bối cảnh mang tính chất anh hùng ca, một dàn hợp xướng, một diễn biến được cách điệu hoá cao, trang phục và khung cảnh. Những diễn viên của kịch Nô (gồm toàn nam giới) là những người kể chuyện, sử dụng chính việc hiện diện và động tác của họ để đưa đến cho người xem diễn biến của câu chuyện chứ không phải là diễn kịch. Nô (Noh – có nghĩa là “tài năng” hoặc “kỹ năng”) được phát triển từ những dạng cổ của Vũ kịch và nó tách ra thành một loại hình nghệ thuật riêng vào thế kỷ 14. Năm loại chủ đề chính của kịch Nô là kami (thần linh), liên quan đến một câu chuyện linh thiêng về một ngôi đền Thần đạo, shura mono – chuyện về các võ sĩ, chiến binh, katsura mono – có một vai nữ chính, gendai mono – kịch hiện đại hoặc kyoujo mono (cuồng nữ – người đàn bà điên) với nhiều nội dung khác nhau, kiri hoặc kichiku – kể về ma quỷ và quái vật.
Trong kịch Noh, tất cả các diễn viên đều đeo mặt nạ khi diễn xuất. Mỗi một kiểu mặt nạ đều biểu lộ tính cách của từng nhân vật. Việc vẽ mặt nạ cho kịch Noh cũng được coi là một loại hình nghệ thuật tại Nhật Bản. Đặc biệt, mặt nạ của các nhân vật nữ còn được coi là biểu trưng cho vẻ đẹp lý tưởng của người phụ nữ Nhật Bản. Mặt nạ của nhân vật nữ có 4 loại : Tăng nữ,Ban Nhược,Tôn Thứ Lang, Tiểu Diện, trong đó Tiểu Diện là loại mặt nạ của nhận vật trẻ tuổi nhất, tượng trưng cho vẻ đẹp của các Đồng Nữ hoặc Trinh Nữ. Ngược lại, Tôn Thứ Lang biểu hiện vẻ mặt của một người vợ lăng loàn. Tăng Nữ là loại mặt nạ của các nữ thần, còn Ban Nhược là loại mặt nạ của các ma nữ.
(Sưu tầm)
(Sưu tầm)
Có thể bạn sẽ thích