Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi

Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi

TT - Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi là họ tên đầy đủ của một chàng trai sinh năm 1987, trú tại thôn Quảng Đại, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ở tuổi này, bạn bè cùng lứa với anh vừa học xong năm thứ nhất đại học, còn anh mới chuẩn bị vào lớp 12. Sự học chậm trễ của anh có nguyên nhân từ cái tên của chính mình

Năm 1987, ông Mai Xuân Cán - một cán bộ của UBND xã Đại Cường - sinh đứa con thứ năm và bị UBND xã này buộc phải nộp phạt sáu nghìn rưởi mới cho đăng ký khai sinh vì sinh nhiều con. Ức vì bị phạt nên khi làm giấy khai sinh cho con, ông Cán lấy luôn mức tiền phạt đó để đặt tên cho con trai mình.

Bạn bè, người thân và UBND xã ra sức khuyên can ông không nên đặt tên cho con kỳ quặc như vậy, nhưng ông Cán một mực không nghe. Trước thái độ cương quyết thái quá của ông, UBND xã Đại Cường đành phải chấp nhận đăng ký khai sinh cho con ông với cái tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi!

Ông Cán không ngờ rằng những lời cảnh báo trước đây của bạn bè, người thân và chính quyền đối với ông quả thật không sai. Cậu con trai lớn lên, khi vào học cấp II mang đến trường cái tên quá ngộ nghĩnh, bị bạn bè trêu chọc không chịu nổi phải bỏ học mất hai năm.

Thế nhưng, ông Cán vẫn không chịu xin thay đổi tên lại cho con. Vì quá ham học cùng sự động viên nhiệt tình của người thân và bạn bè nên Sáu Nghìn Rưởi đã vượt qua mặc cảm để tiếp tục đến trường cho đến hôm nay. Tuy nhiên, Sáu Nghìn Rưởi chẳng khi nào cảm thấy thoải mái trong giao tiếp với mọi người cả.

Vừa qua, nhờ người chị ruột, Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho đổi tên lại là Mai Hoàng Long, một cái tên thật đẹp như gương mặt của anh.

Chúng tôi được biết còn có một người đồng hương của Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi tên là Mai Phạt Ba Ngàn Rưởi. Trường hợp đặt tên này cũng do người cha bị UBND xã phạt ba ngàn rưởi vì đi khai sinh cho con quá muộn theo qui định.

(báo Tuổi trẻ)
 

Đính kèm

  • ImageView.jpg
    ImageView.jpg
    7.5 KB · Lượt xem: 479
Bình luận (1)

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
Khổ vì những cái tên kỳ quặc

Vũ Loạn Lạc, Vũ Thị Lạc Lang, Vũ Lang Thang là tên các con ông Vũ Tần ở huyện Chợ Mới (An Giang). Ông đặt tên con nhằm "tuyên chiến" với bố mẹ rằng: Cháu nội sẽ là những kẻ "không cội nguồn, quê quán" vì ông bà đã chối bỏ con dâu.


Một chủ đại lý gạo ở Bà Chiểu (TPHCM) có cái tên rất lãng mạn, Phan Thị Du Lam, khiến ai cũng nghĩ chị phải là tiểu thư con nhà giàu. Nhưng chị kể, khi ra đời, cha rất bất mãn, bực bội vì chị là đứa con gái thứ 5, lại quấy khóc suốt ngày. Mãi tới lúc tôi gần 7 tháng tuổi, cha mới chịu đi làm giấy khai sinh cho chị.



Chị nói, khi anh thư ký văn phòng đánh xong chữ "Phan Thị", hỏi "sao nữa", cha chị chẳng thèm suy nghĩ, nói luôn: "Nó dữ lắm, thôi, cho nó tên Dữ Lắm". Thế nhưng chẳng biết anh thư ký lười biếng bỏ dấu hay vì cái máy quá cũ mà tên chị thành "Phan Thị Du Lam". "Cha tôi giận anh ta lắm, còn tôi khi lớn lên không biết tìm anh ta ở đâu để... cảm ơn", chị Lam ngậm ngùi.



Có những ông bố không trực tiếp đặt tên cho con, nhưng lại là "cảm hứng" cho những bà mẹ sáng tạo những cái tên rất... độc. Trần Lừa, Nguyễn Thị Bỏ, Lê Bội Phản... là những cái tên ký dưới một số lá thư kể về nỗi bất hạnh không biết mặt bố.



Nguyễn Trường Hận là một học sinh lớp 9, bị cha bỏ rơi từ lúc còn nằm trong bụng mẹ. Người mẹ đi làm ăn xa, giao "thằng cu" cho bà ngoại, chẳng màng đến chuyện đặt tên con. Người cậu chọn cho cháu một cái tên để "nhớ" đến cha nó. Hận lớn lên với tuổi thơ không có bạn bè, đã côi cút lại càng thêm cô độc.



Cũng có nhiều ông bố bà mẹ "cao hứng" đặt cho con những cái tên "không đụng hàng". Cô gái Cao Thị Chót Vót, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TPHCM rất ngại khi người khác gọi tên, vì cô cao không quá 1,5m. Chị Võ Trang Kiều Diễm (phường 21, Bình Thạnh) khi về "ra mắt" bị bà mẹ chồng nguýt dài: "tên một đường, người một nẻo!". Cậu bé Trương Siêu Thông Minh lại thường kiếm cớ nghỉ học vì cô giáo than: "Thông Minh sao bị điểm kém hoài!".



Đổi tên = đổi đời!


Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Quế, giám đốc Trung tâm tư vấn và phát triển tâm lý trẻ em Nguyễn Khắc Viện, có 5 "hoàn cảnh" ra đời của những cái tên trong khai sinh. Thái độ tích cực là chọn lọc, phân tích, tra từ điển... để tìm cho con một cái tên đẹp, coi như là "tài sản" đầu tiên bố mẹ tặng cho con. Song, có những cái tên rất "mỹ miều" nhưng động cơ lại không "đẹp", khi đặt đầy kỳ vọng vào đứa con những gì mà bố mẹ không đạt được.



Bên cạnh đó, một số người sinh con sợ khó nuôi, nên cố ý đặt tên thật xấu để ma quỷ chê không phá. Cũng có gia đình đông con, coi việc đặt tên là chuyện nhỏ, đặt bừa cốt để phân biệt đứa này với đứa kia. Tiêu cực nhất là đặt tên con trong sự phẫn nộ, căm ghét người khác và cố tình "mã hoá" cảm xúc đó lên cái tên đứa trẻ.



Thạc sĩ Quế cho rằng, lúc lên 5-6 tuổi trẻ có thể nhận biết được tên mình đẹp hay không qua lời khen chê của người lớn, dù chưa hiểu hết ý nghĩa của câu chữ. Trẻ chỉ thật sự cảm nhận nỗi bất hạnh qua cái tên khi đến tuổi dậy thì. Cùng với những biến đổi tâm sinh lý của tuổi mới lớn, trẻ bắt đầu phản ứng khi không hài lòng với tên mình.



"Cái tên quá kinh dị sẽ ám ảnh trẻ, và chúng coi đó là sự cảnh báo về một tương lai u ám", bà Quế khẳng định. Bà cũng cho biết thêm, nếu nhu cầu muốn đổi tên của con là hợp lý, hoặc đã lỡ đặt cho con cái tên không đẹp, các bậc phụ huynh không nên cố chấp. Cái tên thay đổi, cuộc đời có thể thay đổi. Luật pháp ủng hộ và tạo điều kiện để con người thay đổi "nhãn hiệu" của mình.

Điều 27 của bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Cá nhân có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng thay đổi họ tên trong các trường hợp họ tên gây nhầm lẫn, phiền toái, phản cảm, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống tinh thần

Theo Ngôi sao/Phụ Nữ
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top